Mời các em học sinh tham khảo ngay nội dung hướng dẫn soạn Công nghệ 10 Bài 1: Bài mở đầu được bày chi tiết, dễ hiểu nhất dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bài học này, từ đó chuẩn bị tốt cho tiết học sắp tới nhé.
(Trang 5 SGK Công nghệ 10): Dựa vào biểu đồ em có nhận xét gì về đóng góp của ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước.
Trả lời:
- Ngành nông, lâm, ngư nghiệp đóng góp hơn 1/5 trong cơ cấu tổng sản phẩm của cả nước.
- Xu hướng đóng góp của nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng giảm do nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
(Trang 6 SGK Công nghệ 10): Em hãy nêu một số sản phẩm của nông, lâm, ngư nghiệp được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Trả lời:
- Nông nghiệp: Trồng mía cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường, đậu tương, ngô cung cấp cho nhà máy chế biến thực phẩm.
- Lâm nghiệp: Trồng gỗ (như gỗ keo) để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy giấy.
- Ngư nghiệp: Nuôi cá để phục vụ xuất khẩu. Thủy hải sản đóng hộp.
(Trang 6 SGK Công nghệ 10): Căn cứ vào số liệu trong bảng 1, em hãy cho biết: Sản phẩm của nông, lâm, ngư nghiệp chiến bao nhiêu % giá trị hàng hóa xuất khẩu.
Trả lời:
- Sản phẩm của nông lâm ngư nghiệp năm 1995 chiếm 46.26% tổng giá trị xuất khẩu:
+ Nông sản chiếm: 69.21% tổng giá trị xuất khẩu của nông, lâm, ngư nghiệp.
+ Lâm sản chiếm: 6.06% tổng giá trị xuất khẩu của nông, lâm, ngư nghiệp.
+ Hải sản chiếm: 24.64% tổng giá trị xuất khẩu của nông, lâm, ngư nghiệp.
- Sản phẩm của nông lâm ngư nghiệp năm 2000 chiếm 28.85% tổng giá trị xuất khẩu:
+ Nông sản chiếm: 61.06% tổng giá trị xuất khẩu của nông, lâm, ngư nghiệp.
+ Lâm sản chiếm: 3.7% tổng giá trị xuất khẩu của nông, lâm, ngư nghiệp.
+ Hải sản chiếm: 35.21% tổng giá trị xuất khẩu của nông, lâm, ngư nghiệp.
- Sản phẩm của nông lâm ngư nghiệp năm 2004 chiếm 25.14% tổng giá trị xuất khẩu:
+ Nông sản chiếm: 52.73% tổng giá trị xuất khẩu của nông, lâm, ngư nghiệp.
+ Lâm sản chiếm: 3.85% tổng giá trị xuất khẩu của nông, lâm, ngư nghiệp.
+ Hải sản chiếm: 43.41% tổng giá trị xuất khẩu của nông, lâm, ngư nghiệp.
- Tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, ngư nghiệp tăng dần qua các năm. Tuy nhiên % trong tổng giá trị xuất khẩu giảm.
(Trang 7 SGK Công nghệ 10): Em hãy so sánh tốc độ gia tăng sản lượng lương thực giai đọa từ năm 1995 đến 2000 với giai đoạn từ 2000 đến năm 2004.
Trả lời:
- Tốc độ gia tăng sản lượng lương thực giai đoạn từ 1995 đến 2000 là 7 triệu tấn (1.4 tr tấn/ năm).
- Tốc độ gia tăng sản lượng lương thực giai đoạn từ 2000 đến 2004 là 4.7 triệu tấn (1.175 tr tấn/ năm).
- Nhận xét: Tốc độ gia tăng sản lượng lương thực giai đoạn từ 1995 đến 2000 cao hơn tốc độ gia tăng sản lượng lương thực giai đoạn từ 2000 đến 2004.
(Trang 7 SGK Công nghệ 10): Em hãy so sánh tốc độ gia tăng sản lượng lương thực giai đọa từ năm 1995 đến 2000 với giai đoạn từ 2000 đến năm 2004.
Trả lời:
Tốc độ gia tăng sản lượng lương thực bình quân trong giai đoạn từ 1995 đến 2004 là:
(39.3-27.6)/9 =1.3 tr tấn/ năm.
(Trang 7 SGK Công nghệ 10) Sản lượng lương thực gia tăng có ý nghĩa như thế nào trong việc đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia?
Trả lời:
Sản lượng lương thực tăng có ý nghĩa quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia. Đưa Việt Nam từ nước thiếu lương thực thành nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới.
(Trang 7 SGK Công nghệ 10) Em hãy nêu ra một số sản phẩm nông lâm, ngư nghiệp của nước ta đã xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Trả lời:
- Nông sản: Đứng đầu là gạo, sau đó đến đỗ tương, lạc, xoài, chôm chôm.
- Lâm sản: Xuất khẩu một số loại gỗ ra nước ngoài.
- Hải sản: Cá ba sa, cá hồi, hải sản đóng hộp.
Câu 1 trang 8 Công nghệ 10
Em hãy nêu vai trò của ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
Lời giải:
Vai trò của ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân:
- Góp phần tiêu thụ một số sản phẩm như phân bón, thức ăn chăn nuôi,... làm tăng trưởng kinh tế.
- Đóng góp một phần lớn vào tổng cơ cấu sản phẩm trong nước.
- Cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng trong nước.
- Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến (mía, cá hộp, thịt hộp).
- Đóng vai trò quan trọng trong hàng hóa xuất khẩu.
- Tạo việc làm cho nhiều lao động (chiếm 50% tổng số lao động tham gia vào các ngành kinh tế).
Câu 2 trang 8 Công nghệ 10
Nêu những thành tựu và hạn chế của ngành nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta hiện nay. Cho ví dụ minh họa.
Lời giải:
- Thành tựu:
+ Sản lượng lương thực liên tục tăng.
+ Bước đầu hình thành một số ngành sản xuất hàng hóa tập trung.
+ Đã có những sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
+ Ví dụ: Sản lượng lương thực tăng 11.7 tr tấn từ năm 1995 – 2004, có nhiều loại hải sản xuất khẩu như cá hồi, cá ba sa.
- Hạn chế:
+ Chất lượng thấp, khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
+ Năng suất không cao.
+ Hệ thống giống cây trồng, vật nuôi, các quy trình (bảo quản, chế biến,…) còn quá lạc hậu. Chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm thô.
+ Ví dụ: Việt Nam chỉ hơn Thái Lan về số lượng gạo xuất khẩu tuy nhiên chất lượng và giá bán kém xa Thái Lan.
Câu 3 trang 8 Công nghệ 10
Nêu những nhiệm vụ chính của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nước ta trong thời gian tới.
Lời giải:
Những nhiệm vụ chính quả sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nước ta trong thời gian tới:
- Đảm bảo an ninh lương thực bằng cách tăng cường sản xuất lương thực.
- Dần dần đưa ngành chăn nuôi thành ngành xuất khẩu chủ đạo.
- Xây dựng được nền nông nghiệp tăng trưởng nhanh và bền vững. Tức là sản xuất đủ lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu nhưng không gây hại cho môi trường.
- Ứng dụng khoa học, công nghệ vào chọn, tạo giống vật nuôi và cây trồng.
- Ứng dụng khoa học kĩ thuật vào bảo quản, chế biến.
I - TẦM QUAN TRỌNG CỦA SẢN XUẤT NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới, điều kiện khí hậu và đất đai thích hợp sinh trưởng, phát triển nhiều loại vật nuôi, cây trồng
Những điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp:
- Gần hai phần ba dân số sống bằng nghề nông
- Nhân dân cần cù, chăm chỉ
Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp có những đóng góp đáng kể trong nền kinh tế quốc dân.
1. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đóng góp một phần không nhỏ vào cơ cấu tổng sản phẩm trong nước
Dựa vào biểu đồ em có nhận xét gì về đóng góp của ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước?
2. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến
Em hãy nêu một số sản phẩm của nông, lâm, ngư nghiệp được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiêp chế biến?
3. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp có vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hóa và xuất khẩu
Căn cứ vào số liệu trong bảng, em hãy cho biết: Sản phẩm của nông, lâm, ngư nghiệp chiếm bao nhiêu % giá trị hàng hoá xuất khẩu.
4. Hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp còn chiếm trên 50% tổng số lao động tham gia vào các ngành kinh tế
II - TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY
1. Thành tựu
a) Thành tựu nổi bật nhất là sản xuất lương thực tăng liên tục
So sánh tốc độ gia tăng sản lượng lương thực giai đoạn từ năm 1995 đến 2000 với giai đoạn từ 2000 đến năm 2004.
Hãy cho biết tốc độ gia tăng sản lượng lương thực từ bình quân trong giai đoạn từ năm 1995 đến 2004.
Sản lượng lương thực gia tăng có ý nghĩa như thế nào trong việc đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia?
b) Thành tựu thứ hai là bước đầu đã hình thành một số ngành sản xuất hàng hóa với các vùng sản xuất tập trung, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
c) Một số sản phẩm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp được xuất khẩu ra thị trường quốc tế
Em hãy nêu một số sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta đã xuất khẩu ra thị trường thế giới?
2. Hạn chế
Năng suất và chất lượng sản phẩm còn thấp
Hệ thống giống cây trồng, vật nuôi; cơ sở bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa chất lượng cao
III - PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP Ở NƯỚC TA
Trong thời gian tới, ngành nông, lâm, ngư nghiệp nước ta cần thực hiện tốt các nhiệm vụ chính sau đây:
1. Tăng cường sản xuất lương thực để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia
2. Đầu tư phát triển chăn nuôi để đưa ngành này thành ngành sản xuất chính
3. Xây dựng nền nông nghiệp tăng trưởng nhanh và bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái – đủ lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, xuất khẩu nhưng không gây ô nhiễm môi trường.
4. Áp dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực chọn, tạo giống vật nuôi, cây trồng để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
5. Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch
►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải Công nghệ lớp 10 Bài 1: Bài mở đầu chi tiết, đầy đủ nhất, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi, hỗ trợ các em ôn luyện giải đề đạt hiệu quả nhất.