Logo

Giải Hoá học 10 Bài 30: Lưu huỳnh trang 132 SGK

Giải Hoá học 10 Bài 30: Lưu huỳnh trang 132 SGK giúp các em ôn tập sâu kiến thức thông qua hướng dẫn giải bài tập trong sách giáo khoa bằng các phương pháp giải hay, ngắn gọn. Hỗ trợ các em học tập tốt môn Hoá lớp 10.
3.8
2 lượt đánh giá

Mời các em học sinh tham khảo ngay nội dung hướng dẫn giải SGK Hóa lớp 10 Bài 30: Lưu huỳnh được bày chi tiết, dễ hiểu nhất dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bài học này, từ đó chuẩn bị tốt cho tiết học sắp tới nhé.

Giải Bài 1 trang 132 SGK Hoá 10

Lưu huỳnh tác dụng với aixt sunfuric đặc, nóng:

S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O

Trong phản ứng này, tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử : số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa là:

A. 1 : 2.

B. 1 : 3.

C. 3 : 1.

D. 2 : 1.

Chọn đáp án đúng.

Lời giải:

D đúng.

S là chất khử (chất bị oxi hóa) ⇒ Số nguyên tử S bị oxi hóa là 1

H2SO4 là chất oxi hóa (chất bị khử) ⇒ Số nguyên tử S bị khử là 2

⇒ tỉ lệ số nguyên tử S bị khử: số nguyên tử S bị oxi hóa là: 2:1

Giải Bài 2 Hoá 10 SGK trang 132

Dãy đơn chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?

A. Cl2 , O3, S.

B. S, Cl2, Br2.

C. Na, F2, S.

D. Br2, O2, Ca.

Lời giải:

B đúng

Giải Bài 3 SGK Hoá 10 trang 132

Có thể dự đoán sự thay đổi như thế nào về khối lượng riêng, về nhiệt độ nóng chảy khi giữ lưu huỳnh đơn tà (SB ) dài ngày ở nhiệt độ phòng?

Lời giải:

Ở nhiệt độ phòng, có sự chuyển hóa từ Sβ → Sα vậy khi giữ Sβ vài ngày ở nhiệt độ phòng thì:

- Khối lượng riêng của lưu huỳnh tăng dần.

- Nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh giảm dần.

Giải Bài 4 trang 132 SGK Hoá 10

Đun nóng một hỗn hợp gồm có 0,650g bột kẽm và 0,224g bột lưu huỳnh trong ống nghiệm đậy kín không có không khí. Sau phản ứng, người ta thu được chất nào trong ống nghiệm? Khối lượng là bao nhiêu?

Lời giải:

Giải bài tập Hóa học lớp 10 | Giải hóa lớp 10

⇒ S phản ứng hết, Zn phản ứng dư

Phương trình hóa học của phản ứng

Zn + S Giải bài tập Hóa học lớp 10 | Giải hóa lớp 10 ZnS

nZn phản ứng = 0,007 mol ⇒ nZnS = 0,007 mol.

Khối lượng các chất sau phản ứng:

mZn dư = (0,01 – 0,007) × 65 = 0,195g.

mZnS = 0,007 × 97 = 0,679g.

Giải Bài 5 Hoá 10 SGK trang 132

1,10g hỗn hợp bột sắt và bột nhôm tác dụng vừa đủ với 1,28g bột lưu huỳnh.

a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

b) Tính tỉ lệ phần trăm của sắt và nhôm trong hỗn hợp ban đầu, theo:

- lượng chất.

- khối lượng chất.

Lời giải:

a) Phương trình hóa học của phản ứng

Fe + S → FeS

2Al + 3S → Al2S3

b) Gọi nFe = x mol, theo PT ⇒ nS (1) = nFe = x mol

Gọi nAl = y mol, theo PT ⇒ nS (2) = Giải bài tập Hóa học lớp 10 | Giải hóa lớp 10 . nAl = Giải bài tập Hóa học lớp 10 | Giải hóa lớp 10 . y mol

⇒ nS = x + Giải bài tập Hóa học lớp 10 | Giải hóa lớp 10 . y = 0,04 mol.

mhh = 56x + 27y = 1,1.

Giải hệ phương trình ta có x = 0,01 mol, y= 0,02 mol.

Tỉ lệ % sắt và nhôm trong hỗn hợp theo lượng chất ( theo số mol là):

Giải bài tập Hóa học lớp 10 | Giải hóa lớp 10

Tỉ lệ phần trăm của sắt và nhôm trong hỗn hợp theo khối lượng chất:

mAl = 0,02 x 27 = 0,54g

mFe = 0,01 x 56 = 0,56g.

%mAl = Giải bài tập Hóa học lớp 10 | Giải hóa lớp 10 × 100% = 49,09%

%mFe = 100% - 49,09% = 50,91%

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải bài tập SGK Hóa 10 Bài 30: Lưu huỳnh, chi tiết, đầy đủ nhất file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi, hỗ trợ các em ôn luyện giải đề đạt hiệu quả nhất.

Đánh giá bài viết
3.8
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status