Logo

Soạn văn 7 KNTT Tập 2 bài Con hổ có nghĩa trang 16

Soạn văn 7 KNTT Tập 2 bài Con hổ có nghĩa trang 16 chi tiết, dễ hiểu nhất, giúp các em học sinh hiểu và tiếp thu bài giảng đạt hiệu quả.
2.2
30 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải và trả lời câu hỏi trong bài Con hổ có nghĩa lớp 7 trang 16 Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức chính xác nhất, mời các em học sinh và phụ huynh tham khảo.

Soạn Ngữ văn lớp 7 Bài: Con hổ có nghĩa trang 16 (Kết nối tri thức)

* Nội dung chính: 

Truyện “Con hổ có nghĩa” là loại truyện hư cấu nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.

Soạn bài Con hổ có nghĩa | Hay nhất Soạn văn 7 Kết nối tri thức

* Trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 16 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Bà đỡ Trần nhận ra sự chỉ dẫn và những giọt nước mắt của hổ đực, bác tiểu chủ động uống rượu lấy can đảm để giúp hổ vượt qua khó khăn: đỡ một ca đẻ khó cho hổ cái, lấy cái xương bò hóc trong họng hổ. 

Câu 2 (trang 16 Ngữ văn lớp 7 SGK Tập 2)

- Con hổ được bà đỡ Trần giúp: vừa quỳ vừa nhìn bà (thể hiện thái độ biết ơn) - tặng khối bạc (tạ ơn bằng vật chất) – dẫn ra khỏi rừng (bảo vệ an toàn cho ân nhân) – quẫy đuôi tiễn biệt – bà đỡ đi khá xa mới gầm lớn rồi rời đi (vừa quan sát để đảm bảo sự an toàn của ân nhân, vừa thể hiện tình cảm lưu luyến, trân trọng).

- Con hổ được bác tiều giúp: nhìn khuôn mặt bác tiều (để ghi nhớ khuôn mặt ân nhân) - mang hươu đến và gầm dữ dội (tặng quà và gửi lời tri ân) - đến trước mộ, dụi đầu vào quan tài, gầm gào (đến viếng, thể hiện lòng thương mến, xót xa đối với ân nhân đã khuất) – ngày giỗ lại nhớ mang các con thú đến để ở ngoài cửa trong mấy chục năm liền (tình cảm vững bền, khắc cốt ghi tâm ơn nghĩa của ân nhân với mình).

Câu 3 (trang 16 Ngữ văn SGK lớp 7 Tập 2)

Tuy cùng là tiếng gầm (thứ ngôn ngữ của loài hổ), nhưng ở những trường hợp khác nhau thì biểu hiện và ý nghĩa của nó cũng khác nhau.

- Con hổ thứ nhất “gầm lớn”: một lời chào tới ân nhân đang ở khoảng cách khá xa (độ lớn của âm thanh cần cho khoảng cách này).

- Con hổ thứ hai “gầm gừ, gào lớn”: độ lớn của âm thanh lúc đầu là nhỏ hơn, chỉ “gầm gừ” như lời “tâm sự”, sau “gào lớn” như thể hiện nỗi đau thương trong lòng đối với ân nhân đã khuất.

Câu 4 (trang 16 SGK Ngữ văn 7 Tập 2)

- Thông điệp “có nghĩa”, nhận ơn phải biết trả ơn của tác phẩm là không khó để nhận ra. Nó thể hiện rõ đạo đức của Nho giáo nói riêng và đạo lí làm người nói chung.  

- Ngay cả những đối tượng hung tợn, đáng sợ (thậm chí là dã thú) khi nhận được sự giúp đỡ cũng còn biết ơn và trả ơn.

Câu 5 (trang 16 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2 - KNTT)

- Điểm tương đồng của hai câu chuyện:

+ Có nhân vật con hổ (một loài vật hung dữ, có thể tấn công, làm hại con người) đang trong tình huống khó khăn, cần sự giúp đỡ.

+ Sau khi được con người giúp đỡ, con hổ cũng biết đến ơn đáp nghĩa bằng cảm xúc chân thành và sâu sắc.

- Bài học chung của hai câu chuyện: phải biết tri ân, biết đền đáp những người giúp đỡ mình, làm những điều tốt đẹp cho mình (nếu ai không biết đạo lí này thì không bằng loài dã thú).

- VB sẽ bị mất đi khả năng nhấn mạnh bài học đạo lí làm người (hai câu chuyện nhận ơn và trả ơn khi so với một câu chuyện đơn lẻ sẽ có khả năng nhấn mạnh cao hơn).

- VB sẽ khiến câu chuyện “con hổ có nghĩa” là câu chuyện cá biệt. Điều đó ảnh hưởng tới nhận thức đạo lí làm người mà ai cũng cần có – nhận ơn thì phải biết trả ơn.

Câu 6 (trang 16 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

- Chi tiết cuối truyện: Nhiều năm sau, bác tiều qua đời. Lúc sắp chôn, ….mấy chục năm liền.  

- Con hổ đến viếng, thể hiện lòng thương mến, xót xa đối với ân nhân đã khuất, ngày giỗ lại nhớ mang các con thú đến để ở ngoài cửa trong mấy chục năm liền thể hiện tình cảm vững bền, khắc cốt ghi tâm ơn nghĩa của ân nhân với mình. 

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Văn 7 Bài: Con hổ có nghĩa trang 16 Tập 2 - Kết nối tri thức file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.2
30 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status