Hướng dẫn giải và trả lời câu hỏi trong bài Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống lớp 7 trang 72 Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức chính xác nhất, mời các em học sinh và phụ huynh tham khảo.
Trước ý kiến về một vấn đề đời sống được bàn luận (liên quan đến chủ đề Trải nghiệm để trưởng thành), người nghe có thể tán thành hay phản bác. Thói quen trao đổi như thế là rất cần thiết. Được tán thành, người nói sẽ thấy tự tin hơn vì những điều mình trình bày có sức thuyết phục. Gặp sự phản bác, người nói cần kiểm tra lại ý kiến của mình, biết điều chỉnh nếu thấy chưa đúng và biết cách bảo vệ nếu thấy xác đáng.
1. Trước khi nói
a. Chuẩn bị nội dung nói
- Tóm lược bài viết đã thực hiện ở phần Viết thành đề cương.
- Nắm vững vấn đề đời sống cần bàn luận và nội dung trình bày.
- Dự kiến các tình huống người nghe có thể phản bác để có phương án tiếp thu và bảo vệ ý kiến.
- Ghi nhanh 1 số lí lẽ, bằng chứng cần sử dụng.
b. Tập luyện
- Tập trình bày trước nhóm bạn hoặc người thân và lắng nghe các ý kiến nhận xét.
2. Trình bày bài nói
Khi trình bày bài nói, em cần lưu ý:
* Bài nói mẫu tham khảo:
Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là............học sinh.........trường......... Học sinh là những cánh chim non, những chủ nhân tương lai của đất nước và trong tương lai sẽ đưa đất nước phát triển đi lên sánh vai với các cường quốc năm châu. Chính vì vậy mà ngay từ bây giờ việc học tập của học sinh đang được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn chưa xác định đúng đắn được mục đích và động cơ học tập nên vẫn còn tình trạng học lệch diễn ra.
Học lệch là việc học không cân đối, không đều các môn, chú trọng môn này mà xao lãng môn khác, chỉ chú tâm đến môn mình sẽ thi đại học hay là đi theo sở thích cá nhân chứ không phải học để có kiến thức toàn diện.
Biểu hiện của việc học lệch rất rõ ràng nhận ra trong suốt quá trình học tập và qua những lần kiểm tra, thi cử. Có những bạn chỉ thích học các môn tự nhiên vì chúng không đòi hỏi phải học thuộc quá nhiều và cũng không cần ghi chép đến mức mỏi tay mà chỉ cần có một bộ não tư duy sắc bén. Hay có những bạn lại thích học các môn xã hội vì nó không khô khan như công thức toán lí hóa và chỉ cần chăm chỉ là có thể học tốt. Bên cạnh đó còn có xu hướng chuyên tâm học Ngoại ngữ mà quên đi các môn học còn lại. Vì sao vậy? Vì trong bối cảnh đất nước đang trên đà giao lưu, hội nhập có khả năng ngoại ngữ tốt là một hành trang vô cùng hữu ích cho những ai muốn nâng cao vị trí, tầm quan trọng của mình trong xã hội.
Có rất nhiều hậu quả của việc học lệch. Nhiều bạn mải học các môn tự nhiên mà không để ý đến các môn xã hội. Sau này các bạn trở thành những nhà khoa học giỏi nhưng lại thiếu kinh nghiệm sống, có những bạn tốt nghiệp bằng giỏi trường quản trị kinh doanh, nhưng do giao tiếp kém nên không xin được một công việc tốt. Hiện tượng học lệch cũng dẫn đến tư duy lệch. Các bạn học giỏi và thiên về các môn tự nhiên sẽ có ý xem thường các môn xã hội, cho đó chỉ là các môn phù phiếm, dẫn đến “thiếu cân bằng” về tư duy.
Học đều các môn là cách hiệu quả nhất để trở thành một con người toàn diện. Các bạn có thể chú trọng hơn về các môn tự nhiên, nhưng cần dành thời gian xứng đáng cho các môn xã hội. Những giá trị văn hoá, tinh thần, những vẻ đẹp của quê hương đất nước sẽ được khám phá qua việc học tập các môn xã hội. Một tâm hồn phong phú sẽ giúp bạn học tốt hơn, nạp kiến thức tốt hơn, và những kiến thức xã hội đến lượt mình sẽ giúp các bạn học tốt hơn các môn tự nhiên.
Trong trường học, các môn xã hội cần được giảng dạy một cách trực quan, sinh động để tạo hứng thú cho học sinh. Các bạn học sinh nên coi những giờ học tập môn xã hội chính là những giờ thư giãn, giúp bạn lấy lại tinh thần để học những môn tự nhiên. Có như vậy các bạn sẽ không thấy nhàm chán.
Cuối cùng, thông qua bài trao đổi này hy vọng các bạn sẽ có cái nhìn tổng quát hơn trong việc học tập để có kết quả cao hơn.
Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi rất vinh hạnh nếu được nghe chia sẻ của thầy cô và các bạn vấn đề khác mà mọi người quan tâm.
3. Sau khi nói
Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau:
Người nghe | Người nói |
Trao đổi về bài nói với tinh thần xây dựng và tôn trọng. Có thể trao đổi một số nội dung như: + Những nội dung (hoặc những điểm) còn chưa rõ trong bài trình bày. + Đóng góp chính của người nói trên vấn đề đang trao đổi. + Lí lẽ và bằng chứng mà người nói sử dụng. | Lắng nghe, phản hồi những ý kiến của người nghe với tinh thần cầu thị: + Giải thích thêm những chỗ người nghe chưa rõ. + Tiếp thu những ý kiến góp ý mà em cho là xác đáng. + Bổ sung lí lẽ, bằng chứng để bảo vệ ý kiến của mình nếu nhận thấy ý kiến đó đúng. |
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Văn 7 Bài: Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống trang 72 Tập 2 - Kết nối tri thức file PDF hoàn toàn miễn phí.