Logo

Soạn Công Nghệ lớp 10 Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng

Soạn Công Nghệ lớp 10 Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng, hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi và giải bài tập trong sách giáo khoa (SGK) kèm theo tổng hợp lý thuyết trọng tâm.
3.3
2 lượt đánh giá

Mời các em học sinh tham khảo ngay nội dung hướng dẫn soạn Công nghệ 10 Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng được bày chi tiết, dễ hiểu nhất dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bài học này, từ đó chuẩn bị tốt cho tiết học sắp tới nhé.

Trả lời câu hỏi SGK Bài 15 Công Nghệ 10 trang 47, 48

(Trang 47 SGK Công nghệ 10): 

Em hãy cho biết tạc dụng của các biện pháp ngăn ngừa sự phát triển của sâu bệnh.

Trả lời:

- Cày bừa, ngâm đất, phơi đất: Tạo điều kiện không thuận lợi cho sâu bệnh hại có sẵn trong đồng ruộng.

- Phát quang bờ ruộng: Phá bỏ nơi trú ẩn của sâu, loại bỏ những trứng, nhộng của bệnh tiềm ẩn trong bụi cây.

- Xử lí và sử dụng giống cây trồng sạch bệnh: Ngăn ngừa nguồn sâu, bệnh hại có sẵn trong hạt giống, cây.

(Trang 48 SGK Công nghệ 10): 

Khi gặp điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao, cần phải làm gì để hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh?

Trả lời:

- Tăng sự chống chịu của cây, hạn chế sự thừa đạm bằng cách bón đủ đa vi lượng, đặc biệt là kali.

- Cắt tỉa cảnh để làm thoáng và tăng ánh sáng trực tiếp để hạn chế 1 số côn trùng ưa ánh sáng.

- Phun thuốc diệt sâu bệnh hại.

Giải bài tập SGK Bài 15 Công Nghệ lớp 10

Câu 1 trang 49 Công nghệ 10

Nguyên nhân nào dẫn đến sự xuất hiện ổ dịch trên đồng ruộng?

Lời giải:

Nguyên nhân xuất hiện ổ dịch trên đồng ruộng:

- Do nguồn bệnh tiềm ẩn trong đất, bụi cây cỏ, bờ ruộng mà không được cải tạo đúng cách.

- Sự di chuyển của nguồn nước đem theo 1 loại bệnh nào đó đến đồng ruộng.

- Sử dụng hạt giống, cây giống nhiễm bệnh.

Câu 2 trang 49 Công nghệ 10

Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng?

Lời giải:

- Mỗi loài sâu hại sinh trưởng, phát triển tốt nhất ở một giới hạn nhiệt độ nhất định.

- Nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng đến sự xâm nhập và lây lan của sâu bệnh hại.

- Độ ẩm thấp sẽ gây cái chết cho côn trùng do lượng nước trong cơ thể côn trùng biến đổi theo độ ẩm.

- Độ ẩm và nhiệt độ còn ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát sinh do anh hưởng đến nguồn thức ăn của sâu, bệnh.

Câu 3 trang 49 Công nghệ 10

Chế độ chăm sóc có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng? Cho ví dụ minh họa.

Lời giải:

- Chế độ chăm sóc có ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại cây trồng.

- Ví dụ: Nếu ta bón thừa đạm cho cây lúa thì lá sẽ phát triển mạnh, các mô chứa nhiều nước nên sâu bệnh có cơ hội phát triển mạnh.

Lý thuyết Công Nghệ Bài 15 lớp 10

I - NGUỒN SÂU, BỆNH HẠI

Nguồn sâu, bệnh hại có sẵn trên đồng ruộng: Trứng, nhộng của nhiều loài côn trùng gây hại; bào tử của nhiều loại bệnh tiểm ẩn trong đất, trong các bụi cây, cỏ ở bờ ruộng

Sử dụng hạt, giống cây con nhiễm sâu, bệnh là nguyên nhân làm cho sâu, bệnh xuất hiện trên đồng ruộng

Các biện pháp phòng ngừa sâu, bệnh nhân dân ta áp dụng các biện pháp: cày, bừa, ngâm đất, phơi đất, phát quang bờ ruộng, làm vệ sinh đồng ruộng, …; xử lí và sử dụng giống cây trồng sạch bệnh.

II - ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU, ĐẤT ĐAI

1. Nhiệt độ môi trường

Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển, phát sinh của sâu bệnh.

Mỗi một loại sâu hại sinh trưởng, phát triển tốt trong một giới hạn nhiệt độ nhất định. Ở giới hạn nhiệt độ này, sâu bệnh sinh trưởng mạnh nhất. Ngoài giới hạn sâu hại ngừng hoạt động, thậm chí còn bị chết.

Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình xâm nhập và lây lan của bệnh hại

Ví dụ:

- Nhiệt độ từ 250 – 300C, độ ẩm cao, nấm phát triển

- Nhiệt độ từ 450 – 500C, nấm bị chết

2. Độ ẩm không khí và lượng mưa

Lượng nước trong cơ thể côn trùng biến đổi theo độ ẩm không khí và lượng mưa. Độ ẩm không khí thấp, lượng nước trong cơ thể côn trùng giảm, côn trùng có thể bị chết

Nhiệt độ và độ ẩm còn gián tiếp ảnh hưởng đến phát sinh, phát triển của sâu bệnh trồng qua ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của sâu bệnh hại.

Nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt tạo nên nguồn thức ăn phong phú của chúng.

3. Điều kiện đất đai

Đất thiếu hoặc thừa dinh dưỡng cây trồng không phát triển bình thường nên dễ bị sâu bệnh phá hoại.

- Trên đất giàu mùn, giàu đạm, cây trồng dễ mắc bệnh ôn đạo, bạc lá.

- Trên đất chua, cây trồng kém phát triển và dễ bệnh tiêm lửa.

III - ĐIỀU KIỆN VỀ GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC

Sử dụng hạt giống, cây con nhiễm bệnh là điều kiện thuận lợi để sâu, bệnh phát triển.

Chế độ nước mất cân đối giữa nước và phân bón làm sâu bệnh phát triển mạnh.

Bón phân nhiều, đặc biệt là phân đạm làm tăng tính nhiễm bệnh cây trồng, bộ lá phát triển mạnh, là nguồn thức ăn phong phú, tạo điều kiện cho sâu, bệnh phát triển.

Ngập úng và những vết thương cơ giới tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập vào cây trồng.

IV - ĐIỀU KIỆN ĐỂ SÂU, BỆNH PHÁT TRIỂN THÀNH DỊCH

Ổ dịch: Là nơi xuất phát của sâu bệnh để phát triển rộng trên đồng ruộng

Nếu gặp các điều kiện thuận lợi: có đủ thức ăn; nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, sâu bệnh sẽ sinh sản mạnh, ổ dịch sẽ lan nhanh

Chỉ sau một vài ngày ổ dịch sẽ lan ra khắp cánh đồng. Khi phát hiện có ổ dịch, nếu có biện pháp diệt trừ kịp thời thì ổ dịch sẽ được dập tắt.

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải Công nghệ lớp 10 Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng chi tiết, đầy đủ nhất, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi, hỗ trợ các em ôn luyện giải đề đạt hiệu quả nhất.

Đánh giá bài viết
3.3
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status