Để ôn luyện sâu kiến thức, các em cần tích cực giải các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập từ đó tìm ra phương pháp giải hay cho các dạng toán, chuẩn bị tốt cho các kì thi sắp tới. Dưới đây là hướng dẫn giải bài tập Toán lớp 4: Hình bình hành trang 102, 103 chi tiết nhất từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ miễn phí, hỗ trợ các em ôn luyện hiệu quả. Mời các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo dưới đây.
Trong các hình sau, hình nào là hình bình hành?
Phương pháp giải:
Quan sát các hình vẽ đã cho và dựa vào tính chất "hình bình hành có hai cặp cạnh đối song song và bằng nhau" để tìm hình bình hành trong các hình đã cho.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Hình 1, hình 2, hình 5 là hình bình hành.
(Hình 3, hình 4 không phải là hình bình hành vì có một cặp cạnh đối không song song).
Cho biết trong hình tứ giác ABCD:
AB và DC là hai cạnh dối điện.
AD và BC là hai cạnh đối diện.
Hình tứ giác ABCD và hình bình hành MNPQ, trong hai hình đó hình nào có cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau ?
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ đã cho để xác định hình có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Hình bình hành MNPQ có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
Vẽ thêm hai đoạn thẳng để được một hình bình hành.
Phương pháp giải:
Vẽ hình bình hành dựa vào tính chất : Hình bình hành có hai cặp cạnh đối song song và bằng nhau.
Hướng dẫn giải chi tiết:
a) Cạnh trên dài 6 ô. Dịch đỉnh A sang phải 6 ô ta được đỉnh D. Nối AD và CD ta có hình bình hành ABCD.
b) Cạnh dưới dài 5 ô. Dịch đỉnh snag trái 5 ô ta được đỉnh N. Nối MN và PN ta có hình bình hành MNPQ.
Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo và đối chiếu đáp án chính xác.
►Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn toán như đề kiểm tra học kì, 1 tiết, 15 phút trên lớp, hướng dẫn giải sách giáo khoa, sách bài tập được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.