Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 (hay mùng 1) tháng Giêng âm lịch trên đất nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống. Sắm đào và quất ở miền Bắc, miền Trung hay mai ở Miền Nam được coi là sự chuẩn bị không thể thiếu trong những ngày giáp Tết. Sau đó, trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, dành những lời chúc mừng tốt đẹp, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên...
Đón Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023
Tham khảo thêm:
Tết Nguyên Đán là đại lễ của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời nay, nhiều nguồn ý kiến được đưa ra về nguồn gốc và phong tục ngày Tết ở Việt Nam tuy nhiên cũng không thể phủ nhận ý nghĩa vô cùng lớn lao của nó đối với văn hóa người Việt. Tết thể hiện nét đẹp nhân văn của văn hóa cha ông ta, được thể hiện qua truyền thống uống nước nhớ nguồn – thờ cúng tổ tiên vào ngày tết, những phong tục tập quán mang bản sắc riêng, món ăn truyền thống lâu đời, bánh chưng bánh dày từ thời vua Hùng. Tất cả đều mang trong mình vẻ đẹp truyền thống vốn có con rồng cháu tiên.
Thực ra, cho đến nay, vẫn chưa có thông tin chính xác hay thời gian cụ thể xác định cho việc dân tộc ta ăn Tết từ bao giờ. Nhưng lịch sử Trung Quốc lại viết rằng, từ thế kỷ thứ nhất khi Nhâm Diên và Tích Quang – 2 vị quan nước Tàu sang nước ta thì đã truyền cho dân ta biết làm ruộng và các sinh hoạt văn hóa khác trong đó có cả Tết cổ truyền. Điều đó, hoàn toàn không đúng bởi thực tế đã chứng minh rằng: trước khi có người Trung Hoa sang đô hộ, dân tộc Việt Nam ta đã có sinh hoạt văn hóa vô cùng nề nếp và đặc sắc. Dẫn đến 2 luồng ý kiến về nguồn gốc của Tết Nguyên Đán người Việt một là bắt nguồn từ Trung Quốc trong thời gian 1000 năm Bắc thuộc và hai là nước ta đã bắt đầu đón Tết từ thời vua Hùng với sự xuất hiện của Bánh Chưng, Bánh Dày là một minh chứng.
Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ Trung Quốc
Tết Nguyên Đán Việt được cho là bắt nguồn từ văn hóa Trung Quốc
Theo nhiều cuốn sách ghi, Tết Nguyên Đán Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc từ thời kỳ 1000 năm bắc thuộc. Theo sử sách Trung Hoa có ghi chép:
Theo như lịch sử của Trung Quốc thì nguồn gốc Tết Nguyên đán đã có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và được thay đổi theo từng thời kỳ. Ví dụ như đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng Dần tức là tháng Giêng làm Tết Nguyên đán, nhà Thương lại thích màu trắng nên lấy tháng chạp (tháng Sửu) làm tháng đầu năm, nhà Chu lại ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý (tháng Mười Một) làm tháng Tết.
Đến đời nhà Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Nhưng đến đời nhà Tần (TK 3, TCN) Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi (tháng 10) làm tháng Tết. Rồi đến nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần tức là tháng Giêng. Từ đó trở đi, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn ai thay đổi về tháng Tết nữa.
Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng: ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loài Người và ngày thứ tám sinh ra ngũ cốc. Cho nên, ngày Tết thường được kể từ mùng 1 – hết mùng 7 tháng Giêng (8 ngày).
Ngày nay, cùng với người Trung Hoa, người Việt và các dân tộc khác chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc như Triều Tiên, Mông Cổ, Tây Tạng…cũng tổ chức Tết Âm lịch và nghỉ lễ chính thức.
Tuy nhiên lịch âm của Việt Nam có đôi khi khác với lịch âm của Trung Quốc, theo quy tắc Việt Nam ở múi giờ số 7 còn Trung Quốc ở múi giờ số 8. Trong khi đó, ngày bắt đầu của tháng âm lịch theo giờ quốc tế được tính từ 16 giờ trở đi. Khi tính lịch âm, Việt Nam phải cộng thêm 7 tiếng, trong khi Trung Quốc phải cộng thêm 8 tiếng. Cứ mỗi 23 năm, số giờ chênh lệch cộng dồn thành 1 ngày. Do đó, một số tháng của lịch âm Việt Nam chênh nhau 1 ngày so với Trung Quốc, hình thành lên chu kì 23 năm sẽ có 1 lần Tết Âm lịch chênh nhau.
Tham khảo thêm:
Nguồn gốc tết cổ truyền đã có từ thời vua Hùng
Từ thời Vua Hùng dân tộc Việt đã bắt đầu đón Tết Nguyên Đán
Theo như sử sách Việt Nam ghi lại, từ thời vua Hùng đã có văn hóa đón tết. Minh chứng rõ nhất cho việc này đó là sự xuất hiện của bánh chưng, bánh giày – nhờ sáng kiến của Lang Liêu – con trai thứ 18 của đời Hùng Vương thứ 6.
Từ đó, có thể thấy rằng nước Việt ta đã sớm hình thành một nền văn hóa truyền thống mang bản sắc riêng của người Việt – với những đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước, cùng những sản vật từ lúa, gạo. Gạo – sản vật chính nuôi sống con người, trong đó có gạo nếp thơm ngon nhất nên được chọn làm thành các thứ bánh dành cho việc cúng tế tổ tiên trong ngày đầu năm.
Thực ra, cho đến nay, vẫn chưa có thông tin chính xác hay thời gian cụ thể xác định cho việc dân tộc ta ăn Tết từ bao giờ. Nhưng lịch sử Trung Quốc lại viết rằng, từ thế kỷ thứ nhất khi Nhâm Diên và Tích Quang – 2 vị quan nước Tàu sang nước ta thì đã truyền cho dân ta biết làm ruộng và các sinh hoạt văn hóa khác trong đó có cả Tết cổ truyền. Điều đó, hoàn toàn không đúng bởi thực tế đã chứng minh rằng: trước khi có người Trung Hoa sang đô hộ, dân tộc Việt Nam ta đã có sinh hoạt văn hóa vô cùng nề nếp và đặc sắc.
Mùng 1 Tết Nguyên Đán là ngày Tân niên đầu tiên theo lịch âm và được coi là ngày quan trọng nhất trong toàn bộ dịp Tết.
Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 (hay mùng 1) tháng Giêng âm lịch trên toàn nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống. Sắm cây đào và cây quất ở miền Bắc, hay cây mai ở miền Trung và miền Nam được coi là sự chuẩn bị không thể thiếu trong những ngày giáp Tết. Sau đó, trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, dành những lời chúc mừng tốt đẹp, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên.
Tết cổ truyền như mang trong mình những thứ quý giá, đẹp đẽ nhất của văn hóa người Việt, thể hiện nét đẹp nhân văn trong quan niện và phong tục tập quán ngày Tết. Dù qua bao nhiêu năm, nhiều điều thay đổi nhưng những nét đẹp vẫn được lưu giữ trường tồn. Mời bạn đón đọc ý nghĩa Tết Nguyên đán được chúng tôi tổng hợp dưới đây:
Tết Nguyên Đán là ngày sum họp, đoàn viên
Cứ dịp tết đến xuân về, Con cháu dù học tập, làm việc ở bất cứ nơi đâu đều thu xếp mọi việc về với gia đình. Người ta thường nói, niềm vui đón tết được thể hiện rõ nhất vào những ngày trước tết từ 23 tháng giêng (Ngày ông táo về trời) đến đêm 30 tết. Mọi người cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, những đứa trẻ thường ngày rong chơi vào dịp này cũng túm tụm cùng ba mẹ rửa bát đũa, trang trí nhà cửa với những cành đào cành mai kèm theo ruy băng lấp lánh, đèn nhấp nháy. Cùng nhau gói bánh chưng, làm giò, bánh tét, trang trí mâm ngũ quả. Bon trẻ con được mua sắm những bộ quần áo mới đón tết. Không khí như bao trùm khắp nơi ấm áp tình người. Vào đêm 30 mọi người cùng nhau quây quần bên nồi bánh chưng cùng nhau trò chuyện những chuyện chưa có dịp kể, những dự định còn chưa thành của năm cũ, với đầy hy vọng năm mới thật nhiều may mắn gặt hái thành công. Tết đưa những thành viên trong gia đình ngày thường bận rộn không có thời gian dành cho nhau gần nhau hơn, gắn kết tình cảm, đôi khi những vết nứt như khó gắn liền giờ đây có thể chia sẻ để hàn gắn.
Tết nguyên đán là ngày hướng về cội nguồn
Xưa nay người Việt đã có truyền thống uống nước nhớ nguồn, điều đó được thể hiện rất rõ qua những phong tục dịp đầu năm. Trước khi tết đến, vào những ngày cuối năm, mọi nhà có tập tục tảo mộ để tưởng nhớ người đã khuất. Theo quan niệm người dân, khi năm mới đến mọi thứ đều phải được sửa sang mới mẻ, kể cả với những người đã mất. Nghi lễ tảo mộ được thực hiện trong khoảng từ 20 tháng chạp đến 30 Tết. Vào dịp tết lễ thờ tổ tiên, ông bà luôn có mâm ngũ quả, bánh mứt, xôi thịt thể hiện lòng kính yêu, hiếu đạo của thế hệ sau đối với thế hệ đi trước. Nó nét văn hóa nhân văn đặc trưng lâu đời của người Việt không phải dân tộc nào cũng có.
Là ngày giao hòa giữa trời đất, con người với thần linh
Ngày Tết Nguyên Đán mang ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, được xem là một ngày tốt đẹp, là thời điểm giao hòa giữa trời đất, con người với thần linh. Người ta quan niệm rằng vào những ngày này, thần linh có thể nghe thấy, thấu hiểu những mong muốn, suy nghĩ, hy vọng của con người từ đó ban cho phước lành. Do đó, vào dịp này có khá nhiều những điều kiêng kỵ để tránh bị thần linh tức giận trách phạt. Theo tín ngưỡng của dân gian có câu “Ơn trời mưa nắng phải thì”. Người nông dân còn cho đây là dịp thể hiện sự tưởng nhớ đối với các vị thần linh liên quan đến được, mất của mùa màng như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Mặt Trời…hy vọng năm sau mùa màng bội thu, no ấm đủ đầy.
Tham khảo thêm:
Tết Nguyên Đán là ngày rước tài lộc
Vào những ngày này được coi là ngày tốt đẹp, Người dân mở cửa rộng rãi đón may mắn, phước lành về nhà, là ngày ông thần Tài sẽ đến gõ cửa từng nhà để đem đến tiền tài, làm ăn may mắn, thịnh vượng, cho nên vào những ngày đầu tiên năm mới khoảng từ mùng 1 đến mùng 3 tết, người ta kiêng không quét nhà vì họ quan niệm rằng nếu quét nhà thì đồng nghĩa với ném đi tài lộc ông tài ban cho.
Tết Nguyên Đán thể hiện sự khởi đầu mới, may mắn và đầy ắp hy vọng
Với hy vọng rũ bỏ những thứ không may mắn của năm cũ, tiếp tục một khởi đầu mới với nhiều may mắn và hy vọng. Nên vào những ngày cuối năm, người ta thường dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa những vật dụng mới, ném đi những đồ cũ hỏng hóc, không dùng lại được. Người dân cho rằng đón năm mới mọi thứ đều phải được sửa sang mới mẻ, kể cả đối với người đã mất, điều này thể hiện qua tập tục tảo mộ hàng năm.
Dù qua bao năm, nhiều điều đổi thay nhưng những nét đẹp truyền thống thể hiên qua phong tục tập quán ngày tết vẫn được lưu giữ ngàn đời.
Cúng ông công, ông táo
Vào 23 tháng Chạp hàng năm, người dân chuẩn bị mâm cúng tiễn ông táo về trời
Vào 23 tháng chạp hàng năm, người Việt sẽ làm lễ cúng ông công, ông táo về trời để báo cáo thiên đình mọi việc trong nhà của gia chủ. Vào ngày này, người dân thường dọn dẹp bếp núc, mua cá vàng để tiễn ông công ông táo về trời.
Phong tục gói bánh chưng ngày tết
Bánh Chưng, Bánh Tét là những sản vật không thể thiếu trong mâm cúng ngày tết của người Việt bắt nguồn từ thời vua Hùng. Bánh Chưng hình vuông tượng trưng cho trời đất, được làm từ gạo nếp, thịt, đỗ xanh thể hiện sự no đủ, xung túc. Người Việt thường gói bánh Chưng ngày tết từ 27,28,29 tháng chạp vừa để thắp hương, lại là món quà ý nghĩa dành cho bạn bè người thân trong gia đình. Ngoài ra cũng là cơ hội người thân quây quần cùng nhau gói bánh chưng thể hiện sự đoàn tụ, sum vầy.
Phong tục lì xì ngày tết
Lì xì ngày tết cũng nét văn hóa nhân văn sâu sắc của dân tộc. Vào ngày đầu tiên của năm mới, mọi người dành cho nhau những lời chúc may mắn kèm theo những đồng tiền mới được đặt trong những phong bao lì xì đỏ rực để lấy hên đầu năm. Con cái mừng tuổi cha mẹ và sẽ được mừng tuổi ngược lại. Phong tục mừng tuổi ngày tết được lưu truyền và giữ gìn từ đời này sang đời khác không hề mai một.
Mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả đón Tết Nguyên Đán đẹp nhất
Điều không thể thiếu trên bàn thờ cúng ông bà tổ tiên ngày tết. Mỗi vùng, cách bày mâm ngũ quả tết nguyên đán và lựa chọn loại quả là khác nhau. Ở miền bắc người dân thường bày mâm ngũ quả theo thuyết ngũ hành trong văn hóa phương Đông: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ nên mâm ngũ quả phải phối theo 5 màu tương ứng: trắng, xanh, đen, đỏ, vàng.
Ở miền trung, thì không đặt nặng vấn đề lựa chọn loại quà miễn là tươi ngon để thể hiện lòng kính yêu và hiếu đạo với ông bà tổ tiên.
Ở miền Nam lại khác, Các loại hoa quả trong miền Nam khá phong phú, người dân nơi đây thường chọn 5 loại quả: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài để bày mâm ngũ quả với mong muốn "Cầu sung vừa đủ xài". Ngoài ra, mâm ngũ quả có có thêm chân đế là 3 quả dứa (trái thơm) thể hiện sự vững vàng, mong muốn con cháu đầy nhà. Đặc biệt, trên bàn thờ ở các gia đình thường bày thêm cặp dưa hấu xanh vỏ, đỏ lòng tượng trưng cho lòng trung nghĩa và trinh tiết của người phương Nam.
Ý nghĩa của mâm ngũ quả: Bạn có biết ý nghĩa của các loại quả trong mâm ngũ quả? Theo đó, mâm ngũ quả được bày trên bàn thờ gia tiên ngày Tết xuất phát từ đạo Phật với hình ảnh trái cây 5 màu. Theo quan niệm nhà Phật, 5 màu quả tượng trưng cho ngũ thiện căn bản bao gồm: Huệ căn (sáng suốt), niệm căn (ghi nhớ), định căn (tâm không loạn), tấn căn (ý chí kiên trì) và tín căn (lòng tin)
Mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc:
Đối với người dân miền Bắc, một mâm ngũ quả đẹp, đúng chuẩn phải là một mâm ngũ quả có đầy đủ các loại trái cây như: chuối xanh, bưởi, phật thủ, sung, hồng, quất cảnh, ớt, dứa,... với màu sắc rực rỡ nhưng phải hài hòa, đảm bảo đúng theo Ngũ hành:
Kim - màu trắng
Mộc - màu xanh lá
Thủy - màu đen
Hỏa - màu đỏ
Thổ - màu vàng
Chuối trong mâm ngũ quả được bày theo nải, phải là chuối xanh, tượng trưng cho sự quần tụ, sum vầy, đầm ấm. Bưởi có màu vàng, tượng trưng cho sự giàu sang, may mắn.
Cũng có một số gia đình thay bưởi bằng quả phật thủ (tác dụng lưu giữ thần, Phật và gia tiên lưu lại trong nhà lâu hơn để phù hộ cho gia chủ).
Quả quất cảnh, quả hồng hay ớt đỏ được tô điểm xung quanh mâm ngũ quả vì có màu đỏ, vàng rực rỡ, vô cùng đẹp mắt - biểu tượng cho sự may mắn, thành đạt. Còn quả dứa có mùi thơm đặc trưng, thể hiện mong ước về một năm mới an lành và nhiều phúc lộc.
Người miền Bắc thường bày mâm ngũ quả kiểu truyền thống là đặt nải chuối xanh ở dưới cùng để đỡ lấy toàn bộ các loại quả còn lại, chính giữa đặt bưởi, phật thử hoặc là mãng cầu, các loại quả khác nhau đào, hồng, quýt, táo thì đặt ở xung quanh, ở chỗ trống thì có thể xen kẻ ớt, quất.
Dải đất miền Trung thường gặp phải thiên tai, bão lũ, hạn hán quanh năm nên đất đai cũng không được màu mỡ, ít cây trái. Vì vậy, mâm ngũ quả của người miền Trung rất đơn giản, không câu nệ hình thức, có gì cúng nấy, miễn thành tâm là được.
Các loại trái cây thường thấy trong mâm ngũ quả của người miền Trung là:
Người miền Nam bày mâm ngũ quả theo mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài” ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả:
Bên cạnh đó, người miền Nam không thờ cúng một số loại trái cây có cách phát âm mang ý nghĩa không tốt như chuối (Chúi nhủi, làm ăn không phất lên được), lê (lê lết, đổ bể, dễ thất bại), cam, quýt (Quýt làm cam chịu),…
Cách trang trí mâm ngũ quả miền Nam thông dụng nhất là đặt đu đủ, dừa, xoài lên mâm trước do có hình dáng to và khá nặng để đỡ các loại trái khác rồi sau đó mới lần lượt bày những loại quả còn lại lên.
Lau dọn nhà cửa
Vào những ngày cuối năm, các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, vứt bỏ những vật dụng cũ nát không thể sử dụng bằng dụng cụ mới đón năm mới. Không chỉ đơn thuần sửa sang lại nhà cửa mà con chất chứa hy vọng ném bỏ những điều không may năm cũ, để chào đón những điều tốt đẹp, may mắn, thịnh vượng của năm mới.
Thăm mộ tổ tiên
Hay còn gọi là nghi lễ tảo mộ, thường được cử hành vào khoảng từ 20 tháng chạp đến 30 Tết để tưởng nhớ đến những người đã khuất, làm trọn đạo hiếu của con cháu. Người dân sẽ sửa sang, quét dọn mộ phần của ông bà tổ tiên.
Bài cúng tất niên, mâm cúng tất niên như thế nào đúng nhất?
Các gia đình tại Việt Nam thường làm mâm cơm thắp hương mời thần linh, gia tiên về ăn tết cùng gia đình vào chiều 30 Tết, Người dân thường chuẩn bị những món ăn tết cổ truyền như bánh chưng, dưa hành, canh bóng thả, chân giò hầm măng,canh khổ qua, thịt gà luộc, giò lụa, giò bò, giò thủ...thể hiện lòng thành kính, tri ân của mình với thần linh, gia tiên, những người đã phù hộ độ trì cho gia đình được bình an mạnh khỏe trong suốt năm qua.
Đón giao thừa
Đại gia đình quây quần đón thời khắc giao thừa
Giao thừa là thời điểm chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, là thời gian quan trọng khi đất trời giao hòa. Lễ cúng giao thừa còn được gọi là lễ trừ tịch diễn ra vào phút cuối cùng của năm với ý nghĩa đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới. Lễ cúng giao thừa được thực hiện ở ngoài trời.
Hái lộc đầu năm.
Hái lộc đầu xuân là nét đẹp truyền thống trong năm mới của người Việt. Hái lộc thường được thực hiện vào đêm giao thừa hoặc sáng sớm mùng một Tết để cầu may mắn, rước lộc vào nhà.
Phong tục xông đất ngày tết
Vị khách đầu tiên đến nhà chúc tết được gọi là gì? Người đầu tiên bước vào nhà sau thời khắc giao thừa chính người xông đất cho gia chủ. Việc lựa chọn người xông đất cho nhà rất quan trọng đối với người Việt, với những tiêu chí khắt khe như hợp tuổi, hiền lành, giàu có, may mắn và hạnh phúc với hy vọng họ mang đến những may mắn cho gia chủ một năm mới thật nhiều may mắn và thịnh vượng.
Xuất hành
Những ngày đầu năm người dân thường chọn những ngày đẹp, giờ đẹp để xuất hành đi xa với hy vọng một năm gặt hái nhiều thành công may mắn
Đi lễ chùa đầu năm
Lễ chùa đầu năm là truyền thống tâm linh của người Việt, lễ chùa không chỉ để cầu mong một năm mới bình an, hạnh phúc đến với gia đình mà còn thể hiện lòng kính yêu đối với Đức Phật, tổ tiên đã phù hộ cho gia chủ một năm đã qua.
Khu vực Bắc Bộ:
Từ ngày 16/1 đến ngày 18/1 (tức từ 25 đến 27 tháng Chạp): Có mưa vài nơi. Trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 14-17 độ, riêng khu Tây Bắc có nơi trên 18 độ; nhiệt độ thấp nhất 9-12 độ, vùng núi 6-9 độ, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ. Vùng núi cao có khả năng xảy ra mưa tuyết và băng giá.
Từ ngày 19/1 đến 23/1 (tức từ 28 tháng Chạp đến mùng 2 Tết): có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Nhiệt độ cao nhất 18-22 độ; nhiệt độ thấp nhất 12-16 độ, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ. Trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.
Từ ngày 24/1 đến ngày 26/1 (tức từ mùng 3 đến mùng 5 Tết): có mưa vài nơi. Nhiệt độ cao nhất 16-19 độ; nhiệt độ thấp nhất 12-15 độ, vùng núi cao có nơi dưới 9 độ. Trời rét.
Khu vực từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế:
Từ ngày 16/1 đến ngày 18/1 (tức từ 25 đến 27 tháng Chạp): phía Bắc có mưa vài nơi, phía Nam có mưa, mưa rào, cục bộ có mưa vừa, mưa to và dông. Trời rét; phía Bắc trời rét đậm. Phía Bắc nhiệt độ cao nhất 14-18 độ; nhiệt độ thấp nhất 11-14 độ. Phía Nam cao nhất 19-22 độ, nhiệt độ thấp nhất 15-18 độ.
Từ ngày 19/1 đến ngày 23/1 (tức từ 28 tháng Chạp đến mùng 2 Tết): phía Bắc có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, riêng ngày 23/01 có mưa rải rác; phía Nam có mưa, mưa rào rải rác. Trời rét. Nhiệt độ cao nhất 18-22 độ; nhiệt độ thấp nhất phía Bắc 14-17 độ, phía Nam 17-20 độ.
Từ ngày 24/1-26/1 (tức từ mùng 3 đến mùng 5 tết): có mưa, mưa rào rải rác. Trời rét. Nhiệt độ cao nhất phía Bắc 18-21 độ, phía Nam 20-23 độ; nhiệt độ thấp nhất phía Bắc 14-17 độ, phía Nam 17-20 độ.
Khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận:
Từ ngày 16/1 đến ngày 23/1 (tức từ ngày 25 tháng Chạp đến ngày mùng 2 Tết): có mưa rào và dông vài nơi, riêng phía Bắc từ ngày 16-18/1 có mưa, mưa rào và có nơi có dông, cục bộ có mưa to. Phía Bắc trời lạnh. Nhiệt độ cao nhất phía Bắc 24-28 độ, phía Nam 28-31 độ; nhiệt độ thấp nhất từ 20-24 độ.
Từ ngày 24/1-26/1 (tức từ mùng 3 đến mùng 5 tết): có mưa vài nơi, riêng phía Bắc có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Nhiệt độ cao nhất phía Bắc 24-27 độ, phía Nam 28-31 độ; nhiệt độ thấp nhất từ 21-24 độ.
Khu vực Tây Nguyên:
Từ ngày 16/1-26/1 (tức từ 25 tháng Chạp đến mùng 5 Tết): ít mưa, ngày nắng. Đêm và sáng trời rét. Nhiệt độ cao nhất 27-30 độ; nhiệt độ thấp nhất 17-20 độ.
5. Khu vực Nam Bộ
Từ ngày 16/1-26/1 (tức từ 25 tháng Chạp đến mùng 5 Tết): ít mưa, ngày nắng. Nhiệt độ cao nhất 31-34 độ; nhiệt độ thấp nhất 22-25 độ.
Du lịch đón Tết Quý Mão 2023 cùng bạn bè và gia đình
Bạn đang băn khoăn lựa chọn cho mình và gia đình những tour du lịch vào dịp tết sắp tới thật hấp dẫn mà đáng đồng tiền? Cùng chúng tôi tổng hợp lại những điểm đến du lịch nổi bật đầu xuân này nhé.
Được ưu ái với khí hậu nhiệt đới gió mùa, cây cối xanh tốt, cảnh quan đa dạng. Việt Nam có rất nhiều điểm đến du lịch hấp dẫn thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới, nhất vào dịp đầu xuân năm mới với thời tiết hơi lạnh, rất nhiều khu vui chơi giải trí được mở cửa đón khách du lịch.
Địa điểm chơi tết nguyên đán ở sài gòn
Vào Sài Gòn dịp tết bạn không thể quên ghé thăm những điểm đến thú vị như: Phố đi bộ Nguyễn Huệ, Công viên văn hóa Đầm Sen, Khu du lịch Suối Tiên, Cầu Ánh Sao, Công viên 23 tháng 9, Phú Mỹ Hưng, Khu du lịch Văn Thánh, Nhà thờ Đức Bà...
Địa điểm chơi tết nguyên đán ở hà nội
Vào dịp Tết Hà Nội trở nên tĩnh lặng hơn bao giờ hết, người dân trở về quê hương ăn tết chỉ còn những người gốc Hà Nội ở lại. Hà Nội cũng là lựa chọn cho những bạn muốn ngắm nhìn nét đẹp vốn có của nó khi ném đi những xô bồ thường nhật. Một số gợi ý điểm vui chơi ngày tết ở chốn kinh đô này: Hội chợ Xuân Giảng Võ, Phố đi bộ Hoàn Kiếm, Pháo hoa đêm giao thừa, Các trung tâm thương mại, Chợ Tết phố cổ Hà Nội, Hồ Hoàn Kiếm-Nhà thờ Nhà hát lớn Hà Nội, Vườn đào Nhật Tân…Thường thì vào những ngày giáp Tết Hà Nội trở nên vô cùng huyên náo, nhà nhà, người người tấp nập mua sắm đón Tết. Nó chỉ trở nên an tĩnh sau ngày 30.
Phố đi bộ tấp nập người dân dịp trước Tết
Du lịch phú quốc tết nguyên đán
Phú Quốc được mệnh danh Đảo Ngọc, hòn đảo lớn nhất Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây. Những năm gần đây, vùng đảo này đã trở thành điểm đến du lịch nổi tiếng chào đón du khắp nơi trên thế giới ghé thăm. Được ưu ái bởi khí hậu mát mẻ, dịp tết là thời điểm thích hợp để du ngoạn viên ngọc của Việt Nam này. Tuy nhiên, nếu không có người nhà ở đây tốt nhất bạn nên tham khảo một số tour du lịch của các công ty du lịch nổi tiếng như tour du lịch tết nguyên đán vietravel, tour du lịch tết nguyên đán saigontourist điểm đến là Phú Quốc. Ở đây họ sẽ lên lịch trình rõ ràng về điểm đến hấp dẫn, nơi ăn, ngủ,nghỉ giúp bạn yên tâm hơn có thể ngắm nhìn hết những vẻ đẹp của hòn đảo này.
Du lịch đà lạt dịp tết nguyên đán
Tour du lịch Đà Lạt luôn HOT vào dịp Tết Nguyên Đán qua các năm
Đà Lạt mộng mơ với khí hậu mát mẻ là điểm đến du lịch hấp dẫn thu hút hàng triệu khách mỗi năm, nhất vào dịp Tết Nguyên Đán
Với muôn vàn những cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng và lãng mạn của mùa này, Đà Lạt có thể nắm trọn trái tim của bất kỳ vị khách nào lỡ ghé ngang. Bên cạnh đó, khí hậu dễ chịu, con người thân thiện, ẩm thực phong phú, cùng hoạt động vui chơi đặc sắc…Tất cả làm nên Đà Lạt không ai có thể chối từ.
Ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn các tour du lịch khác không kém thú vị vào dịp tết như: du lịch sapa dịp tết nguyên đán, tour nha trang tết nguyên đán…
Nếu có điều kiện kinh tế tốt, một chuyến du lịch thăm quan nước bạn vào dịp Tết là lựa chọn cũng rất thú vị nhé. Một số địa điểm du lịch thường được người Việt lựa chọn cho kỳ nghỉ dài ngày này như:
Tour thái lan tết nguyên đán
Sứ sở chùa vàng là lựa chọn thú vị cho ai muốn ghé thăm những ngôi chùa cổ kính, phong cách rất riêng của sứ sở này. Với giá cả phải chăng, có rất nhiều tour du lịch thái lan được lựa chọn vào đầu năm.
Du lịch hàn quốc dịp tết nguyên đán
Du lịch Hàn Quốc dịp Tết Nguyên Đán 2023
Tầm hơn 10 triệu là bạn có thể ẵm ngay một tour du lịch Hàn Quốc với những địa điểm hấp dẫn mang đậm nét văn hóa, lịch sử xứ sở Kim Chi này rồi. Với nét văn hóa đã gần gũi với người Việt Nam nhiều năm nay, con người thân thiện, khí hậu ôn đới kèm theo cảnh quan khác lạ mang nét đặc trưng riêng. Tin chắc sẽ đem lại cảm giác hứng thú, không quên với du khách Việt.
Ngoài ra bạn cũng có thể đăng ký tour du lịch khác như: tour châu âu tết nguyên đán, du lịch singapore tết nguyên đán, du lịch trung quốc tết nguyên đán…
Một số địa điểm bắn pháo hoa nổi bật qua các năm bạn có thể tham khảo như:
Ở Hà Nội có thể kể đến như: Khu vực Hồ Gươm, Vườn hoa Lạc Long Quân, Hồ Văn Quán, Sân vận động Mỹ Đình.
Ở TP. Hồ Chí Minh không thể bỏ lỡ: Tòa nhà The Landmark 81, Khu vực hầm Thủ Thiên, Phố đi bộ Nguyễn Huệ, Công viên văn hóa Đầm Sen, Bến Bạch Đằng, Cầu Mống.
Đà nẵng tiêu biểu có: Sân thượng của khách sạn Danang Golden Bay, Các cây cầu trên sông Hàn, Đường Bạch Đằng và Trần Hưng Đạo, Du thuyền trên sông Hàn
Bên cạnh đó còn một số địa điểm ở các tỉnh thành khác có thể kể đến như: Hải Phòng, Nam Định, Cần Thơ…
Nhiều bạn hỏi lịch bắn pháo hoa tết nguyên đán các năm có khác nhau không? Câu trả lời là không nhé! Mục đích chính của việc bắn pháo hoa là đón thời khắc giao thừa nên hầu hết tại các điểm bắn lớn đều bắt đầu vào lúc kim đồng hồ chỉ 12h. Còn những điểm bắn nhỏ do người dân tự phát thì có thể bắn sớm hơn 10-15p trước giao thừa.
Tham khảo thêm:
Một số quốc gia trên thế giới cũng đón Tết theo lịch âm
Ngoài Việt Nam, trên thế giới có một số nước cũng ăn Tết âm lịch. Tiêu biểu có thể kể đến như: Trung Quốc, Hồng Kông, Campuchia, Đài Loan, Singapore, Mông Cổ, Hàn Quốc-Triều Tiên. Một số nước cùng chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa làm nên ngày tết đón năm mới với những tên gọi khác nhau, những phong tục tập quán, lễ hội trong những ngày này là khác nhau.
Tết nguyên đán ở Trung Quốc hay còn gọi là xuân tiết theo cách gọi người hoa, thường được tổ chức cùng ngày với Tết ở Việt Nam, đôi khi chênh lệch 1 ngày do múi giờ khác nhau.
Tết nguyên đán ở Singapore: Vì là một đất nước có nguồn gốc quá nửa là người Hoa, nên hơi hướng văn hóa Singapore chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Trung Quốc. Ngày Tết âm tại Singapore diễn ra gần như cùng lúc với Việt Nam (ngày 1 tháng 1 âm lịch). Một số lễ hội nổi bật gồm có Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay.
Tết cổ truyền ở hàn quốc-Triều Tiên: Cũng đón tết vào 1/1 âm lịch hàng năm tuy nhiên phong tục cổ truyền của 2 quốc gia anh em này có đôi chút khác nhau. Ví như: Món ăn truyền thống ngày Tết tại Hàn Quốc là ttok-kuk (một loại phở nước được chế từ bò hay gà), món cay kim chi và canh bánh gạo. Còn ở Triều Tiên, “cơm thuốc”, đây là món ăn quan trọng trong mâm cơm cúng tổ tiên và dùng để đãi khách vào đầu năm. Người Triều Tiên quan niệm, ăn loại cơm này vào đầu năm mới thì cả năm sẽ được sống sung túc và ngọt ngào.
Ở Thái Lan người ta đón tết cổ truyền diễn ra từ 13/4 đến 15/4 hàng năm hay còn gọi là tết cổ truyền Songkran. Lúc này phong tục té nước đầu năm diễn ra để, người trẻ sẽ té nước vào người già để tỏ lòng tôn kính. Người lớn tuổi thì mong rất hậu bối sẽ bỏ qua những lời gắt gỏng của người già hàng ngày.
Lễ hội Songkran chào đón năm mới của người Thái Lan
Nhiều độc giả cũng thắc mắc Tết Nguyên Đán tiếng anh là gì? Theo chúng tôi tìm hiểu, Tết Nguyên Đán tiếng anh là Lunar New Year.
Thay vì những câu văn có vẻ hơi khô khan, bạn có thể tặng những bức ảnh, tấm thiệp chúc tết sáng tạo, độc đáo, nhiều màu sắc, chắc hẳn sẽ giúp truyền tải tâm ý tốt hơn đó. Chúc tôi đã tiến hành sưu tập một số hình ảnh chúc tết đẹp dành cho dịp tết Quý Mão 2023 này
Mẫu ảnh chúc tết nguyên đán 2023 hay 1
Mẫu ảnh chúc tết nguyên đán 2023 hay 2
Mẫu ảnh chúc tết nguyên đán 2023 hay 3
Mẫu ảnh chúc tết nguyên đán 2023 hay 4
Mẫu ảnh chúc tết nguyên đán 2023 hay 5
Cứ mỗi dịp Tết Nguyên Đán cận kề thì một câu hỏi muôn thủa sẽ được nhắc lại: “Nên hay không việc giữ Tết cổ truyền” hoặc những đề xuất khác nhau về dịp lễ truyền thống này. Tất nhiên dưới quan điểm của mỗi cá nhân thì sẽ có khá nhiều luồng ý kiến khác nhau, bài viết này sẽ đưa ra một số nhận định theo quan điểm của hai luồng ý kiến riêng về việc nên hay không giữ Tết cổ truyền.
Quan điểm thứ nhất: Bỏ Tết cổ truyền vì...
Những ý kiến về việc bỏ Tết cổ truyền thường xuất phát từ mong muốn gộp cả tết âm lịch và tết dương lịch. Việc gộp cả hai ngày lễ lớn này nhằm mục đích để hội nhập với các nước khác và tránh lãng phí về thời gian, tiền bạc và tránh được việc giảm năng suất làm việc, lỡ thời cơ kinh doanh, giao thương với những nước không nghỉ Tết như nước ta do kỳ nghỉ tết thường kéo dài khá lâu.
Cụ thể hơn, các ý kiến bỏ Tết nguyên đán cho rằng việc nghỉ Tết gây ảnh hưởng vụ lúa đông - xuân của người nông dân dẫn đến thiệt hại kinh tế. Nghỉ Tết cũng gây gián đoạn tới việc học tập của học sinh - sinh viên. Ngoài ra, tình trạng tai nạn giao thông vào dịp tết tăng cao hoặc các tệ nạn xã hội khác cũng từ đó mà phát sinh – nói cách khác đây là thời điểm tạo điều kiện cho người dân ăn chơi, nhậu nhẹt,... Hơn nữa việc đã mừng Tết dương lịch và lại tiếp tục mừng tết âm lịch sẽ phát sinh rất nhiều chi phí cho các gia đình.
=> Tóm lại, Tết cổ truyền có ý nghĩa tinh thần nhưng quá tốn kém về thời gian và tiền bạc, lại gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Vậy nên những luồng ý kiến này không hoàn toàn sai và nếu xem xét kỹ thì không phải là không có căn cứ.
Quan điểm thứ hai: Giữ Tết cổ truyền vì...
Đối với quan điểm giữ Tết cổ truyền thì mình thấy mọi người sẽ hướng về giá trị truyền thống nhiều hơn. Theo đó Tết cổ truyền chứa đựng tinh hoa, bản sắc dân tộc Việt, bỏ Tết cổ truyền là bỏ toàn bộ phần lễ, các trò chơi dân gian, sinh hoạt văn hóa, tinh thần. Điều đó đồng nghĩa chúng ta bỏ và đánh mất đi một bảo tàng lịch sử văn hóa của dân tộc. Tết là dịp đoàn viên, sum vầy - là dịp để gia đình đoàn tụ đầm ấm bên nhau. Tết đem lại cho mỗi người một cảm giác ấm áp, bởi đó không chỉ là ngày lễ mà còn là ý niệm, cảm xúc trong tim.
Mặc khác, vào dịp Tết cổ truyền, sức mua hàng hóa của người dân nước ta tăng một cách một cách mạnh mẽ, có thể thấy đây là dịp để mọi người trang trí, mua sắm thêm cho gia đình và người thân của mình. Trên thực tế, trước đây ngày lễ tết dương lịch thì người dân nước ta không thường tổ chức ăn mừng, trong những năm gần đây vì hội nhập thì ngày lễ trên chỉ đơn thuần là một dịp mừng năm mới – các hoạt động sinh hoạt hầu như không có gì thay đổi. Nếu quyết định sáp nhập hai ngày lễ lớn này lại, những hoạt động đã thành truyền thống như nấu bánh chưng, bánh dày, đi lễ đầu năm liệu sẽ còn được duy trì?
Nói tóm lại mỗi quan điểm đưa ra đều có lý lẽ riêng của mình, tuy nhiên vấn đề bỏ hay không bỏ Tết cổ truyền không chỉ đưa lý lẽ ra là đủ, nó còn liên quan đến văn hóa của dân tộc đã có từ đời vua Hùng. Suy cho cùng Có thể ngày lễ tết đã mất dần giá trị truyền thống, thế nhưng gần như đã từ rất lâu trong tiềm thức của dân tộc ta, Tết cổ truyền là ngày mọi người sum họp, đoàn tụ và mình tin chắc rằng đối với những người xa quê hương, họ cũng mong lắm một ngày được về nhà ăn Tết với gia đình!
Vào đầu năm mới cụ thể là các ngày: mùng 1, mùng 2 và mùng 3 có một điều nên làm và không nên làm để tránh tai ương và cầu một năm gặp nhiều may mắn, thuận buồm xuôi gió, rước lộc về nhà. Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp một số quy tắc cha ông ta để lại, mời các bạn tham khảo.
Trong điển tích Tố Nữ Kinh, một tác phẩm nổi tiếng từ Trung Quốc vào 2000 năm trước đây, kiêng kị chuyện vợ chồng ngày mùng 1 được đề cập đến. Từ đó về sau, trong quan niệm dân gian Trung lẫn Việt đều truyền miệng nội dung này, cấm kị quan hệ vợ chồng trong ngày mùng 1 Tết. Ngoài ra, các cặp vợ chồng còn không được quan hệ trong các ngày khác là rằm, ngày cuối tháng âm lịch.
Người xưa quan niệm rằng, những ngày âm lịch này nếu quan hệ vợ chồng, người trong cuộc sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải, hao tổn nguyên khí, tổn thọ, không may mắn. Hơn nữa, nếu quan hệ dẫn đến thụ thai trong các ngày này, con cái sinh ra sẽ không khỏe mạnh, kém thông minh.
Một số người xưa còn giải thích thêm, trong mùng 1 và những ngày đầu năm, quan hệ vợ chồng sẽ làm mọi người hấp thu các luồng khí xấu, gặp vận xui, kém may mắn. Ngoài ra, những ngày đầu năm âm lịch, theo quan niệm của người Việt, ông bà tổ tiên sẽ quay trở về để thăm gia đình, con cháu. Vì vậy mà vào ngày mùng 1 - 2 - 3 Tết, mọi người không nên quan hệ vợ chồng để tránh ông bà khiển trách.
Cộng đồng người Việt có nhiều dân tộc khác nhau, mỗi sắc dân lại có những phong tục tập quán riêng. Có nhiều sắc dân cùng kiêng gội đầu ngày mùng 1 Tết, mùng 2 Tết. Nhiều lý giải được đưa ra cho tập tục này, chẳng hạn:
Không gội đầu, tắm rửa trong ngày 1 Tết để tránh hao mòn thần tướng, rửa trôi mất kiến thức, may mắn và tài năng của năm cũ. Như vậy người đó trong năm mới sẽ phải tích lũy những điều trên lại từ đầu nên sẽ rất vất vả và khó nhọc.
Tuy nhiên, đây là tập tục đã khá lâu đời và ngày nay không còn phổ biến như trước kia nữa. Nhiều gia đình vẫn giữ tập tục không gội đầu trong ngày mùng 1 Tết. Nhưng nhiều gia đình khác đã thoáng hơn, vẫn tắm gội bình thường.
Bởi lẽ, tắm là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong quá trình vệ sinh cá nhân, không chỉ là giữ cơ thể sạch sẽ, tắm còn có tác dụng lớn trong việc duy trì và đảm bảo sức khỏe. Chính vì vậy, để đảm bảo lợi ích cho sức khỏe, hiện nay có rất nhiều gia đình vẫn tắm vào ngày 1 tết, cả năm đó họ vẫn làm ăn phát đạt, không gặp tai ương gì. Chính vì thế để tăng cường tối đa lợi ích sức khỏe cho sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo, người dân nên tắm 1 lần/ngày.
Theo quan niệm dân gian từ xưa, mặc màu gì đem lại phúc lộc, may mắn vào ngày đầu năm mới còn phụ thuộc vào người mặc thuộc mệnh gì?
Mệnh Kim:
Theo phong thủy, màu vàng là màu phù hợp nhất dành cho người mệnh Kim. Màu trắng là màu bản mệnh cũng là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Hãy chọn những bộ trang phục có tone màu vàng hoặc trắn vào mùng 1 hay dịp Tết nhé. May mắn sẽ theo bạn cả năm dài.
Mệnh Mộc:
Với hy vọng cả năm đem đến nhiều thuận lợi, người mệnh Mộc nên ưu tiên lựa chọn màu xanh – màu bản mệnh để có thể diện vào trong những ngày Tết. Ngoài màu xanh, đen và xanh đen cũng là hai màu tượng trưng cho người mệnh Thủy, tức là tương sinh với mệnh Mộc, phù hợp để người mệnh Mộc lựa chọn.
Mệnh Thủy:
Theo phong thủy, người mệnh Thủy nên lựa chọn màu đen – màu tượng trưng của người mệnh Thủy. Ngoài ra, màu trắng của mệnh Kim (Kim sinh Thủy) cũng giúp đem lại cho bạn nhiều may mắn hơn trong năm mới.
Mệnh Hỏa:
Theo ngũ hành, Hỏa được sinh ra từ Mộc, thế nên vào mùng 1 Tết, người mệnh Hỏa nên diện các trang phục có màu sắc xanh lá hoặc màu đỏ. Bên cạnh đó, bạn có thể lựa chọn quần áo có màu gần giống như màu hồng.
Mệnh Thổ:
Vì Hỏa sinh Thổ, thế nên người mệnh Thổ có rất nhiều lựa chọn màu sắc cho trang phục của mình trong những ngày Tết như màu đỏ và hồng. Ngoài ra, mệnh Thổ có thể lựa chọn màu vàng, nâu hoặc nâu đất cho trang phục của mình, vì đây chính là màu bản mệnh.
Theo các chuyên gia phong thủy, thực chất việc kiêng làm vỡ chén, bát trong năm mới là muốn nhắc nhở mọi người nên cẩn trọng trong lời ăn, tiếng nói và hành động ngày đầu năm.
Vì vậy, nếu không may làm vỡ đổ đồ ngày mùng 1 Tết thì mọi người cũng không cần quá lo lắng. Dù vật bị vỡ có quý đến đâu thì cũng không nên quá đặt nặng vấn đề, hãy phiên phiến cho qua để cả năm êm thấm.
Bị hành kinh vào ngày mùng 1 Tết là chuyện hoàn toàn bình thường, chị em không cần lo lắng, buồn phiền gì hết. Chỉ cần vui vẻ, đón nhận nó thật tốt thì chắc chắn không có ảnh hưởng gì tới tài lộc, vận mệnh trong năm mới của mình đâu.
Những hành động không hay này sẽ không ai muốn làm vào dịp Tết. Nếu gặp hoàn cảnh không vui, bạn nên cố gắng kìm chế để hưởng thụ một năm mới trọn vẹn niềm vui bên người thân, bạn bè, gia đình. Người xưa quan niệm rằng: khóc lóc, buồn tủi vào ngày mồng 1 thì cả năm cũng như vậy.
1. Đóng cửa nhà ngày mùng 1 Tết
2. Sử dụng dao, kéo
3. Hết gạo, hết muối
4. Quét nhà
5. Vay tiền
6. Nói những điều rủi
7. Cho lửa
8. Đồ dùng gia đình bị rơi vỡ
9. Người có tang đi xông đất
1. Thắp hương
2. Mua muối đầu năm
3. Đi lễ chùa
4. Tưới nước cho hoa có nhà
5. Mặc đồ màu đỏ
Bắp tươi trưng trong ngày tết, bởi vì từ xưa ông bà mình hay nói làm “chắc ăn như bắp”, ý chỉ làm đâu trúng đó, công việc gì làm ăn cũng sẽ thuận lợi và "chắc như bắp".
1. Dao kéo, kim chỉ, chày, cối
Người xưa quan niệm niệm dao kéo, kim chỉ là vật dụng mang hàm ý gây thương tích, xung khắc vào đầu năm khiến cả năm xui xẻo vì vậy trong những ngày Tết người Việt thường rất kiêng kỵ việc được tặng dao nĩa, kim chỉ.
2. Quần áo
Đầu năm người Việt kiêng mua quần áo nhất là quần áo có màu trắng và đen bởi hai màu này tượng trưng cho tang thương vì thế mà những ngày cuối năm người ta thường tranh thủ mua đồ Tết để tránh việc mua sắm quần áo ngày đầu năm.
3. Mèo
Dân gian có câu "mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang" vì thế mà mèo được xem như là con vật xui xẻo ngày Tết. Ngoài ra vì tiếng kêu của mèo người ta liên tưởng đến chữ nghèo nên người Việt nhất là những người làm kinh doanh rất ngại việc được tặng mèo hoặc mua mèo vào đầu năm.
4. Đồng hồ
Đồng hồ tượng trưng cho thời gian. Khi mua hay nhận được món quà này, một số người sẽ nghĩ rằng thời gian của họ sắp hết và có thể tương đồng với cái chết.
5. Hạt tiêu
Hạt tiêu là nguyên liệu không thể thiếu trong nhà nhưng một số người thì quan niệm rằng mua tiêu ngày đầu năm có ý nghĩa "tiêu tan" nên người ta cũng rất ngại mua tiêu vào những ngày Tết.
6. Chuối
Dù là loại trái cây khá là ngon nhưng chuối theo quan niệm xưa của người miền Nam giống với từ "chúi" nghĩa là không ngóc đầu lên được.
Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ về dịp tết cổ truyền của dân tộc sẽ giúp ích cho bạn. Chúc mừng Tết Quý Mão 2023!