Mời các em học sinh cùng quý phụ huynh tham khảo ngay hướng dẫn giải các bài tập 1, 2, 3, 4 trang 104, 105 sách giáo khoa Toán 4 gồm phương pháp giải và đáp án chính xác, chi tiết nhất được trình bày dễ hiểu dưới đây:
Hãy nêu tên các cặp cạnh đối diện trong: hình chữ nhật ABCD, hình bình hành EGHK, hình tứ giác MNPQ.
Phương pháp giải:
Quan sát kĩ các hình đã cho để tìm các cặp cạnh đối diện có trong mỗi hình vẽ đã cho.
Đáp án:
Hình chữ nhật ABCD có:
Hình bình hành EGHK có
Hình tứ giác MNPQ có
Viết vào ô trống theo mẫu:
Độ dài đáy |
7cm |
14cm |
23cm |
Chiều cao |
16cm |
13cm |
16cm |
Diện tích hình bình hành |
7 × 16 = 112 (cm2) |
|
|
Phương pháp giải:
Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
S = a × h
(S là diện tích, a là độ dài cạnh đáy, h là chiều cao hình bình hành).
Đáp án:
Độ dài đáy | 7cm | 14cm | 23cm |
Chiều cao | 13cm | 13cm | 16cm |
Diện tích hình bình hành | 7 × 16 = 112 (cm2) | 14 × 13 = 182 (cm2) | 23 × 16 = 368 (cm2) |
Hình bình hành ABCD có độ dài cạnh AB là a, độ dài cạnh BC là b
Công thức tính chu vi P của hình bình hành là:
P = (a+ b) × 2 (a và b cùng một đơn vị đo)
Áp dụng công thức trên để tính chu vi hình bình hành, biết:
a) a = 8cm; b = 3cm
b) a = 10dm; b = 5dm
Phương pháp giải:
Thay chữ bằng số vào biểu thức P = (a + b) × 2 rồi tính giá trị biểu thức đó.
Đáp án:
a) Với a = 8cm; b = 3cm thì chu vi hình bình hành là:
P = (8 + 3) × 2 = 22 (cm)
b) Với a = 10dm; b = 5dm thì chu vi của hình bình hành là:
P = (10 + 5) × 2 = 30 (dm)
Một mảnh đất trồng hoa hình bình hành có độ dài đáy là 40dm, chiều cao là 25dm. Tính diện tích của miếng đất đó?
Phương pháp giải:
Áp dụng cách tính diện tích hình bình hành:
Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
Đáp án:
Diện tích của mảnh đất là:
40 × 25 = 1000 (dm2)
Đáp số: 1000dm2
CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải Giải toán lớp 4 trang 104, 105 file word, pdf hoàn toàn miễn phí