Logo

Đề KSCL học sinh giỏi lớp 12 môn Sử cụm liên trường THPT Quỳnh Lưu - Hoàng Mai - Diễn Châu 2022-2023

Đề khảo sát chất lượng HSG lớp 12 môn Lịch sử đợt 2 bảng A cụm liên trường THPT Quỳnh Lưu - Hoàng Mai - Diễn Châu năm học 2022 - 2023 được sưu tầm và tuyển chọn dành cho học sinh lớp 12 tham khảo, luyện giải đề KSCL học sinh giỏi hiệu quả nhất.
2.6
13 lượt đánh giá

Để phục vụ ôn thi KSCL học sinh giỏi cho kỳ thi sắp tới, chúng tôi xin giới thiệu Đề KSCL học sinh giỏi Sử 12 cụm liên trường THPT Quỳnh Lưu - Hoàng Mai - Diễn Châu 2022-2023 từ hệ thống đề thi để giúp các em ôn luyện hiệu quả. Mời các bạn tham khảo chi tiết dưới đây.

Tham khảo thêm:

Đề KSCL học sinh giỏi lớp 12 môn Lịch sử Bảng A đợt 2 cụm liên trường THPT Quỳnh Lưu - Hoàng Mai - Diễn Châu 2022-2023

Đề KSCL học sinh giỏi lớp 12 môn Lịch sử Bảng A đợt 2 cụm liên trường THPT Quỳnh Lưu - Hoàng Mai - Diễn Châu 2022-2023

Câu 1 (4.0 điểm) Bằng những kiến thức về hội nghị của các nước Đồng minh trong năm 1945, hãy:

a. Hãy xác định những những quyết định liên quan đến quân phiệt Nhật ở khu vực Đông Nam Á? Những quyết định đó đã tác động như thế nào đến Việt Nam?

b. Hiện nay quốc gia nào trên thế giới đến nay vẫn bị tác động bởi quyết định của hội nghị Ianta. Hãy viết khoảng 5 dòng nếu hiểu biết của em về quốc gia đó. 

Câu 2. (4.5 điểm)

a. Anh/ chị hãy trình bày bốn thắng lợi tiêu biểu trong phong trào GPDTTG từ sau CTTG II theo mẫu

b.Vì sao phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi lại được xếp vào phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ?

c. Khái quát đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi. 

Câu 3. (6,0 điểm)

Bằng những kiến thức về lịch sử Việt Nam từ 1858-1884: 

a. Kể tên những nhân vật lịch sử tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 - 1884.

b. Hãy làm rõ vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858-1884).

c. Em hãy làm rõ nhận định của Charles Gosselin: “Những vị hoàng đế An Nam phải chịu trách nhiệm về xuống dốc và đổ vỡ của đất nước họ...”. Qua đó em hãy phát biểu suy nghĩ của em về vai trò của giai cấp lãnh đạo trong một cuộc kháng chiến.

Câu 4. (5.5 điểm) 

Khi đánh giá lại cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Phan Bội Châu viết: “Suốt đời đã mưu tính việc gì cốt nhằm mục đích giành thắng lợi trong phút cuối cùng, dù phải thay đổi thủ đoạn, phương châm cũng không ngần ngại”. (Nguồn: Tác phẩm “Phan Bội Châu Tự Phán”) 

a. Thông qua những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX, em hãy xác định mục đích cuối cùng, sự thay đổi về thủ đoạn, phương châm của cụ Phan Bội Châu.

b.Từ tấm gương của cụ Phan Bội Châu, em hãy rút ra bài học cho bản thân.

Đáp án đề thi khảo sát chất lượng HSG lớp 12 môn Sử cụm liên trường THPT Quỳnh Lưu - Hoàng Mai - Diễn Châu 2022-2023

Đáp án chính thức được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi, Hướng dẫn giải được biên soạn chi tiết kèm phương pháp giải cụ thể, khoa học dễ dàng áp dụng với các dạng bài tập tương tự từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ôn luyện thi các cấp. Hỗ trợ các em hiểu sâu vấn đề để quá trình ôn tập diễn ra thuận lợi nhất.

Câu 1.

* Hội của các nước Đồng minh chống phát xít, được tổ chức trong năm 1945:

- Hội nghị Thượng đỉnh Ianta (2/1945).

- Hội nghị San Francisco (4/1945)

- Hội nghị Thượng đỉnh Potsdam (7/1945).

- Hội nghị ngoại trưởng Moskva (12/1945).

a) Những vấn đề liên quan đến quân phiệt Nhật ở Đông Nam Á, được xác định trong các hội nghị:

- Hội nghị Thượng đỉnh Ianta (2/1945):

+ Các cường quốc tham gia Hội nghị thống nhất đẩy mạnh việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật; Ở châu Á: Liên Xô cam kết sẽ tham chiến chống quân Nhật: “trong vòng từ hai đến 3 tháng sau ngày Đức đầu hàng và cuộc chiến ở châu Âu kết thúc”, bù lại Mỹ và Anh phải chấp nhận những điều kiện đem lại quyền lợi cho Liên Xô ở khu vực châu Á.

+ Các nước Đồng minh sẽ đưa quân vào Đông Nam Á giải giáp quân đội Nhật Bản, sau khi chiến tranh kết thúc.

- Hội nghị Thượng đỉnh Potsdam (7/1945).

Đông Dương sẽ được chia thành hai khu vực chiếm đóng sau chiến tranh, miền nam sẽ bị các cường quốc phương Tây chiếm đóng dưới sự chỉ huy của Anh và nửa phía bắc sẽ bị Trung Quốc chiếm đóng như một quốc gia đồng minh, lấy vĩ tuyến 16 làm danh giới quân sự tạm thời.

* Tác động của những quyết định trên đến Việt Nam:

- Quyết định đẩy mạnh tiêu diệt phát xít Nhật trong hội nghị Ianta và thoả thuận cho Liên Xô tham chiến ở châu Á.

Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, Hồng quân Liên Xô giải phóng các nước Đông Âu và tiến vào nước Đức. Quân Anh – Mĩ giải phóng nước Pháp, rồi tiếp tục tiến công vào Đức từ phía Tây. Ở mặt trận châu Á – Thái Bình Dương, quân Đồng minh phản công, giáng cho phát xít Nhật những đòn nặng nề. Sau khi Mĩ chiếm lại Philipin, đường biển của Nhật đi xuống các căn cứ ở phía Nam bị cắt đứt, chỉ còn đường bộ duy nhất qua Đông Dương. Vì thế Nhật cần độc chiếm Đông Dương bằng mọi giá.

+ Sau khi nước Pháp được giải phóng khỏi sự chiếm đóng của Đức, lực lượng Pháp ở Đông Dương ráo riết chuẩn bị, chờ quân Đồng minh vào đánh Nhật, thì sẽ khôi phục lại quyền thống trị của mình như trước tháng 9 – 1940.

+ Để trừ hậu hoạ bị đánh sau lưng và giữ Đông Dương làm cầu nối đi từ Trung Quốc xuống các căn cứ phía Nam, ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính lật đổ Pháp, độc chiếm Đông Dương. Sự kiện đó tạo nên một cuộc khủng hoảng chính trị ở Đông Dương.

Sự kiện Nhật đảo chính, lật đổ Pháp ở Đông Dương đã đưa đến tình thế mới cho cách mạng Việt Nam. Nhân dân Việt Nam bớt đi một kẻ thù nguy hiểm là đế quốc Pháp. Sau khi Nhật đảo chính Pháp, tình thế cách mạng đã xuất hiện, nhưng thời cơ khởi nghĩa chưa chín muồi.

Ngày 9/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ở Từ Sơn (Bắc Ninh) để đánh giá tình hình và đề ra chủ trương mới. Ngày 12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta, xác định phát xít Nhật là kẻ thù chính; thay khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp – Nhật” bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”; chủ trương “phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa”, đồng thời sẵn sàng chuyển qua hình thức tổng khởi nghĩa khi có đủ điều kiện.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, một Cao trào kháng Nhật cứu nước dưới hình thức khởi nghĩa từng phần đã bùng nổ rộng khắp Bác – Trung – Nam. Qua đó đã làm cho, lực lượng cách mạng được tăng cường, trận địa cách mạng được mở rộng, tạo ra đầy đủ những điều kiện chủ quan cho một cuộc tổng khởi nghĩa.

- Hội nghị Thượng đỉnh Potsdam, đồng ý cho quân Anh và quân Trung Hoa Dân Quốc vào Đông Dương giải giáp quân đội phát xít Nhật.

Sau khi phát xít Đức bị tiêu diệt, Liên Xô tuyên chiến với Nhật, đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc. Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống các thành phố Hirôsima và Nagaxaki của Nhật Bản. Ngày 9 – 8 – 1945, Hội đồng tối coa chiến tranh của Nhật họp bàn về các điều kiện đầu hàng theo Tuyên bố Pốtxđam. Ngày 14 – 8 – 1945, Hội đồng tối cao chiến tranh và Nội các Nhật Bản thông qua quyết định đầu hàng. Ngày 15/8/1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang, lo sợ đến cực điểm. Điều kiện khách quan thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa đã đến. Thời cơ cách mạng xuất hiện.

+ Tuy nhiên, một nguy cơ mới đang dần đến. Quân đội các nước đế quốc với danh nghĩa đồng minh chuẩn bị vào Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật. Những thế lực phản động trong nước cũng đang tìm cách thay thầy đổi chủ. Chính vì thế, vấn đề giành chính quyền được đặt ra như một cuộc chạy đua nước rút với quân Đồng minh mà nhân dân Việt Nam không thể chậm trễ.

b. Hiện nay quốc gia trên thế giới vẫn bị tác động của hội nghị Ianta: (các em tự trả lời) Nói về các quốc gia vẫn bị tác động của hội nghị ianta, có thể xác định như trường hợp tranh chấp chủ quyền quần đảo Curin giữa Nga và Nhật ngày nay, nhưng thể hiện rõ nhất là Triều Tiên hiện nay vẫn đang bị chia cắt. Sự chia cắt bán đảo Triều Tiên là do cục diện chiến tranh lạnh, nhưng nguồn gốc của nó bắt đầu từ Ianta.

Câu 2.

a) Học sinh có thể chọn nhiều quốc gia tiêu biểu, sau nay là một số ví dụ điển hình

Đáp án đề thi khảo sát chất lượng HSG lớp 12 môn Sử cụm liên trường THPT Quỳnh Lưu - Hoàng Mai - Diễn Châu 2022-2023

Đáp án đề thi khảo sát chất lượng HSG lớp 12 môn Sử cụm liên trường THPT Quỳnh Lưu - Hoàng Mai - Diễn Châu 2022-2023


b. Nam Phi là thuộc địa của thực dân Hà Lan (thế kỉ XVII, XVIII), đầu thế kỉ XIX làthuộc địa của Anh. Chế độ Aphácthai là chế độ phân biệt chủng tộc tàn bạo của thực dân người da trắng đối với người da đen và da màu.

- Như vậy, chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi là hình thái của chủ nghĩa thực dân, đánh đổ chế độ này là đánh đổ một hình thức áp bức, bóc lột thực dân. Nên cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tọc ở Nam Phi được xếp vào phong trào đáu tranh giải phóng dân tộc.

c. Đặc điểm phong trào giải phóng dân tộc Châu Phi:

- Tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) thành lập vào ngày 25/5/1963 giữ vai trò quan trọng trong việc phối hợp hành động và thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh cách mạng của các nước châu Phi.

- Lãnh đạo phong trào là chính Đảng của giai cấp tư sản vì giai cấp vô sản chưa trưởng thành.

- Hình thức đấu tranh chủ yếu là đấu tranh chính trị và thương lượng (do được tạo điều kiện từ văn kiện “tuyên bố thủ tiêu chủ nghĩa thực dân của Liên Hợp Quốc”).

- Phát triển rộng khắp và lên cao nhưng diễn ra không đồng đều giữa các quốc gia.

- Mức độ giành được độc lập ở từng khu vực cũng không đồng đều (vùng châu Phi xích đạo chậm, vùng Bắc Phi phát triển nhanh chóng).

Câu 3.

a. Các nhân vật lịch sử tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta: Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Đình Chiểu, Trương Định, Võ Duy Dương, Đinh Công Tráng, Nguyễn Hữu Huân, Hoàng Tá Viêm, Tôn Thất Thuyết, Trương Quang Đản…

b. vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược:

Giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam nổ ra ngay từ đầu. Từ chỗ liên minh với triều đình kháng chiến, nhân dân đã tách ra thành một mặt trận riêng, vừa chống thực dân Pháp xâm lược, vừa chống lại phong kiến đầu hàng.

Mặt trận nhân dân kháng chiến đã trở thành lực lượng chủ yếu hỗ trợ và làm nên chiến thắng ban đầu của quan quân triều đình Huế. Cuộc chiến đấu của nhân dân ta đã khiến cho kẻ địch tạm thời chùn buộc, kéo dài cuộc chiến tranh xâm lược của địch, bởi từ trước khi xâm lược Pháp xác định là xâm lược nhanh những mãi hơn 26 năm sau thực dân Pháp mới tạm ổ định tình hình trong nước Việt Nam.

- Là cơ sở và chỗ dựa vững chắc cho phe chủ chiến hành động trong phong trào kháng chiến chống Pháp về sau, họ là lực lượng chủ lực trong phong trào Cần vương chống Pháp ở cuối thế kỉ XIX.

- Kích thích hoạt động của các nhà hoạt động cách mạng, để lại kinh nghiệm quý báu cho các phong trào đấu tranh sau này.

c. Đánh giá về trách nhiệm của triều Nguyễn đối với vận mệnh của dân tộc Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX, Charles Gosselin viết: “Những vị hoàng đế An Nam phải chịu trách nhiệm về sự đổ vỡ và xuống dốc của đất nước họ…”. Phát biểu suy nghĩ của em về nhận định trên.

Khi đánh giá về trách nhiệm của triều đình phong kiến nhà Nguyễn trong việc để mất nước vào tay thực dân Pháp vào cuối thế kỉ XIX, các nhà sử học đã tồn tại nhiều ý kiến chưa đồng nhất với nhau, trong đó nổi bật nên là quan điểm của sử gia người Pháp Ch. Gosselin: “Những vị hoàng đế An Nam phải chịu hết trách nhiệm về sự đổ vỡ và xuống dốc của đất nước họ. Nhân dân xứ này, quan lại, binh lính xứng đáng có quyền được những người cầm đầu có giá trị hơn thế. Phải công nhận nước Việt này đã có một sức sống vô cùng mạnh mẽ để có thể chịu đựng và chiến đấu trong bao nhiêu năm dài - trong khi thiếu thốn tất cả mọi phương tiện - để có thể bảo vệ đất nước họ. Chính quyền họ đã mù quáng vì không dự liệu, không chuẩn bị gì hết.”.

Nhận định trên của sử gia Gosselin, đã nêu được vai trò của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là giai cấp cai trị, phải chịu trách nhiệm trước việc để nước ta bị rơi vào tay thực dân Pháp. Tuy nhiên quan điểm đó của ông có chỗ chưa đầy đủ và thái độ đánh giá về trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để mất nước có phần hơi khắt khe, nặng nề, thể hiện ở việc cho rằng triều Nguyễn “phải chịu hết trách nhiệm”. Việc nước ta rơi vào tay thực dân Pháp, vì bất cứ lí do gì, thì trách nhiệm vẫn thuộc về vua tôi nhà Nguyễn, trực tiếp là triều đình Tự Đức. Tuy nhiên, để làm sáng tỏ hơn về trách nhiệm của triều đình phong kiến nhà Nguyễn trước việc để mất nước vào tay thực dân Pháp, trên cơ sở những sự kiện cụ thể chúng ta cần xem xét toàn diện hơn công cuộc kháng Pháp do nhà Nguyễn lãnh đạo, đồng thời cũng không thể bỏ qua bối cảnh quốc tế lúc bấy giờ. Để đánh giá công bằng, khách quan về trách nhiệm của triều Nguyễn trong công cuộc kháng Pháp, cần phải xem xét mấy vấn đề cụ thể sau đây:

* Phản ứng của triều đình phong kiến nhà Nguyễn trước nguy cơ bị thực dân Pháp xâm lược.

- Giữa thế kỉ XIX, trước nguy cơ bị xâm lược, với tư cách, vai trò quản lý đất nước, triều Nguyễn vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách cai trị bảo thủ, sai lầm, thiển cận, làm cho thế nước ngày càng suy yếu

+ Giữa thế kỉ XVI, tư bản phương Tây đã ráo riết chạy đua sang phương Đông. Đến giữa thế kỉ XIX, một loạt nước châu Á, trong đó có Đông Nam Á, bị biến thành thuộc địa. Nước Việt Nam cũng không tránh khỏi bị nhòm ngó. Trong cuộc chạy đua giữa các nước tư bản phương Tây, tư bản Pháp đã “bám sâu” được vào Việt Nam thông qua Hội truyền giáo nước ngoài của Pháp.

+ Trước nguy cơ bị xâm lược, Gia Long và các ông vua kế tiếp vẫn ra sức thi hành các chính sách phản động nhằm khôi phục, củng cố chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền đã lỗi thời, bảo vệ quyền lực của dòng họ.

+ Nhà Nguyễn dựa vào sự giúp đỡ về quân sự của Pháp và được sự ủng hộ của thế lực địa chủ ở miền Nam để đánh bại triều đại Tây Sơn – một nhà nước tiến bộ, nên không được sự ủng hộ của nhân dân. Nhà Nguyễn thi hành chính sách bóc lột và đàn áp nhân dân. Hậu quả của các chính sách trên đã đẩy nhân dân vào cảnh sống cùng cực, khiến họ phải nổi dậy chống lại triều đình. Từ khi vua Gia Long lên ngôi (1802) đến khi Pháp xâm lược (1858) đã có trên dưới 500 cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống triều đình, tiêu biểu là: khởi nghĩa của Phan Bá Vành ở Nam Định, Thái Bình (1821), của Lê Duy Lương ở Ninh Bình (1833), của Lê Văn Khôi ở Gia Định (1833), của Nông Văn Vân ở Tuyên Quang (1833- 1835)... Chính mâu thuẫn đối kháng giữa triều đình và nhân dân đã làmcho nhà Nguyễn không còn khả năng tập hợp, lãnh đạo nhân dân kháng chiến khi kẻ thù tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta.

+ Đường lối đối ngoại chỉ coi trọng nhà Thanh, coi thường các nước láng giềng khác và sai lầm trong chính sách bế quan toả cảng đã khiến cho Việt Nam ngày càng bị cô lập. Việc cấm đạo và bài xích đạo Thiên Chúa đã tạo điều kiện cho kẻ thù bên ngoài lợi dụng.

không chăm lo phát triển kinh tế, độc quyền công thương nghiệp, thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng

+ Nhà Nguyễn đã không chăm lo phát triển kinh tế, thực hiện chính sách độc quyền công thương nghiệp, tăng cường sưu thuế để bóc lột nhân dân. Chính sách bóc lột của vua quan nhà Nguyễn đã làm cho tài lực, vật lực của đất nước ngày càng suy kiệt, lòng dân ngày càng li tán, khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt. Từ đó, làm cho khả năng phòng thủ đất nước bị giảm sút, quốc phòng trở nên yếu kém. Điều này đã đặt dân tộc ta vào thế bất lợi trong bối cảnh phải chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp sau này.

+ Về mặt quân sự: trong khi đang phải đương đầu với một kẻ thù xâm lược có sự phát triên hơn về trình độ, thì triều đình phóng kiến nhà Nguyễn vẫn trang bị vũ khí thô sơ, cũ kỹ, vẫn giữ lối đánh phòng ngự, đánh cố thủ trong thành. Với trang bị và lối đánh đó đã không còn phù hợp trong một cuộc chiến tranh chống lại thực dân Pháp có trang bị hiện đại, với súng lớn và tàu chiến hiện đại. Như Mác đã từng khẳng định: “bức tường thành phong kiến không thể che chắn đại bác tư sản”.

* Trách nhiệm của triều Nguyễn trong tổ chức, chỉ đạo cuộc kháng chiến của nhân dân, khi Pháp tiến hành xâm lược.

- Ngay khi thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam (1858), triều đình nhà Nguyễn đã chỉ đạo và nỗ lực phối hợp cùng nhân dân, kiên quyết kháng cự lại quân xâm lược. Vua Tự Đức và một bộ phận lớn quan lại ý thức rất rõ trong việc bảo vệ chủ quyền dân tộc. Điều đó thể hiện rõ nét qua chiến sự ở mặt trần Đã Nẵng, có lúc khá quyết liệt. Tuy nhiên từ thái độ kiên quyết ban đầu, nhưng trong khi đối mặt với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, với vai trò trực tiếp lãnh đạo và tổ chức kháng chiến, triều Nguyễn tỏ ra chậm trễ, do dự, thiếu sự chủ động và trong quá trình kháng chiến lại có tư tưởng ngại địch, sợ địch, không chủ động tấn công nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh giặc

+ Ngày 31-8-1858, thực dân Pháp nó súng dánh chiếm Đà Nẵng, sau đó chúng chuyển sang tiến đánh các tỉnh Nam Kỳ. Trong quá trình chỉ đạo chiến tranh, triều Nguyễn đã thiếu hẳn tinh thần quyết chiến, quyết thắng giặc Pháp. không đưa ra một lời kêu gọi mang tính hiệu triệu để đoàn kết toàn dân, phát huy truyền thống yêu nước và sức mạnh của cả dân tộc.

+ Quân Pháp đánh Gia Định, triều đình tổ chức chiến đấu chống Pháp nhưng nặng về đường lối phòng thủ, vì thế dịch có cơ hội để tấn công đánh chiếm Gia Định.

- Nhà Nguyễn mắc một sai lầm rất lớn, dã từ bỏ con đường đấu tranh vũ trang truyền thống của dân tộc, đi theo con đường thương lượng để bảo vệ quyền lợi của dòng tộc, từ đó đã để nước ta từng bước rơi vào tay Pháp.

Từ sai lầm về chiến lược phòng thủ, nặng về thương thuyết nên nhà Nguyễn không tận dụng được những cơ hội thuận lợi nhất để tổ chức phản công quân giặc; đã bỏ lỡ nhiều cơ hội, khả dĩ có thể đánh thắng được quân Pháp. Có ít nhất hai cơ hội là :

+ Năm 1860, trong tình thể khó khăn, địch phải đưa quân đi tham chiến ở Trung Quốc, suốt một năm, ở Gia Định chúng chỉ có chừng 1000 quân, rải ra đóng trên phòng tuyến dài 10 cây số, nhưng không có quyết tâm, nhà Nguyễn đã bỏ lỡ cơ hội có thể đánh thắng được quân Pháp. Trên tinh thần đó, nhà Nguyễn đã vội vã kí Hiệp ước 1862, cắt ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp.

+ Chiến thắng Cầu Giấy (1874) đã đẩy địch vào tình thế thất bại khichúng đánh chiếm Bắc Kì. Do tư tưởng chủ hoà chi phối nên thay vào việc phản công giặc, nhà Nguyễn chuyển sang thương lượng và kí kết Hiệp ước 1867, cắt toàn bộ Nam Kì cho Pháp.

- Từ những toan tính hẹp hòi, ích kỉ, nhà Nguyễn đã không phát huy được cuộc kháng chiến toàn dân, không phối hợp với nhân dân đánh giặc đến cùng mà đã từng bước bỏ rơi, ngăn cản cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống Pháp, phản bội cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Sự phản bội này thể hiện cả trong văn bản chỉ dụ của nhà vua và trong hành động của bọn quan lại thừa lệnh triều đình đi phá hoại phong trào kháng chiến của nhân dân. Chẳng hạn, ở Nam Bộ sau Điều ước 1862, Triều đình ra lệnh triệu hồi thủ lĩnh nghĩa quân Trương Định, Võ Duy Dương khi họ đang tổ chức kháng chiến. Hành động đó đã gián tiếp cứu nguy cho quân Pháp khi chúng bị phong trào kháng chiến của nhân dân vây hãm. Với sự nhu nhượng của mình nhà Nguyễn đã đi từ “thủ hòa” sang “chủ hòa”, phản bội phong trào kháng chiến của nhân dân, cuối cùng trở thành tay sai của thế lực ngoại xâm, chống lại cuộc kháng chiến của nhân dân.

- Đặt trong bối cảnh lịch sử nửa cuối thế kỉ XIX: nghĩa tư bản đang phát triển mạnh mẽ, đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, hầu hết các nước Á, Phi, Mĩ Latinh đã bị xâm lược (bị xâm lược và mất nước không phải là ngoại lệ). Mặt khác, so sánh tương quan lực lượng chênh lệch (Pháp là kẻ thù hơn ta cả một phương thức sản xuất); triều Nguyễn trong thời gian đầu có tổ chức đánh giặc…

Tuy nhiên, một số quốc gia nhờ thức thời, tiến hành cải cách đã thoát khỏi khủng hoảng và bảo vệ được độc lập (Nhật Bản, Xiêm) …; Tình thế nghiêm trọng, trước nguy cơ đối với sự tồn vong của đất nước có thể cứu vãn được nếu nhà Nguyễn biết sớm mở đường cho xã hội tiến lên theo hướng mới, tăng cường lực lượng vật chất và tinh thần của nhân dân để có đủ khả năng bảo vệ độc lập dân tộc trước cuộc tấn công của thực dân Pháp. Muốn làm như vậy triều đình cần phải có sự điều chỉnh các mối xung đột giữa địa chủ với nông dân, giữa giai cấp phong kiến bảo thủ với những thành phần tư sản mới chớm nở, đồng thời phải tiến hành cải cách duy tân đất nước, chỉnh đốn quân đội, cố kết nhân tâm. Tuy nhiên nhà Nguyễn vì đặt quyền lợi của dòng họ, của giai cấp lên trên hết và đã an phận chia sẻ quyền lực với thực dân Pháp, không còn để tâm đến việc tìm kiếm các biện pháp mang tính tích cực để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Vì thế nhiều đề nghị cải cách duy tâm tiến bộ của những người có tâm huyết đã bị số đông triều thần có đầu óc bảo thủ, có tầm nhìn hạn hẹp, bóp chết ngay từ trên giấy. Một số đề nghị cải cách Tự Đức có quan tâm và đã thực hiện, nhưng lại tiến hành một cách dè dặt, không triệt để, thường nửa chừng bỏ dở. Vì thế đã, làm cho thế lực của đất nước ngày càng lún sâu vào thất bại.

Các đề nghị cải cách của Phạm Phú Thứ, Bùi Viện, Đính Văn Diện, Nguyễn Trường Tộ có thể làm cho đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoàng do đó sức mạnh phòng thủ của đất nước được tăng lên.

- Đứng trước nguy cơ bị mất nước, nhà Nguyễn có thể lựa chọn con đường cải cách, duy tân đất nước như nước Nhật Bản và nước Xiêm. Tiếc thay nhà Nguyễn đã từ chối con đường này và đã bỏ lỡ cơ hội để có thể cứu nguy đất nước thoát khỏi hoạ xâm lăng.

Thái độ và hành động trên của triều đình phong kiến nhà Nguyễn thể hiện là do sự suy yếu, mất lòng dân, nhưng lại luôn đề cao về quyền lợi giai cấp của mình, đặt quyền lợi của giai cấp lên trên lợi ích dân tộc. Do suy yếu mà sợ Pháp và do mất lòng dân mà sợ cả dân. Có điều sợ Pháp mà nhà Nguyễn đi từ đối phó bị động, dần đi đến đầu hàng, phản bội quyền lợi dân tộc, quyền lợi nhân dân, còn sợ dân thì nhà Nguyễn xa rời nhân dân, chống lại dân, từ bỏ vai trò lãnh đạo, bỏ rơi, thậm chí ngăn cản, đàn áp phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân.

* Tương quan lực lượng chênh lệch giữa Việt Nam với kẻ thù xâm lược lúc đó có ảnh hưởng đến cuộc chiến của ta, dưới sự lãnh đạo của triều Nguyễn.

Cho đến khi phải đối mặt với họng súng xâm lược của Pháp, Việt Nam vẫn là một quốc gia phong kiến lạc hậu về mọi mặt. Với việc duy trì chế độ quân chủ chuyên chế theo kiểu phương Đông, lấy Nho giáo làm tư tưởng chính thống, triều Nguyễn đã không bắt kịp xu hướng phát triển của thời đại. Do vậy, khi Pháp tấn công xâm lược, thực lực về kinh tế, quân sự... của Việt Nam rất yếu kém. Ngoài ra, từ sự yếu kém về nhiều mặt, cộng thêm tệ quan lại nhũng lạm, triều Nguyễn gặp phải rất nhiều khó khăn trong vấn đề nội trị, nhất là phong trào chống đối của dân nghèo. Trong khi đó, Pháp là một quốc gia tư bản phát triển, thực lực về kinh tế, quân sự, khoa học kĩ thuật đều vượt trội so với Việt Nam. Chính tình trạng lạc hậu về mọi mặt như vậy đã gây ra những khó khăn nghiêm trọng cho triều Nguyễn trong việc tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến; ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần chiến đấu của quan quân. Chúng ta không lấy những khó khăn khách quan để biện hộ cho những sai lầm của triều Nguyễn trong quá trình tổ chức phòng thủ đất nước, tuy nhiên cũng cần thấy rằng hoàn cảnh khách quan khó khăn đã gây cho triều Nguyễn sự bất lợi nhiều hơn trong quá trình tổ chức, lãnh đạo của kháng chiến của nhân dân.

Có thể khẳng định rằng Việt Nam từ những năm đầu của thế kỉ XIX, đã bị đặt trong sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo, triều Nguyễn bằng những chính sách phản động đã tự thủ tiêu vai trò lãnh đạo của mình, đi đến đối lập sâu sắc với nhân dân, ngày càng lún sâu vào con đường nhượng bộ, cầu hoà, và cuối cùng là đi đến đầu hàng hoàn toàn, cấu kết với kẻ thù của dân tộc trong việc đàn áp, bóc lột nhân dân cả nước. Việc để mất nước vào tay thực dân Pháp, với trách nhiệm của triều Nguyễn, chính là một quá trình làm cho việc mất nước của Việt Nam từ không tất yếu, cuối cùng đã chuyển thành tất yếu.

Triều Nguyễn phải chịu trách nhiệm lớn đối với vận mệnh dân tộc - trách nhiệm chính trong việc để đất nước suy yếu và mất nước vào tay thực dân Pháp nửa cuối thế kỉ XIX Trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để mất nước ta vào tay tư bản Pháp vào hồi cuối thế kỉ XIX là điều hiển nhân, không thể chối cãi.

* Vai trò của giai cấp lãnh đạo trong kháng chiến:

Trong một cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của một quốc gia, sức mạnh to lớn của dân tộc chỉ có thể phát huy cao độ khi được tập hợp, đoàn kết dưới sự lãnh đạo của một giai cấp lãnh đạo có đường lối đúng đắn, khoa học. Giai cấp lãnh đạo là nhân tố giữ vai trò quyết định cho thắng lợi cho cuộc kháng chiến chống xâm lược.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc Việt Nam, bị thất bại nguyên nhân chủ yếu là do thiếu một giai cấp lãnh đạo tiên tiến, thiếu tổ chức nên không có đường lối đấu tranh đúng đắn; Giai cấp phong kiến Việt Nam, trước sự xâm lược của thực dân Pháp đã không nhận thức đúng yêu cầu khách quan của lịch sử gắn giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, giải phóng con người; không tập hợp và tổ chức được đông đảo các giai tầng yêu nước; từ đó không phát huy được vai trò của giai cấp lãnh đạo, tuy có ý thức chống Pháp nhưng không kiên quyết, bỏ qua nhiều cơ hội, không đứng về phía nhân dân, ngược lại đi từ: “thủ hoà” đến “đầu hàng kẻ xâm lược”, chống lại phong trào kháng chiến của nhân dân …. Cách mạng Việt Nam lâm vào khủng hoảng bế tắc về đường lối cứu nước, nhiệm vụ lịch sử đặt ra cho các thế hệ yêu nước đương thời là cần phải có một tổ chức cách mạng tiên phong, có đường lối cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc.

Câu 4.

.... còn nữa...

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đề KSCL học sinh giỏi Sử 12 cụm liên trường THPT Quỳnh Lưu - Hoàng Mai - Diễn Châu 2022-2023 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.6
13 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status