Logo

Giải bài tập Toán lớp 4 trang 152 Luyện tập chung

Lời giải bài tập Toán lớp 4 trang 152 Luyện tập chung hay, ngắn gọn, dễ hiểu, bám sát nội dung sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 4. Chia sẻ phương pháp giải hiệu quả, dễ dàng ứng dụng với các dạng toán tương tự.
3.1
11 lượt đánh giá

Để ôn luyện sâu kiến thức, các em cần tích cực giải các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập từ đó tìm ra phương pháp giải hay cho các dạng toán, chuẩn bị tốt cho các kì thi sắp tới. Dưới đây là hướng dẫn giải bài tập Giải Toán lớp 4 trang 152 Luyện tập chung | Hay nhất đầy đủ nhất từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ miễn phí, hỗ trợ các em ôn luyện hiệu quả. Mời các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo dưới đây.

►Tham khảo bài học trước đó:

Giải Toán lớp 4 trang 151 Luyện tập - Bài 1, 2, 3, 4

Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó Lớp 4 - Bài 1, 2, 3

Giải Toán lớp 4 trang 147 Giới thiệu tỉ số - Bài 1, 2, 3, 4

Giải Toán lớp 4 trang 144, 145 Luyện tập chung - Bài 1, 2, 3, 4

Giải bài 1, 2, 3, 4 Toán lớp 4 Luyện tập chung trang 152

Bài 1 (trang 152 SGK Toán 4): 

Viết số thích hợp vào ô trống :

Hiệu số Tỉ của hai số Số bé Số lớn
15 2/3    
36 1/4    

Phương pháp giải:

1. Dựa vào tỉ số của hai số để biểu diễn số lớn và số bé bằng một số phần bằng nhau.

2. Tìm hiệu số phần bằng nhau.

3. Tìm giá trị của một phần bằng cách lấy hiệu hai số chia cho hiệu số phần bằng nhau.

4. Tìm số bé (lấy giá trị một phần nhân với số phần của số bé).

5. Tìm số lớn (lấy số bé cộng với hiệu của hai số ...).

Chú ý: Bước 3 và bước 4 có thể gộp thành một bước; có thể tìm số lớn trước rồi tìm số bé sau.

Lời giải:

+) Hàng thứ hai:

Coi số bé gồm 2 phần bằng nhau thì số lớn gồm 3 phần như thế.

Hiệu số phần bằng nhau là:

3 – 2 = 1 (phần)

Số bé là:

15 : 1 × 2 = 30

Số lớn là:

30 + 15 = 45

+) Hàng thứ ba:

Coi số bé gồm 1 phần thì số lớn gồm 4 phần như thế.

Hiệu số phần bằng nhau là:

4 – 1 = 3 (phần)

Số bé là:

36 : 3 × 1 = 12

Số lớn là:

12 + 36 = 48

Vậy ta có bảng kết quả như sau:

Hiệu số Tỉ của hai số Số bé Số lớn
15 2/3 30 45
36 1/4 12 48

Bài 2 (trang 152 SGK Toán 4): 

Hiệu của hai số là 738. Tìm hai số đó, biết rằng sô thứ nhất giảm 10 lần thì được số thứ hai.

Phương pháp giải:

1. Vẽ sơ đồ: Coi số thứ hai (vai trò là số bé) gồm 1 phần thì số thứ nhất (vai trò là số lớn) gồm 10 phần như thế.

2. Tìm hiệu số phần bằng nhau.

3. Tìm giá trị của một phần bằng cách lấy hiệu hai số chia cho hiệu số phần bằng nhau.

4. Tìm số bé (lấy giá trị một phần nhân với số phần của số bé).

5. Tìm số lớn (lấy số bé cộng với hiệu của hai số ...).

Chú ý: Bước 3 và bước 4 có thể gộp thành một bước; có thể tìm số lớn trước rồi tìm số bé sau.

Lời giải:

Hướng dẫn : Các bước giải :

Xác định tỉ số :

Vẽ sơ đồ.

Tìm hiệu số phần bằng nhau.

Tìm mỗi số.

Vì số thứ nhất giảm 10 lần thì được số thứ hai nên số thứ hai bằng 1/10 số thứ nhất.

Ta có sơ đồ:

Hiệu của hai số là 738. Tìm hai số đó, biết rằng sô thứ nhất giảm 10 lần thì được số thứ hai | Để học tốt Toán 4

Hiệu số phần bằng nhau là :

10 - 1 = 9 (phần)

Số thứ hai là:

738 : 9 = 82

Số thứ nhất là:

738 + 82 = 820

Đáp số: Số thứ nhất : 820; số thứ hai : 82

Bài 3 (trang 152 SGK Toán 4): 

Có 10 túi gạo nếp và 12 túi gạo tẻ cân nặng tất cả là 220kg. Biết rằng số cân nặng trong mỗi túi đền cân nặng bằng nhau. Hỏi có bao nhiêu ki-lô-gam gạo mỗi loại?

Phương pháp giải:

Tính tổng số túi gạo.

- Tính số ki-lô-gam gạo có trong một túi.

- Tính số gạo mỗi loại ta lấy số ki-lô-gam gạo có trong một túi nhân với số bao gạo tương ứng.

Lời giải:

Hướng dẫn:

Tìm số túi gạo cả hai loại

Tìm số túi gạo trong mỗi túi.

Tìm số túi gạo mỗi loại.

Số túi cả hai loại gạo là:

10+12=22 (túi)

Số ki-lô- gam trong mỗi túi là:

220:22=10(kg).

Số ki-lô-gam gạo nếp là:

10×10=100 (kg)

Số ki-lô-gam gạo tẻ là : 220-100=120 (kg)

Đáp số: Gạo nếp: 100kg; gạo tẻ: 120 kg.

Bài 4 (trang 152 SGK Toán 4): 

Quãng đường từ nhà An đến trường học dài 840m gồm hai đoạn đường ( xem hình vẽ), đoạn đường từ nhà An đến đến hiệu sách bằng đoạn đường từ hiệu sách đến trường học. Tính độ dài mỗi đoạn đường đó.

Quãng đường từ nhà An đến trường học dài 840m gồm hai đoạn đường ( xem hình vẽ) | Để học tốt Toán 4

Phương pháp giải:

1. Vẽ sơ đồ: Coi đoạn đường từ nhà An đến hiệu sách (vai trò là số bé) gồm 3 phần bằng nhau thì oạn đường từ hiệu sách đến trường học (vai trò là số lớn) gồm 5 phần như thế.

2. Tìm tổng số phần bằng nhau.

3. Tìm giá trị của một phần bằng cách lấy tổng hai số chia cho tổng số phần bằng nhau.

4. Tìm số bé (lấy giá trị một phần nhân với số phần của số bé).

5. Tìm số lớn (lấy tổng trừ đi số bé ...).

Chú ý: Bước 3 và bước 4 có thể gộp thành một bước; có thể tìm số lớn trước rồi tìm số bé sau.

Lời giải:

Hướng dẫn : Các bước giải :

Vẽ sơ đồ minh họa.

Tính tổng số phần bằng nhau.

Tính độ dài mỗi đoạn đường.

Ta có sơ đồ :

Quãng đường từ nhà An đến trường học dài 840m gồm hai đoạn đường ( xem hình vẽ) | Để học tốt Toán 4

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là :

3 + 5 = 8 (phần)

Đoạn đường từ nhà AN đến hiệu sách dài là :

Đoạn đường từ nhà An đến hiệu sách dài là :

840 : 8 × 3 = 315 (m)

Đoạn đường từ hiệu sách đến trường bằng nhau.

840 - 315 = 525 (m)

Đáp số: Đoạn đường đầu : 315 m;

Đoạn đường sau 525m.

Nói thêm: Các bước giải bài toán tìm hai số biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó:

Tìm (tổng hoặc hiệu) số phần bằng nhau.

Tìm giá trị 1 phần.

Tìm số bé.

Tìm số lớn.

Khi trình bày giải có thể gộp bước 2 và bước và bước 3 vào một phép tính gộp.

►Bài học tiếp theo: Giải Toán lớp 4 trang 153 Luyện tập chung | Hay nhất

File tải Giải Toán lớp 4 trang 152 Luyện tập chung

Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo và đối chiếu đáp án chính xác.
Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn toán khác được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.

Đánh giá bài viết
3.1
11 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status