Logo

Bài tập trắc nghiệm Sử 7 Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập (có đáp án)

Tổng hợp bộ bài tập trắc nghiệm Sử 7 Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập (có đáp án). Nội dung bám sát kiến thức trọng tâm, là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh ôn tập hiệu quả.
2.7
3 lượt đánh giá

Mời thầy cô và các bạn học sinh tham khảo ngay Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập (có đáp án) được đội ngũ chuyên gia biên soạn ngắn gọn và đầy đủ nhất dưới đây.

Bộ 20 trắc nghiệm Sử Bài 8 lớp 7: Nước ta buổi đầu độc lập​​​​​​​

Câu 1: Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở đâu?

A. Cổ Loa

B. Hoa Lư

C. Bạch Hạc.

D. Phong Châu.

Câu 2: Vì sao Ngô Quyền không duy trì chính quyền của họ Khúc?

A. Chính quyền họ Khúc về danh nghĩa vẫn thuộc nhà Đường.

B. Ngô Quyền muốn phát triển đất nước thành một Quốc gia độc lập, thiết lập một chính quyền hoàn toàn của người Việt.

C. Ngô Quyền muốn xây dựng một chính quyền cao hơn thời họ Khúc.

D. Ngô Quyền không muốn tự nhận mình là tiết độ sứ của chính quyền phương Bắc.

Câu 3: Việc làm nào của Ngô Quyền khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc.

A. Đặt kinh đô ở Cổ Loa.

B. Bỏ chức tiết độ sứ, lên ngôi vua.

C. Đặt lại lễ nghi trong triều đình.

D. Đặt lại các chức quan trong triều đình, xóa bỏ các chức quan thời Bắc thuộc.

Câu 4: Nguyên nhân chính dẫn đến nhà Ngô suy yếu.

A. quân Nam Hán xâm lược lần 2.

B. Chiến tranh nông dân nổ ra ở nhiều nơi.

C. Do mâu thuẫn nội bộ.

D. Các thế lực cát cứ nổ lên tranh giành quyền lực.

Câu 5: "Loạn 12 sứ quân" là biến cố lịch sử xảy ra vào cuối thời:

A. Ngô.

B. Đinh.

C. Lý.

D. Trần.

Câu 6: Nguyên nhân nào dẫn tới “Loạn 12 sứ quân”?

A. Nhà Nam Hán xúi giục các thổ hào địa phương ở nước ta nổi dậy chống lại chính quyền nhà Ngô.

B. Đời sống nhân dân cực khổ nên đã nổi dậy chống lại chính quyền nhà Ngô.

C. Chính quyền trung ương nhà Ngô không đủ uy tín và sức mạnh để giữ vững chính quyền và ổn định đất nước.

D. Quân Nam Hán chuẩn bị xâm lược nước ta, 12 sứ quân nổi dậy chống lại chiến tranh xâm lược của nhà Hán.

Câu 7: Ai là người có công dẹp loạn “Mười hai sứ quân”, thống nhất đất nước?

A. Đinh Bộ Lĩnh.

B. Trần Lãm.

C. Phạm Bạch Hổ.

D. Ngô Xương Xí.

Câu 8: Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên “Loạn 12 sứ quân” vào thời gian nào?

A. Năm 966.

B. Năm 967.

C. Năm 968.

D. Năm 969.

Câu 9: Ý nào sau đây không phải nguyên nhân Đinh Bộ lĩnh dẹp loạn được 12 sứ quân?

A. Đinh Bộ Lĩnh là người có tài.

B. Được nhân dân tin tưởng, ủng hộ.

C. Có sự giúp đỡ của nghĩa quân Trần Lãm, Phạm Văn Hổ.

D. Được nhà Tống giúp đỡ.

Câu 10: Ngô Quyền mất nắm bao nhiêu?

A. Năm 944.

B. Năm 945.

C. Năm 946.

D. Năm 947.

Câu 11: Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta có chuyển biến như thế nào  

A. Nhà Đinh lên thay, tiếp tục quá trình xây dựng đất nước

B. Rơi vào tình trạng hỗn loạn “Loạn 12 sứ quân “

C. Quân Nam Hán đem quân xâm lược trở lại

D. Ngô Xương Văn nhường ngôi cho Dương Tam Kha

Câu 12: Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn xưng là  

A. Vạn Thắng vương.

B. Bắc Bình vương.

C. Bình Định vương.

D. Bố Cái Đại vương.

Câu 13: Căn cứ của nghĩa quân Đinh Bộ Lĩnh được xây dựng ở vùng nào?  

A. Cổ Loa (Hà Nội)

B. Hoa Lư (Ninh Bình)

C. Phong Châu (Phú Thọ)

D. Thuận Thành (Bắc Ninh)

Câu 14: Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “Loạn 12 sứ quân” là  

A. Hệ thống chính quyền trung ương và địa phương mục nát

B. Các cuộc tranh chấp ngôi báu, đất đai giữa các tướng lĩnh

C. Nội bộ triều đình bị phân hóa do việc chọn người kế vị

D. Nhà Tống âm mưu xâm lược, triều đình rơi vào rối loạn

Câu 15: Công lao to lớn đầu tiên của Đinh Bộ Lĩnh đối với lịch sử dân tộc là gì?  

A. Tái thiết nền độc lập dân tộc sau 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc

B. Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước

C. Tiếp tục xây dựng bộ máy nhà nước trung ương tập quyền

D. Thiết lập được quan hệ bang giao hòa hiếu với Trung Hoa

Câu 16: Mô hình nhà nước được Ngô Quyền xây dựng sau khi lên ngôi theo thể chế  

A. Dân chủ chủ nô

B. Quân chủ chuyên chế

C. Quân chủ lập hiến

D. Cộng hòa quý tộc

Câu 17: Nhận xét nào dưới đây không đúng khi đánh giá về tổ chức nhà nước thời nhà Ngô?  

A. Thể hiện ý thức độc lập tự chủ

B. Tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản, sơ khai

C. Đặt cơ sở cho sự phát triển của tổ chức bộ máy nhà nước ở giai đoạn sau

D. Tổ chức bộ máy nhà nước đã cơ bản được tổ chức chặt chẽ, hoàn thiện

Câu 18: Hành động nào sau đây của Ngô Quyền không thể hiện được ý thức xây dựng quốc gia độc lập tự chủ?

A. Lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô

B. Bãi bỏ chức tiết độ sứ, thiết lập một triều đình mới ở trung ương

C. Quy định lại các lễ nghi trong triều, trang phục của quan lại cao cấp

D. Chủ động thiết lập quan hệ bang giao với nhà Nam Hán

Câu 19: “Vào tuổi nhi đồng, vua thường cùng bọn trẻ con chăn trâu ngoài đồng. Bọn trẻ tự hiểu kiến thức không bằng vua, cùng nhau suy tôn ông làm trưởng. Phàm khi chơi đùa, thường bắt bọn chúng chéo tay làm kiệu khiêng và cầm hoa lau đi hai bên để rước như nghi trượng thiên tử.” Đoạn trích trên gợi cho anh(chị) nhớ đến nhân vật lịch sử nào?  

A. Ngô Quyền

B. Đinh Bộ Lĩnh

C. Đinh Liễn

D. Lê Hoàn

Câu 20: Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã có hành động gì?  

A. Cử người sang giảng hòa với nhà Nam Hán

B. Tiếp tục dẹp loạn 12 sứ quân.

C. Xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa

D. Lên ngôi vua và dời đô về Hoa Lư

Đáp án bộ 20 bài tập trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập

1.A 2.B 3.B 4.C 5.A 6.C 7.A 8.B 9.D 10.A 

11.B 12.A 13.B 14.B 15.B 16.B 17.D 18.D 19.B 20.C

►►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Bài tập trắc nghiệm Sử 7 Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập (có đáp án) file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.7
3 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status