Logo

Soạn văn 7 KNTT Tập 2 bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề) trang 68

Soạn văn 7 KNTT Tập 2 bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề) trang 68 chi tiết, dễ hiểu nhất, giúp các em học sinh hiểu và tiếp thu bài giảng đạt hiệu quả.
2.8
12 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải và trả lời câu hỏi trong bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề) lớp 7 trang 68 Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức chính xác nhất, mời các em học sinh và phụ huynh tham khảo.

Soạn Ngữ văn lớp 7 Bài: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề) trang 68 (Kết nối tri thức)

Trong đời sống, trước một vấn đề, thường có những ý kiến khác nhau, trong đó có thể có ý kiến khiến ta không thể đồng tình. Biết tán thành với ý kiến đúng thì cũng cần biết phản đối ý kiến sai. Nhiều trường hợp, sự phản đối được thể hiện bằng bài văn nghị luận. Để việc phản đối có sức thuyết phục, người viết văn nghị luận cần đưa ra ý kiến rõ ràng, lí lẽ sắc bén, bằng chứng tiêu biểu, xác thực, dựa trên những tiêu chuẩn chân lí được thừa nhận rộng rãi.

* Yêu cầu đối với bài văn nghị luận thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, cách hiểu khác về một vấn đề trong đời sống:

- Nêu được vấn đề, làm rõ thực chất của vấn đề. 

- Trình bày rõ ràng ý kiến phản đối của người viết về một quan niệm, cách hiểu khác.

- Đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để chứng tỏ ý kiến phản đối là hoàn toàn có cơ sở.

* Phân tích bài viết tham khảo:  

Văn bản: Việc lớn, việc nhỏ

- Bài viết đề cập đến quan điểm mà một HS nêu ra: chỉ làm việc lớn, không thích làm việc nhỏ, vì việc nhỏ là việc vô nghĩa. Từ đó nảy sinh ý kiến cần bàn luận. Quan điểm này được nêu ở phần Mở bài.

- Người viết bày tỏ ý kiến phản đối quan điểm nêu trên của một HS (Theo tôi, câu nói đó đã bộc lộ một quan điểm thật khó chấp nhận).

- Những lí lẽ và bằng chứng nào được nêu ra để chứng tỏ sự phản đối là có căn cứ:

+ Ai cũng phải làm những việc lớn của đời mình, cho nên không vì phải giải quyết việc lớn mà trốn tránh những việc nhỏ thuộc trách nhiệm của bản thân; nếu mình không làm thì đùn đẩy việc nhỏ cho ai?; việc nhỏ không đồng nghĩa với việc vô nghĩa, có những việc tuy nhỏ mà ý nghĩa rất lớn lao,... 

+ Bằng chứng cụ thể: Ông Ni-no-mi-gia, một doanh nhân người Nhật, đã đến Hồ Gươm nhặt rác vào mỗi sáng Chủ nhật. Việc làm đầy ý nghĩa của ông đã có sức lan toả rất lớn, tác động đến nhận thức của nhiều người.

* Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn đề tài 

- Một số đề tài tham khảo: 

+ Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương. 

+ Có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình yêu thích. 

+ Tắt thiết bị điện trong Giờ Trái Đất chỉ việc làm hình thức, không có tác dụng vì chẳng tiết kiệm điện được bao nhiêu. 

+ Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó.  

b. Tìm ý  

Ví dụ: Chọn vấn đề Có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình yêu thích.

- Đánh giá chung vấn đề: bỏ qua một số môn, chỉ học những môn mình yêu thích là hiện tượng không tốt với người học. 

- Biểu hiện. 

- Tác hại. 

- Nguyên nhân. 

- Giải pháp.

c. Lập dàn ý

- Sắp xếp các ý theo một trật tự hợp lí: 

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề) | Hay nhất Soạn văn 7 Kết nối tri thức

a. Mở bài:

– Giới thiệu về vấn đề học lệch của học sinh hiện nay bỏ qua một số môn, chỉ học những môn mình yêu thích.

– Đánh giá chung: là hiện tượng không tốt với người học.

b. Thân bài:

* Giải thích:

– Đây là lối học không cân đối, không đều các môn, chú trọng quá một môn mà xao lãng môn khác

* Biểu hiện:

– Thích học các môn tự nhiên vì không phải ghi chép nhiều

– Có bạn thích học môn xã hội vì không cần tính toán nhiều

– Có người chỉ chú trọng học ngoại ngữ mà không quan tâm đến các môn khác

* Tác hại:

– Hổng kiến thức cơ bản

– Kết quả học tập thấp, gây chán nản, ảnh hưởng đến giáo dục toàn diện

– Kìm hãm vốn hiểu biết sâu rộng

* Nguyên nhân

– Chủ quan

+ Do sở thích của người học

+ Do năng khiếu của mỗi người

+ Do ngại học, ngại nghiên cứu

– Khách quan

+ Do mục đích học tập là để thi đỗ Đại học

+ Do cha mẹ định hướng

* Giải pháp

– Tuyên truyền để ai cũng nắm bắt được hết hậu quả của việc học lệch

– Kiên quyết không học lệch

– Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để thêm phần thú vị

c. Kết bài:

– Khẳng định lại vấn đề

– Liên hệ bản thân.

2. Viết bài

- Triển khai viết bài theo dàn ý đã có sẵn. 

Bài mẫu tham khảo:

Mẫu 1:

Học sinh là những cánh chim non, những chủ nhân tương lai của đất nước và trong tương lai sẽ đưa đất nước phát triển đi lên sánh vai với các cường quốc năm châu. Chính vì vậy mà ngay từ bây giờ việc học tập của học sinh đang được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn chưa xác định đúng đắn được mục đích và động cơ học tập nên vẫn còn tình trạng học lệch diễn ra.

Học lệch là việc học không cân đối, không đều các môn, chú trọng môn này mà xao lãng môn khác, chỉ chú tâm đến môn mình sẽ thi đại học hay là đi theo sở thích cá nhân chứ không phải học để có kiến thức toàn diện.

Biểu hiện của việc học lệch rất rõ ràng nhận ra trong suốt quá trình học tập và qua những lần kiểm tra, thi cử. Có những bạn chỉ thích học các môn tự nhiên vì chúng không đòi hỏi phải học thuộc quá nhiều và cũng không cần ghi chép đến mức mỏi tay mà chỉ cần có một bộ não tư duy sắc bén. Hay có những bạn lại thích học các môn xã hội vì nó không khô khan như công thức toán lí hóa và chỉ cần chăm chỉ là có thể học tốt. Bên cạnh đó còn có xu hướng chuyên tâm học Ngoại ngữ mà quên đi các môn học còn lại. Vì sao vậy? Vì trong bối cảnh đất nước đang trên đà giao lưu, hội nhập có khả năng ngoại ngữ tốt là một hành trang vô cùng hữu ích cho những ai muốn nâng cao vị trí, tầm quan trọng của mình trong xã hội.

Có rất nhiều hậu quả của việc học lệch. Nhiều bạn mải học các môn tự nhiên mà không để ý đến các môn xã hội. Sau này các bạn trở thành những nhà khoa học giỏi nhưng lại thiếu kinh nghiệm sống, có những bạn tốt nghiệp bằng giỏi trường quản trị kinh doanh, nhưng do giao tiếp kém nên không xin được một công việc tốt. Hiện tượng học lệch cũng dẫn đến tư duy lệch. Các bạn học giỏi và thiên về các môn tự nhiên sẽ có ý xem thường các môn xã hội, cho đó chỉ là các môn phù phiếm, dẫn đến “thiếu cân bằng” về tư duy.

Học đều các môn là cách hiệu quả nhất để trở thành một con người toàn diện. Các bạn có thể chú trọng hơn về các môn tự nhiên, nhưng cần dành thời gian xứng đáng cho các môn xã hội. Những giá trị văn hoá, tinh thần, những vẻ đẹp của quê hương đất nước sẽ được khám phá qua việc học tập các môn xã hội. Một tâm hồn phong phú sẽ giúp bạn học tốt hơn, nạp kiến thức tốt hơn, và những kiến thức xã hội đến lượt mình sẽ giúp các bạn học tốt hơn các môn tự nhiên.

Trong trường học, các môn xã hội cần được giảng dạy một cách trực quan, sinh động để tạo hứng thú cho học sinh. Các bạn học sinh nên coi những giờ học tập môn xã hội chính là những giờ thư giãn, giúp bạn lấy lại tinh thần để học những môn tự nhiên. Có như vậy các bạn sẽ không thấy nhàm chán.

Mẫu 2:

Học lệch là một phạm phù không phải xa lạ đối với học sinh, sinh viên thời nay. Phải chăng vấn đề này nó đã diễn ra từ nhiều năm về trước và cũng không mấy ai quan tâm, chú ý nhiều. Thời gian những năm gần đây tình trạng này nó đã trở thành trào lưu phổ biến trong giới học sinh, sinh viên và trở nên đáng báo động. Vấn đề này tuy đã được nhiều thầy cô giáo lên tiếng nhưng so với xu hướng hiện nay tình trạng này cũng chưa có gì thuyên giảm.

Học lệch thực ra chỉ là một hình thức học đối phó với thầy cô, đối phó với kỳ thi còn kiến thức hiểu biết sâu sắc về nó chắc hẳn không được đánh giá cao bởi lẽ những người học tốt, học giỏi là những người biết xâu chuỗi kiến thức trong mỗi bài học lại với nhau. Chính vì vậy, nhiều em học sinh lên tiếng rằng học tủ, làm bài tốt tại sao không tốt mà các em hoàn toàn không biết lý do của nó là gì? Tại sao bài làm của mình lại không được đánh giá cao? Câu trả lời hoàn toàn là do bài làm không có tính sáng tạo, không có tư duy tốt như những em học sinh khác.

Rất nhiều em học sinh biết trước được điều đó nhưng các em vẫn học tủ,học lệch bởi lẽ có lẽ đó là truyền thống mà các em học được từ các bậc anh chị đi trước nó đã ngấm sâu vào các thế hệ học sinh sau này hoặc chính từ một số thầy cô trực tiếp giảng dạy. Điều quan trọng hơn nữa là các em tin rằng cũng có những người học tủ, học lệch với nhưng vẫn đạt số điểm cao trong các kỳ thi lớn.

Không phải ngẫu nhiên mà người phát triển giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục lại sắp xếp, lựa chọn chương trình các môn học. Tất cả các môn học đều có lợi cho sự phát triển tri thức một cách đồng đều. Việc học lệch có thể làm lu mờ tầm quan trọng của những môn học khác. Nhưng tôi dám khẳng định với bạn rằng, chắc chắn một ngày nào đó bạn phải sử dụng đến những kiến thức mà bạn đã từng lãng quên ấy. Không cần phải xa xôi đâu cả. Ngay khi bạn học đại học, những kiến thức mà có thể bạn đã từng lãng quên ấy là hành trang không thể thiếu để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của bạn. Ngoài ra việc học lệch ôn thi lệch còn khiến cho não bộ phát triển không đồng đều. Nguyên nhân của tình trạng này có rất nhiều. Cũng có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân chủ quan là do người học không quyết tâm, cố gắng, không học đúng nghĩa của người học. Họ học không đúng nghĩa đam mê tìm tòi học hỏi với mục đích phát triển trí tuệ. Họ chỉ học bởi bố mẹ cho đi học chỉ học như một việc rất đỗi bình thường. Với thái độ học tập như vậy nên việc học đều là điều ít có thể xảy ra. Nguyên nhân khách quan là do phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa tạo được hứng thú cho học sinh. Giáo viên chưa truyền hết được nhiệt huyết của mình với môn học khiến cho học sinh không yêu, không nhiệt huyết với môn học khiến cho việc học lệch ngày càng gia tăng. Không hứng thú với môn học dù là do nguyên nhân nào đi nữa cũng là tác nhân chính gây nên hiện tượng học lệch và ôn thi lệch. Trước tình trạng này, mọi người và đặc biệt là người quan tâm đến giáo dục nước nhà luôn tìm cách để khắc phục chúng. Như cải cách, đổi mới phương pháp giảng dạy và thi cử. Khẳng định rõ vai trò và vị trí của những môn học nền tảng còn lại. Không còn đặt suy nghĩ với học sinh khái niệm môn phụ môn chính, tạo điều kiện cho học sinh học đều và toàn diện. Học lệch và ôn thi lệch cũng giống như cái cây lớn lên mà không đủ rễ. Nó vẫn có thể sống nhưng không thể phát triển khỏe mạnh như những cây khác cũng loài.

Học lệch và ôn thi lệch không thể giúp người học phát triển trí tuệ một cách toàn diện. Không đạt được điều đó, ta vẫn chưa thể đạt được mục đích thật sự của việc học hỏi. Với phương chân là phát triển toàn diện, chúng ta cần nhận rõ ý nghĩa cũng như hiểm họa mà việc học lệch gây ra. Học sinh nên cần được giáo dục nhận thức hàng ngày để hiểu rõ mình đi học để làm gì? Nhận thức được điều đó tự khắc nội dung trong chương trình học tập sẽ được học sinh tiếp thu tìm hiểu một cách khoa học nhất. Không phải chỉ có học lệch và ôn thi lệch mới có kết quả cao nhất trong học tập. Đã có rất nhiều tấm gương học đều học xuất sắc. Không cần phải đi tìm kiếm tấm gương ở đâu xa. Trong lớp học của bạn chắc chắn có không ít những bạn học đều giỏi tất cả các môn học. vậy thì tại sao những người khác lại phải chọn con đường học và ôn lệch. Thiết nghĩ điều đó là không cần thiết. Hãy để kiến thức trên trường lớp là hành trang quý báu để bạn bước vào đời.

Học lệch và ôn thi lệch là một phương pháp không hợp lý. Trái lại với học lệch và ôn thi lệch là học đồng đều với đam mê tiếp thu kiến thức một cách đầy đủ và tối ưu nhất. Như tôi đã nói ở trên, học lệch giống như cái cây sống không đủ rễ vậy. Không đủ rễ không chỉ không phát triển vượt trội mà còn dễ bị quật ngã trước bão táp sóng gió của cuộc đời. Kiến thức, tri thức không bao giờ là thừa thãi. Hãy cố gắng lấp đầy nó để tự tin bước trên con đường mình đã chọn. 

3. Chỉnh sửa bài viết

Rà soát, chỉnh sửa bài viết theo những gợi ý trong bảng sau:

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề) | Hay nhất Soạn văn 7 Kết nối tri thức

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Văn 7 Bài: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề) trang 68 Tập 2 - Kết nối tri thức file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.8
12 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status