Mời các em học sinh tham khảo ngay nội dung hướng dẫn soạn Công nghệ 10 Bài 25: Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản được bày chi tiết, dễ hiểu nhất dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bài học này, từ đó chuẩn bị tốt cho tiết học sắp tới nhé.
(Trang 76 SGK Công nghệ 10): Em hãy cho ví dụ về những công thức lai kinh tế mà em biết trong sản xuất ở địa phương.
Trả lời:
Ví du: Lợn ỉ Móng Cái đực được lai với lợn Đại Bạch.
(Trang 76 SGK Công nghệ 10): Em hãy cho biết phương pháp lai gây thành có ưu điểm gì?
Trả lời:
Phương pháp lai gây thành tạo ra được những giống vật nuôi có năng suất cao, phương pháp lai không quá phức tạp.
Câu 1 trang 76 Công nghệ 10
Trình bày khái niệm và mục đích của việc nhân giống thuần chủng.
Lời giải:
- Nhân giống thuần chủng là ghép đôi giữa hai cá thể đực cái cùng một giống.
- Mục đích của nhân giống thuần chủng: Đời con thừa hưởng những đặc tính di truyền của giống đó, giống được duy trì, phát triển về số lượng, chất lượng của giống được nâng cao.
Câu 2 trang 76 Công nghệ 10
Trình bày khái niệm và mục đích của việc lai giống.
Lời giải:
- Lai giống là ghép đôi giữa những cá thể đực và cái khác giống.
- Mục đích: Phát huy được các đặc tính tốt của các giống, loại bỏ những nhược điểm, từ đó tăng sức sống, khả năng sản xuất ở đời con, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Câu 3 trang 76 Công nghệ 10
Thế nào là lai kinh tế, vẽ sơ đồ lai kinh tế hai giống và lai kinh tế ba giống? Cho ví dụ:
Lời giải:
- Lai kinh tế là lai giữa các cá thể khác giống, tạo ra thế hệ sau có sức sản xuất cao hơn nhưng chỉ được nuôi để lấy sản phẩm chứ không được làm giống.
- Sơ đồ lai kinh tế hai giống
- Sơ đồi lai kinh tế ba giống
- Ví dụ: Lai giữa lợn Ham sai và lợn Đu rốc.
Câu 4 trang 76 Công nghệ 10
Thế nào là lai gây thành? Mục đích của lai gây thành có gì giống và khác lai kinh tế?
Lời giải:
Lai kinh tế | Lai gây thành | |
Giống nhau | Đều là lai giữa hai hay nhiêu giống, tạo ra thế hệ sau có sức sản xuất cao hơn. | |
Khác nhau | Thế hệ sau chỉ để nuôi lấy sản phẩm như thịt, trứng, sữa,… không được giữ lại làm giống | Thế hệ sau nếu tốt sẽ được nhân lên để tạo ra giống mới. |
I - Nhân giống thuần chủng:
1. Khái niệm:
Là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa 2 cá thể đực và cái cùng giống đó để có được đời con mang hoàn toàn các đặc tính di truyền của giống đó
Ví dụ: Lợn đực Móng cái x Lợn cái Móng cái --> Lợn Móng cái
2. Mục đích
II – LAI GIỐNG
1. Khái niệm:
Là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa các cá thể khác giống nhằm tạo ra con lai mang những tính trạng di truyền mới tốt hơn bố mẹ
2. Mục đích:
Làm thay đổi đặc tính di truyền của giống đã có hoặc tạo ra giống mới
Sử dụng ưu thế lai làm tăng sức sống và khả năng sản xuất ở đời con nhằm thu được hiệu quả cao trong chăn nuôi và thuỷ sản
3. Một số phương pháp lai
a) Lai kinh tế là phương pháp cho lai giữa các cá thể khác giống để tạo ra con lai có sức sản xuất cao hơn. Tất cả con lai sử dụng nuôi lấy sản phẩm, không dùng để làm giống. Lai kinh tế đơn giản là lai giữa 2 giống, lai kinh tế phức tạp là lai giữa 3 giống trở lên.
Sơ đồ: hình 25.2
b) Lai gây thành ( lai tổ hợp) là phương pháp cho lai giữa 2 hay nhiều giống, sau đó chọn lọc đời lai tốt để nhân giống mới.
Được sử dụng nhiều trong chăn nuôi và thuỷ sản và có năng suất cao.
Đặc điểm các giống cá trong công thức lai
- Cá chép Việt Nam: thịt ngon, chịu được môi trường không thuận lợi
- Cá chép Hungary: to khoẻ, nhiều thịt, lớn nhanh nhưng không thích nghi với điều kiện nắng, nóng, bẩn.
- Cá chép lai F1: ưu điểm giống bố và mẹ, cá F1 không sinh sản nhân tạo được nên sản xuất giống khó khăn.
- Cá chép vàng Indonexia lớn nhanh, to, ngoại hình đẹp.
- Cá chép V1 là giống mới được tạo ra, ưu điểm bố và mẹ, có thể cho đẻ và thụ tinh nhân tạo nên sản xuất giống dễ dàng.
►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải Công nghệ lớp 10 Bài 25: Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản chi tiết, đầy đủ nhất, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi, hỗ trợ các em ôn luyện giải đề đạt hiệu quả nhất.