Logo

Bài tập trắc nghiệm Sử 7 Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu (có đáp án)

Tổng hợp bộ bài tập trắc nghiệm Sử 7 Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu (có đáp án). Nội dung bám sát kiến thức trọng tâm, là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh ôn tập hiệu quả.
5.0
1 lượt đánh giá

 

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo ngay Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu (có đáp án) được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Bộ 23 trắc nghiệm Sử Bài 1 lớp 7: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu

Câu 1: Cuối thế kỉ V, xã hội Tây Âu có biến động to lớn gì?

A. Dân số gia tăng.

B. Sự xâm nhập của người Giéc-man.

C. Công cụ sản xuất được cải tiến.

D. Kinh tế hàng hóa phát triển.

Câu 2: Việc làm nào của người Giec-man đã tác động trục tiếp đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu?

A. Tiêu diệt đế quốc Rô-ma.

B. Thành lập hàng loạt vương quốc mới.

C. Chia ruộng đất và phong tước vị cho tướng lĩnh và quý tộc người Giec-man.

D. Thành lập các thành thị trung đại.

Câu 3: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là:

A. địa chủ và nông dân

B. chủ nô và nô lệ

C. lãnh chúa và nông nô

D. tư sản và nông dân

Câu 4: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lãnh địa phong kiến?

A. Lãnh địa là trung tâm giao lưu buôn bán thời phong kiến.

B. Lãnh địa là vùng đất thuộc quyền sở hữu của các lãnh chúa phong kiến.

C. Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở châu Âu.

D. Nông nô là lao động chủ yếu trong các lãnh địa.

Câu 5: Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào?

A. Chủ nô Rô-ma

B. Quý tộc Rô-ma

C. Tướng lĩnh và quý tộc người Giec-man

D. Nông dân tự do

Câu 6: Nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào?

A. Binh lính thất bại trong chiến tranh

B. Nông dân

C. Nô lệ

D. Nông dân và nô lệ

Câu 7: Đặc điểm của nền kinh tế trong các lãnh địa phong kiến?

A. Là nền kinh tế hàng hóa.

B. Trao đổi bằng hiện vật.

C. Là nền kinh tế tự cung tự cấp.

D. Có sự trao đổi buôn bán.

Câu 8: Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là:

A. Nông dân tự do

B. Nô lệ

C. Nông nô

D. Lãnh chúa

Câu 9: Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của nông nô?

A. Nông nô là lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa.

B. Nông nô phải nộp cho lãnh chúa 1/2 sản phẩm thu được và nhiều thứ thuế khác.

C. Nông nô phải chịu sự đối xử tàn nhẫn của lãnh chúa.

D. Cũng giống như nô lệ, nông dân không có quyền xây dựng gia đình riêng.

Câu 10: Nguyên nhân hình thành các thành thị trung đại ở châu âu?

A. Sản xuất bị đình trệ.

B. Các lãnh chúa cho xây dựng các thành thị trung đại.

C. Sự ngăn cản giao lưu buôn bán của các lãnh địa.

D. Nghề thủ công phát triển nảy sinh nhu cầu trao đổi buôn bán.

Câu 11: Hai tầng lớp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu bao gồm  

A. Địa chủ và nông dân.

B. Tư sản và vô sản.

C. Chủ nô và nô lệ.

D. Lãnh chúa phong kiến và nông nô.

Câu 12: Đơn vị kinh tế chính trị cơ bản trong thời kì chế độ phong kiến phân quyền ở châu Âu là

A. Lãnh địa phong kiến

B. Trang viên phong kiến

C. Điền trang thái ấp

D. Thành thị trung đại

Câu 13: Lãnh chúa phong kiến xuất thân từ bộ phận nào trong xã hội cổ đại?  

A. Những người Giec-man giàu có.

B. Các chủ nô Rô-ma.

C. Các tướng lĩnh quân sự và quý tộc người Giéc-man.

D. Những người nông dân nhiều ruộng đất.

Câu 14: Tầng lớp nông nô trong xã hội phong kiến châu Âu xuất thân chủ yếu từ

A. Nô lệ và nông dân.

B. Nông dân bị mất ruộng đất.

C. Tù binh chiến tranh.

D. Phụ nữ và trẻ em.

Câu 15: Cư dân sống chủ yếu trong các thành thị trung đại là những bộ phận nào?  

A. Nông nô và lãnh chúa.

B. Bình dân thành thị.

C. Thợ thủ công và thương nhân.

D. Nông dân và thợ thủ công.

Câu 16: Những thợ thủ công và thương nhân châu Âu lập ra phường hội và thương 

A. Cạnh tranh công bằng.

B. Giúp đỡ nhau cùng sản xuất và buôn bán.

C. Tạo thêm công việc cho nông nô.

D. Thành lập các hội buôn lớn hơn.

Câu 17: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế  trong các lãnh địa phong kiến là  

A. Thường xuyên trao đổi, buôn bán với bên ngoài lãnh địa.

B. Nông nô được tự do sản xuất và buôn bán.

C. Phát triển các ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp.

D. Là nền kinh tế đóng kín, tự cung tự cấp.

Câu 18: Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự ra đời của thành thị trung đại? 

A. Hoạt động trao đổi buôn bán giữa các lãnh địa phát triển

B. Sự phát triển của hoạt động sản xuất

C. Chính sách khuyến khích phát triển của lãnh chúa phong kiến

D. Quan hệ trao đổi buôn bán giữa phương Đông với phương Tây được đẩy mạnh

Câu 19: Ý nào sau đây không phản ánh đúng cuộc sống của các lãnh chúa trong các lãnh địa phong kiến?  

A. Không cần phải lao động

B. Suốt ngày cưỡi ngựa hoặc tổ chức tiệc tùng

C. Đối xử tàn nhẫn với nông nô

D. Sống bình đẳng với nông nô

Câu 20: Người Giéc-man không thực hiện hành động nào sau đây khi tràn vào lãnh thổ Rôma?  

A. thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ.

B. thành lập vương quốc Phơ – răng, Ăng – glô Xắc-xông.

C. chiếm ruộng đất của người Rô-ma cũ chia cho nhau.

D. thành lập nên các thành thị trung đại.

Câu 21: Điểm khác biệt cơ bản giữa nền kinh tế trong thành thị trung đại với lãnh địa phong kiến là gì?  

A. Kinh tế hàng hóa, tự do trao đổi buôn bán

B. Nền kinh tế đóng kín, tự cung tự cấp

C. Tương đối cởi mở nhưng vẫn đặt dưới sự cai quản của lãnh chúa

D. Kinh tế tiểu nông, tự do trao đổi

Câu 22: Vì sao sự xuất hiện của các thành thị trung đại lại thúc đẩy sự xác lập chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu?  

A. Yêu cầu thống nhất thị trường dân tộc để sản xuất, buôn bán thuận lợi

B. Yêu cầu lực lượng nhân công lớn cho sản xuất

C. Yêu cầu xác lập quyền lực tầng lớp thương nhân

D. Yêu cầu xác lập vai trò của nhà vua chuyên chế

Câu 13: Vì sao có thể khẳng định “Thành thị là những bông hoa rực rỡ nhất trung đại”?  

A. Sự ra đời của thành thị là điểm sáng, tạo ra sự biến đổi mạnh mẽ của tình hình châu Âu trung đại

B. Sự ra đời của thành thị thúc đẩy sự xác lập của chế độ phong kiến tập quyền

C. Sự ra đời của thành thị thúc đẩy quan hệ giao lưu buôn bán giữa phương Tây với phương Đông

D. Sự ra đời của thành thị là nguồn động lực lớn cho sự phục hồi của nền văn minh Hi- La

Đáp án bộ 23 bài tập trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu

1.B 2.C 3.C 4. A 5.C 6.D 7.C 8.C 9.D 10.D 11.D 12.A 

13.C 14.A 15.C 16.B 17.D 18.B 19.D 20.D 21.A 22.A 23.A

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đáp án bộ 23 bài tập trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status