Sau bài học các em sẽ nắm được đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hóa học Đồng và hợp chất của đồng. Từ đó vận dụng giải các bài tập ứng dụng và chứng minh các hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày có liên quan.
Giải bài 1 trang 158 SGK Hoá 12
Cấu hình electron của Cu2+ là :
A. [Ar]3d7.
B. [Ar]3d8.
C. [Ar]3d9.
D. [Ar]3d10.
Lời giải:
Đáp án C.
Cấu hình e của Cu: [Ar]3d104s1
Cấu hình e của Cu2+: [Ar]3d9
Giải bài 2 Hoá 12 SGK trang 159
Cho 19,2g kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 4,48 lít khí duy nhất NO(đktc). Kim loại M là:
A. Mg.
B. Cu.
C. Fe.
D. Zn.
Lời giải:
Đáp án B
Số mol NO là
→ {n = 2, M = 64)} ⇒ M là Cu
Giải bài 3 SGK Hoá 12 trang 159
Cho 7,68 gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thấy có khí NO thoát ra. Khối lượng muối nitrat sinh ra trong dung dịch là :
A. 21,56 gam.
B. 21,65 gam.
C. 22,56 gam.
D. 22,65 gam.
Lời giải:
Đáp án C.
nCu = 0,12 mol.
nCu(NO3)2 = nCu = 0,12 mol.
mCu(NO3)2 = 0,12 x 188 = 22,56.
Giải bài 4 trang 159 SGK Hoá 12
Đốt 12,8 gam Cu trong không khí, hòa tan chất rắn thu được trong dung dịch HNO3 0,5M thấy thoát ra 448ml khí NO duy nhất (đktc).
a) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
b) Tính thể tích tối thiểu dung dịch HNO3 cần dùng để hòa tan chất rắn.
Lời giải:
Số mol Cu là:
Số mol NO là:
Phương trình hóa học:
2Cu + O2 → 2CuO (1)
CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O (2)
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O (3)
Gọi nCu phản ứng = x mol ⇒ nCu dư = 0,2 – x (mol)
Theo pt (3):
⇒ 0,2 – x = 0,03 ⇒ x = 0,17 mol
Theo pt: nCuO = nCu pư = x = 0,17 mol
nHNO3 = 2. nCuO + 4. nNO = 2. 0,17 + 4. 0,02 = 0,42 mol
Giải bài 5 Hoá 12 SGK trang 159
Hòa tan 58g muối CuSO4.5H2O vào nước được 500ml dung dịch A.
a) Xác định nồng độ mol của dung dịch A.
b) Cho dần dần bột sắt vào 50ml dung dịch A, khuẩy nhẹ cho tới khi dung dịch hết màu xanh. Tính lượng sắt đã tham gia phản ứng.
Lời giải:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
nFe = nCuSO4 = 0,232 mol.
mFe = 0,232 x 56 = 12,992g.
Giải bài 6 SGK Hoá 12 trang 159
Một thanh đồng nặng 140,8 gam sau khi đã ngâm trong dung dịch AgNO3 có khối lượng là 171,2 gam. Tính thể tích dung dịch AgNO3 32% (D= 1,2g/ml) đã tác dụng với thanh đồng.
Lời giải:
Khối lượng thanh đồng tăng là Δm = 171,2 – 140,8 = 30,4 (g)
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
x 2.x(mol) 2x(mol)
Gọi x là số mol Cu phản ứng
Ta có Δm = mAg - mCu = 2. 108x - 64x = 152x
⇒ 152x = 30,4 ⇒ x = 0,2 (mol)
Khối lượng của AgNO3 là mAgNO3 = 0,2. 2. 170 = 68 (g)
Thể tích dung dịch AgNO3 là
A. ĐỒNG
I. Vị trí, cấu tạo
Kim loại chuyển tiếp, thuộc nhóm IB, chu kỳ 4.
Cấu hình e: 1s22s22p63s23p63d104s1 hoặc: 3d104s1.
Trong các hợp chất đồng có số oxi hóa phổ biến là: +1; +2.
Cấu hình e của: Ion Cu+: 3d10 Ion Cu2+: 3d9
II. Tính chất vật lý
Là kim loại màu đỏ, dẻo, dễ kéo sợi và tráng mỏng.
Dẫn điện và nhiệt rất cao (chỉ kém hơn bạc). D = 8,98g/cm3; tonc = 1083oC
III. Tính chất hóa học
1. Tác dụng với phi kim
Khi đốt nóng:
Cu tác dụng với Cl2, Br2, S, ... ở nhiệt độ thường hoặc đun nóng:
Cu + Cl2 → CuCl2 (đồng clorua)
Chú ý: đồng không tác dụng với hiđro, nitơ, cacbon.
2. Tác dụng với axit
Lưu ý: Cu không tác dụng với axit HCl và H2SO4 loãng.
3. Tác dụng với dung dịch muối
- Đồng khử được ion của những kim loại đứng sau nó trong dãy điện hóa ở trong dd muối KL tự do
B. HỢP CHẤT CỦA ĐỒNG
1. Đồng (II) oxit
- CuO là chất rắn, màu đen
- CuO là oxit bazơ, tác dụng dễ với axit và oxit axit.
- Khi đun nóng, CuO dễ bị H2, CO, C khử thành đồng kim loại.
2. Đồng (II) hiđroxit
- Cu(OH)2: Chất rắn, màu xanh
- Cu(OH)2 là một bazơ, dễ tan trong các dung dịch axit.
- Cu(OH)2 dễ bị nhiệt phân hủy:
3. Muối đồng (II)
- Muối đồng thường gặp là đồng (II): CuCl2, CuSO4, Cu(NO3)2 ...
- Muối đồng (II) sunfat kết tinh ở dạng ngậm nước CuSO4.5H2O.
►►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Hóa 12 bài 35: Lipit SGK trang 158, 159 file PDF hoàn toàn miễn phí!