Logo

Bài tập trắc nghiệm Sử 7 Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV (có đáp án)

Tổng hợp bộ bài tập trắc nghiệm Sử 7 Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV (có đáp án). Nội dung bám sát kiến thức trọng tâm, là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh ôn tập hiệu quả.
4.0
2 lượt đánh giá

Mời thầy cô và các bạn học sinh tham khảo ngay Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV (có đáp án) được đội ngũ chuyên gia biên soạn ngắn gọn và đầy đủ nhất dưới đây.

Bộ 20 trắc nghiệm Sử Bài 16 lớp 7: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV

Câu 1: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân khiến nhà Trần suy yếu?

A. Nhà nước không chăm lo phát triển nông nghiệp.

B. Chiến tranh nông dân nổ ra chống lại triều đình.

C. Nhà Minh gây đưa ra các yêu sách ngang ngược, phía Nam Cham-pa gây xung đột.

D. Nhà Minh tiến hành chiến tranh xâm lược.

Câu 2: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân nào dân tới sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỉ XIV?

A. Nhà nước không quan tâm đến sản xuất nên nhiều năm bị mất mùa đói kém.

B. Vua, quan, quý tộc nhà Trần chỉ lo ăn chơi sa đọa và bóc lột nhân dân.

C. Nông dân nổi dậy để chống lại các cuộc tấn công của Cham-pa và các yêu sách ngang ngược của nhà Minh.

D. Triều đình thu tô thuế nặng nề.

Câu 3: Di tích thành nhà Hồ (Thanh Hóa) gắn với sự kiện nào?

A. Chiến tranh giữa các thế lực của quý tộc nhà Trần với lực lượng của Hồ Quý Ly.

B. Hồ Quý Ly phế truất vua Trần và lên làm vua, lập ra nhà Hồ.

C. Hồ Quý Ly thực hiện những biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

D. Nhà Minh chuẩn bị xâm lược, Hồ Quý Ly cho gấp rút xây dựng thành nhà Hồ.

Câu 4: Hồ Quý Ly có những cải cách gì về chính trị?

A. Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.

B. Phân chia lại các đơn vị hành chính trong toàn quốc và quy định công việc cụ thể của bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương.

C. Thay đổi toàn bộ các quan lại trong triều bằng những người họ hàng thân thích của mình.

D. Lược bỏ các đơn vị hành chính cấp địa phương như huyện, xã.

Câu 5: Hồ Quý Ly có những cải cách gì về kinh tế?

A. Chia lại ruộng đất cho tất cả mọi người từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt gái trai, già trẻ.

B. Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.

C. Quy định lại biểu thuế đinh tất cả những người có ruộng và không có ruộng đều phải nộp.

D. Quy định lại việc sở hữu ruộng đất của toàn dân, mỗi người chỉ được sở hữu không quá 10 mẫu, kể cả Đại vương và Trưởng công chúa.

Câu 6: Hồ Quý Ly có những cải cách gì về xã hội và văn hóa, giáo dục?

A. Ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc và quan lại. Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.

B. Giải phóng cho các nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc và quan lại. Sửa đổi cả nội dung học tập và chế độ thi cử theo nhà Minh.

C. Sửa đổi chế độ thi cử, học tập. Dịch các sách Hán ra chữ Nôm.

D. Cả A và C.

Câu 7: Nhà Hồ được thành lập năm bao nhiêu?

A. Năm 1399

B. Năm 1400

C. Năm 1406

D. Năm 1407

Câu 8: Tên gọi của nước ta dưới thờ Hồ là gì?

A. Đại Việt

B. Đại Nam

C. Đại Ngu

D. Đại Cồ Việt

Câu 9: Cải cách của Hồ Quý Ly có tác dụng như thế nào?

A. Không có tác dụng, đất nước vẫn khủng hoảng.

B. Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.

C. Đưa đất nước phát triển mạnh mẽ.

D. Không có tác dụng, tình trạng khủng hoảng ngày càng trầm trọng.

Câu 10 : Điểm hạn chế của cải cách Hồ Quý Ly là gì?

A. Thế lực của họ Trần vẫn không suy giảm.

B. Chưa có những chính sách để phát triển văn hóa, giáo dục.

C. Tình trạng phân quyền ở trung ương ngày càng rõ rệt.

D. Gia nô, nô tì chưa được giải phóng, chưa phù hợp tình hình thực tế.

Câu 11: Nét nổi bật của tình hình  kinh tế Đại Việt từ nửa sau thế kỉ XIV là  

A. Sản xuất suy sụp, mất mùa, đói kém liên miên

B. Mầm mống kinh tế hàng hóa phát triển mạnh

C. Phát triển hơn so với giai đoạn trước

D. Sản xuất ổn định

Câu 12: Năm 1400 đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì quan trọng?  

A. Trần Dụ Tông chết, Dương Nhật Lễ lên nắm quyền.

B. Nhà Hồ kháng chiến chống quân Minh.

C. Hồ Quý Ly phế truất vua Trần, lên ngôi, lập nên nhà Hồ.

D. Hồ Quý Ly thực hiện thanh trừng quý tộc Trần.

Câu 13: Hồ Quý Lý đã thực hiện chính sách gì trong lĩnh vực cải cách tài chính?  

A. Ban hành chính sách hạn điền, hạn nô.

B. Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng.

C. Hạn chế nô tì của quý tộc, quan lại, vương hầu.

D. Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.

Câu 14: Sự kiện chính trị nào càng thúc đẩy nhanh sự sụy sụp của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?  

A. Phong trào nông dân nổ ra mạnh mẽ.

B. Trần Dụ Tông chết, Dương Nhật Lễ nắm quyền.

C. Nhà nước không quan tâm đến đời sống nhân dân.

D. Nhà Minh chuẩn bị đem quân xâm lược Đại Việt.

Câu 15: Nội dung nào sau đây không phản ánh được sự khủng hoảng, suy vong của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?  

A. Kinh tế suy sụp, mất mùa đói kém liên miên.

B. Vua quan ăn chơi sa đọa, không quan tâm đến đời sống nhân dân.

C. Nhà Minh chuẩn bị đem quân xâm lược Đại Việt

D. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân, nô tì nổ ra ở khắp nơi

Câu 16: Đâu không phải lý do Hồ Quý Ly quyết định thực hiện chính sách hạn điền?  

A. Đảm bảo ruộng đất cho nông dân, ổn định tình hình xã hội

B. Làm suy yếu thế lực kinh tế của quý tộc Trần

C. Đảm bảo nguồn thu tô thuế của nhà nước

D. Đảm bảo lực lượng lao động cho sản xuất

Câu 17: Nội dung nào không phải điểm tiến bộ trong cải cách của Hồ Quý Ly?  

A. Hạn chế tập trung ruộng đất trong tay địa chủ.

B. Tăng cường quyền lực của chính quyền trung ương.

C. Đưa ra nhiều cải cách văn hóa, giáo dục tiến bộ.

D. Giải phóng nô tì và nông nô.

Câu 18: Về những cải cách của Hồ Quý Ly, nhận xét nào sau đây không chính xác?  

A. Cải cách đồng bộ, táo bạo

B. Đánh đúng vào những vấn đề cơ bản của đất nước

C. Một số chính sách chưa được thực hiện triệt để

D. Giúp Đại Việt thoát khỏi khủng hoảng và nguy cơ bị xâm lược

Câu 19: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly không thành công khi vấp phải vấn đề căn bản nào?

A. Sự uy hiếp của nhà Minh

B. Sự chống đối của quý tộc Trần

C. Lòng dân không thuận

D. Tiềm lực đất nước trống rỗng

Câu 20: Công trình nào được xây dựng từ cuối thế kỉ XIV, là điển hình của nghệ thuật xây thành Việt Nam và được công nhận là Di sản văn hóa thế giới?  

A. Kinh thành Thăng Long

B. Hoàng thành Thăng Long

C. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa)

D. Kinh thành Huế

Đáp án bộ 20 bài tập trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV

1.D 2.C 3.C 4.A 5.B 6.D 7.B 8.C 9.B 10.D

11.A 12.C 13.B 14.B 15.C 16.D 17.D 18.D 19.C 20.C

►►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Bài tập trắc nghiệm Sử 7 Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV (có đáp án) file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
4.0
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status