Mời các em học sinh tham khảo ngay nội dung hướng dẫn soạn Công nghệ 10 Bài 19: Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường được bày chi tiết, dễ hiểu nhất dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bài học này, từ đó chuẩn bị tốt cho tiết học sắp tới nhé.
Câu 1 trang 60 Công nghệ 10
Nêu ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật.
Lời giải:
Ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật là:
- Gây hiệu ứng cháy, táp lá, thân, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây, làm giảm số lượng và chất lượng nông sản.
- Ngoài khả năng tiêu diệt sâu bệnh thì nó cũng những thiên địch sống trên đồng ruộng, trên đất, trong nước.
- Tạo điều kiện để hình thành những dạng dịch đột biến có thể chịu được thuốc hóa học bảo vệ thực vật.
Câu 2 trang 60 Công nghệ 10
Nêu ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến môi trường xung quanh.
Lời giải:
- Lượng thuốc hóa học tích lũy trong sản phẩm của trồng trọt, khi con người hoặc vật nuôi ăn phải có thể bị ngộ độc.
- Thuốc hóa học ngấm vào nước, đất ngấm vào động vật thủy sinh, nông sản, gây ra một số bệnh, ngộ độc cho con người.
Câu 3 trang 60 Công nghệ 10
Trình bày những biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường xung quanh.
Lời giải:
Những biện pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật:
- Chỉ sử dụng khi dịch đến ngưỡng có hại, các biện pháp khác tỏ ra không hiệu quả nữa.
- Cần chọn lọc khi sử dụng thuốc, ưu tiên những loại có khả năng phân hủy nhanh trong môi trường.
- Sử dụng đúng thuốc, đúng thời gian, không được sử dụng quá nồng độ hoặc liều lượng.
- Tuân thủ những quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
I - ẢNH HƯỞNG XẤU CỦA THUỐC HOÁ HỌC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN QUẦN THỂ SINH VẬT
Thuốc hoá học thường có phổ độc rất rộng với nhiều loại sâu, bệnh. Vì vậy có thể sử dụng rất linh động (một loại thuốc cho nhiều loại sâu, bệnh).
Thường sử dụng với nồng độ hoặc liều lượng cao, làm thuốc tác động đên mô, tế bào của cây trồng gây ra hiệu ứng cháy, táp lá, thân, ảnh hưởng phát triển sinh trưởng cây trồng
Sử dụng thuốc không hợp lí tác động xấu đến quẩn thể sinh vật có ích trên ruộng đồng, trong đất, trong nước; phá vỡ thế cân bằng ổn định quần thể sinh vật.
Xuất hiện quần thể dịch hại kháng thuốc. Sử dụng một số loại thuốc liên tục hoặc nhiều loại tính năng giống nhau hình thành các dạng dịch hại đột biến có khả năng chịu đựng cao với thuốc hoá học.
II - ẢNH HƯỞNG XẤU CỦA THUỐC HÓA HỌC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN MÔI TRƯỜNG
Do sử dụng không hợp lí: nồng độ, liều lượng quá cao, thời gian cách li ngắn, thuốc gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, không khí và nông sản
Một lượng lớn thuốc hoá học tích luỹ trong lương thực, thực phẩm gây tác hại xấu đến sức khỏe của con người và nhiều loại vật nuôi.
Do thuốc được tích lũy trong đất, nước, đi vào cơ thể động vật thuỷ sinh (cua, tôm, cá), vào thực phẩm (thóc, gạo, ngô) cuối cùng vào cơ thể con người
Đã có nhiều trường hợp ngộ độc do ăn phải thực phẩm có dư lượng thuốc hoá học bảo vệ thực vật.
III - BIỆN PHÁP HẠN CHẾ NHỮNG ẢNH HƯỞNG XẤU CỦA THUỐC HOÁ HỌC BẢO VỆ THỰC VẬT
Chỉ dùng thuốc hóa học bảo vệ khi dịch hại tới ngưỡng gây hại
Sử dụng loại thuốc có tính chọn lọc cao; phân huỷ nhanh trong môi trường
Sử dụng đúng thuốc, đúng thời gian, đúng nồng độ và liều lượng, đúng cách
Trong quá trình bảo quản, sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật cần tuân thủ quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường
►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải Công nghệ lớp 10 Bài 19: Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường chi tiết, đầy đủ nhất, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi, hỗ trợ các em ôn luyện giải đề đạt hiệu quả nhất.