Logo

Soạn văn 7 KNTT Tập 2 bài Phiếu học tập số 2 (Ôn tập học kì 2) trang 121

Soạn văn 7 KNTT Tập 2 bài Phiếu học tập số 2 (Ôn tập học kì 2) trang 121 chi tiết, dễ hiểu nhất, giúp các em học sinh hiểu và tiếp thu bài giảng đạt hiệu quả.
2.8
3 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải và trả lời câu hỏi trong bài Phiếu học tập số 2 (Ôn tập học kì 2) lớp 7 trang 121 Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức chính xác nhất, mời các em học sinh và phụ huynh tham khảo.

Soạn Ngữ văn lớp 7 Bài: Phiếu học tập số 2 (Ôn tập học kì 2) trang 121 (Kết nối tri thức)

1. Đọc

a. Đọc văn bản Tự chịu trách nhiệm

b. Chọn phương án đúng (làm vào vở)

Câu 1 (trang 121 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Trả lời: B

Câu 2 (trang 121 Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Trả lời: A

Thực hiện bài tập

Câu 1 (trang 122 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Soạn bài Phiếu học tập số 2 (Ôn tập học kì 2) | Hay nhất Soạn văn 7 Kết nối tri thức

Câu 2 (SGK trang 122 Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

- Phân tích cách triển khai, củng cố lí lẽ mà tác giả đã sử dụng trong đoạn 3 của văn bản:

+ Lí lẽ: Khi dám chịu trách nhiệm mới tự tin đặt mình vào vị thế chủ động, tự chủ, đầy quyền lực để hành động nhằm thay đổi hoàn cảnh hiện tại theo hướng mình mong muốn

+ Lí lẽ: Sự biện minh, đổ lỗi đồng nghĩa đặt mình vào thế bị động, yếu đuối

+ Đưa dẫn chứng: “Tiên trách kỉ, hậu trách nhân”; “Người khôn ngoan tự hỏi nguyên do lỗi lầm ở bản thân, kẻ khờ dại hỏi nguyên do ở kẻ khác”

→ Cách triển khai, củng cố lí lẽ mà tác giả đã sử dụng trong đoạn 3 của văn bản rất hợp lí, logic, rõ ràng và thuyết phục.

Câu 3 (trang 122 Ngữ văn lớp 7 Tập 2 SGK)

- Suy nghĩ của em về nhận định của tác giả: “Chỉ khi nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mới có cơ hội tự sửa mình và có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác để thiết lập những mối quan hệ tốt, hướng tới điều tốt đẹp hơn” là em đồng tình với nhận định này. Quả thật, khi ta biết tự nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân, ta mới biết ta sai ở đâu, từ đó tự sửa lỗi sai của mình. Đồng thời, ta nhận ra ta cũng có rất nhiều lúc sai sót nên mọi người cũng vậy, ta cần biết thông cảm cho lỗi lầm của mọi người. Qua đó, chúng ta sẽ hướng đến những điều tốt đẹp và những mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.

Câu 4 (trang 122 Ngữ văn lớp 7 SGK Tập 2)

- Thành ngữ, tục ngữ “Dám làm dám chịu” có nội dung liên quan một phần tới thông điệp được nêu trong văn bản.

- Vì “Dám làm dám chịu” khuyên chúng ta phải tự biết chịu trách nhiệm với việc làm của bản thân dù kết quả nó có như mong đợi hay không như mong đợi của chúng ta.

Câu 5 (trang 122  Ngữ văn SGK lớp 7 Tập 2)

- Cầu tiến: 

+ Cầu: Cần, muốn, tìm tòi

+ Tiến: Tiến lên

=> Cầu tiến: là tinh thần học hỏi cao, luôn muốn bản thân phát triển, tiến bộ hơn mức hiện tại.

- Vị thế:

+ Vị: Vị trí

+ Thế: thứ bậc

=> Vị thế: là một vị trí xã hội của một người hay một nhóm người trong kết cấu xã hội, được sắp xếp, thẩm định hay đánh giá của xã hội nơi người đó sinh sống

- Viện dẫn:

+ Viện: viện ra, đưa ra

+ Dẫn: dẫn ra

=> Viện dẫn: là đưa ra, dẫn ra để minh họa hoặc làm chỗ dựa cho lập luận.

2. Viết

Câu hỏi (trang 122 SGK Ngữ văn 7 Tập 2)

Đoạn văn tham khảo

      Con người sống trong bất kỳ thời kỳ, giai đoạn nào cũng cần rèn luyện cho mình những đức tính tốt, trong đó không thể không nói đến trách nhiệm. Vậy trách nhiệm là gì? Trách nhiệm là ý thức và hành vi luôn hoàn thành tốt và hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc giữ lời hứa, làm đúng những gì mình đã nói hoặc đã cam kết. Người có trách nhiệm luôn hoàn thành đúng thời gian và làm tốt công việc được giao; không để người khác thúc giục, nhắc nhở bạn; biết nhìn thẳng vào thực tế, nhận lỗi của bản thân và có ý thức sửa chữa, khắc phục những sai lầm đó. Từ những đặc điểm trên, tinh thần trách nhiệm giúp con người trưởng thành hơn, biết cách sắp xếp công việc, vươn lên trong cuộc sống; được người khác tin tưởng. Khi chúng ta thực hành đức tính “trách nhiệm”, chúng ta sẽ trau dồi nhiều đức tính quý báu khác. Có thể thấy, trách nhiệm là một đức tính vô cùng quan trọng, mỗi người cần rèn luyện cho mình đức tính này để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

3. Nói và nghe

Câu hỏi (trang 122 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

* Đề cương cho bài nói về vấn đề: Điều em muốn chuẩn bị cho bước đường tương lai của mình.

I. Mở bài:

- Dẫn vào vấn đề: Điều em muốn chuẩn bị cho bước đường tương lai của mình.

II. Thân bài:

- Tuổi trẻ là những người chủ tương lai của đất nước, là chủ của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển. 

- Vì là một người trẻ em sẽ:

- Cố gắng học thật tốt

- Trau dồi nhiều kĩ năng sống

- Sống tốt bụng, chan hòa, thân thiện, biết giúp đỡ người khác

- Tấm gương em noi theo: Bác Hồ, những người tài như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, … và đặc biệt là cha mẹ của em – những người thành đạt và yêu thương, chăm lo cho em rất nhiều

- Lí do em chuẩn bị những điều trên cho tương lai:

+ Vì em muốn tự mình sau này khi bước ra đời sẽ có một công việc tốt, để nuôi sống bản thân, gia đình và phụng dưỡng cho cha mẹ sau này

+ Em cũng muốn góp phần để đất nước Việt Nam ngày càng phát triển hơn nữa. 

III. Kết bài:

- Nhắc lại vấn đề

- Khẳng định: Sẽ cố gắng thực hiện như những gì mình đã nêu ra để có một sự chuẩn bị tốt nhất cho tương lai tươi đẹp.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Văn 7 Bài: Phiếu học tập số 2 (Ôn tập học kì 2) trang 121 Tập 2 - Kết nối tri thức file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.8
3 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status