Sau bài học các em sẽ nắm được đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hóa học của Crom và hợp chất của crom. Từ đó vận dụng giải các bài tập ứng dụng và chứng minh các hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày có liên quan.
Giải bài 1 trang 155 SGK Hoá 12
Viết phương trình hóa học của các phản ứng trong dãy chuyển hóa sau:
Cr → Cr2O3 → Cr2(SO4)3 → Cr(OH)3 → Cr2O3
Lời giải:
(1) 4Cr + 3O2 → 2Cr2O3
(2) Cr2O3 + 3H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3H2O
(3) Cr2(SO4)3 + 6NaOH → 2Cr(OH)3 + 3Na2SO4
(4) 2Cr(OH)3 → Cr2O3 + 3H2O
Giải bài 2 Hoá 12 SGK trang 155
Cấu hình electron của ion Cr3+ là phương án nào?
A.[Ar] 3d5
B.[Ar] 3d4
C.[Ar] 3d3
D.[Ar] 3d2
Lời giải:
Đáp án C.
Cấu hình e của Cr là: [Ar]3d54s1
⇒ Cấu hình e của Cr3+ là: [Ar]3d3
Giải bài 3 SGK Hoá 12 trang 155
Các số oxi hóa đặc trưng của crom là phương án nào?
A. +2, +4, +6.
B. +2, +3, +6.
C. +1, +2, +4, +6.
D. +3, +4, +6.
Lời giải:
Đáp án B.
Giải bài 4 trang 155 SGK Hoá 12
Hãy viết công thức của một số muối trong đó nguyên tố crom
a) Đóng vai trò cation.
b) Có trong thành phần của anion.
Lời giải:
Muối mà crom đóng vai trò của cation : Cr2(SO4)3, CrCl3, CrSO4
Muối mà crom có trong thành phần của anion : K2Cr2O7, Na2CrO4
Giải bài 5 Hoá 12 SGK trang 155
Khi nung nóng 2 mol natri đicromat người ta thu được 48 gam O2 và 1 mol crom (III) oxit. Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng và xem xét natri đicromat đã bị nhiệt phân hoàn toàn chưa?
Lời giải:
2Na2Cr2O7 → 2Na2O + 2Cr2O3 + 3O2
Số mol O2 là no2 = 48/32 = 1,5 (mol)
Số mol Na2Cr2O7 : nNa2Cr2O7 = 2/3.no2 = 1 (mol)
Nung 2 mol Na2Cr2O7 nếu thu 48 gam O2 thì chỉ nung hết 1 (mol). Do đó phản ứng chưa kết thúc.
I. Vị trí, cấu tạo
- Thuộc nhóm VIB, chu kì 4, số thứ tự 24, là kim loại chuyển tiếp.
- Cấu hình e: 1s22s22p63s23p63d54s1
- Số oxi hóa: +1 đến + 6 (số oxi hóa bền: +2, +3, +6)
- Khi Crom thể hiện hóa trị thấp là II, III có tính chất của kim loại, còn hóa trị VI có tính chất của phi kim.
- Cấu tạo đơn chất: mạng tinh thể lập phương tâm khối.
II. Tính chất vật lý
- Màu trắng ánh bạc, rất cứng.
- Khối lượng riêng lớn, khó nóng chảy
III. Tính chất hóa học
1. Tác dụng với phi kim
4Cr + 3O2 → (nhiệt độ) 2Cr2O3
2Cr + 3Cl2 → (nhiệt độ) 2CrCl3
2Cr + 3S → (nhiệt độ) Cr2S3
2. Tác dụng với nước
Crom bền hơn nước và không khí do có màng oxit rất mỏng, bền bảo vệ.
3. Tác dụng với axit
Cr + 2HCl → CrCl2 + H2
Cr + H2SO4 → CrSO4 + H2
Chú ý: Crom không tác dụng với dung dịch axit HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội do bị thụ động hóa.
IV. Ứng dụng
- Thép chứa 2,8 - 3,8% crom có độ cứng cao, bền, có khả năng chống gỉ.
- Thép chứa 18% crom là thép không gỉ (thép inox).
- Thép chứa 25 - 30% crom siêu cứng dù ở nhiệt độ cao.
- Crom dùng để mạ thép. Thép mạ crom bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn và tạo vẻ đẹp cho đồ vật.
V. Sản xuất
Phương pháp nhiệt nhôm: Cr2O3 được tách ra từ quặng cromit FeO.Cr2O3.
4FeCr2O4 + 8Na2CO3 + 7O2 → 8Na2CrO4 + 2Fe2O3 + 8CO2
2Na2CrO4 + H2SO4 → Na2Cr2O7 + Na2SO4 + H2O
Na2Cr2O7 + 2C → Cr2O3 + Na2CO3 + CO
Cr2O3 + 2Al → (nhiệt độ) 2Cr + Al2O3
►►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Hóa 12 bài 34: Crom và hợp chất của crom SGK trang 155 file PDF hoàn toàn miễn phí!