Để ôn luyện sâu kiến thức, các em cần tích cực giải các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập từ đó tìm ra phương pháp giải hay cho các dạng toán, chuẩn bị tốt cho các kì thi sắp tới. Dưới đây là hướng dẫn giải bài tập Toán lớp 6 trang 75 Bài 2: Góc (Tập 2) | Hay nhất từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ miễn phí, hỗ trợ các em ôn luyện hiệu quả. Mời các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo dưới đây.
Hãy nêu một số hình ảnh thực tế của góc, của góc bẹt.
Lời giải
- Một số hình ảnh thực tế về góc: Góc tạo thành bởi kim giờ và kim phút của đồng hồ, mái nhà, Hai cạnh của thước xếp...
- Một số hình ảnh về góc bẹt như: Quyển vở mở ra, góc tạo thành bởi kim giờ và kim phút lúc 6 giờ...
Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:
a) Hình gồm hai tia chung gốc Ox, Oy là ...... Điểm O là ...... Hai tia Ox, Oy là ......
b) Góc RST có đỉnh là ......, có hai cạnh là ......
c) Góc bẹt là ......
Lời giải
a) Hình gồm hai tia chung gốc Ox, Oy là góc xOy. Điểm O là đỉnh. Hai tia Ox, Oy là hai cạnh của góc.
b) Góc RST có đỉnh là S, có hai cạnh là SR và ST.
c) Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau.
Quan sát hình 7 rồi điền vào bảng sau:
Lời giải
Đọc tên và viết kí hiệu các góc ở hình 8. Có tất cả bao nhiêu góc?
Lời giải
Có 3 góc là góc BAC, góc CAD, góc BAD
Kí hiệu:
Điền vào chỗ trống trong phát biểu sau:
Khi hai tia Oy, Oz không đối nhau, điểm A nằm trong góc yOz nếu tia OA nằm giữa hai tia .....
Lời giải
Khi hai tia Oy, Oz không đối nhau, điểm A nằm trong góc yOz nếu tia OA nằm giữa hai tia Oy, Oz.
Lấy ba điểm không thằng hàng A, B, C. Gạch chéo phần mặt phẳng chứa tất cả các điểm nằm trong cả ba góc BAC, ACB, CBA.
Lời giải:
Gạch chéo phần mặt phẳng chứa tất cả các điểm nằm trong góc BAC là :
Gạch chéo phần mặt phẳng chứa tất cả các điểm nằm trong góc ACB là
Gạch chéo phần mặt phẳng chứa tất cả các điểm nằm trong góc ABC là :
Vậy phần mặt phẳng chứa tất cả các điểm nằm trong cả ba góc BAC, ACB, CBA là phần gạch chéo chung của 3 hình vẽ trên và là phần trong của tam giác ABC.
1. Góc
Góc là hình gồm hai tia chung gốc . Gốc chung của hai tia gọi là đỉnh của góc . Hai tia là hai cạnh của góc
Kí hiệu:
Góc xOy; yOx; O (Viết đỉnh ở giữa)
2. Góc bẹt
Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau
3. Vẽ góc
Cho tia Ox, vẽ góc xOy sao cho ∠xOy = mo (0o < mo < 180o)
+ Đặt thước đo góc sao cho tâm thước trùng với góc O của tia Ox và tia Ox đi qua vạch 0o
+ Kẻ tia Oy qua vạch mo của thước
Nhận xét: Trên mặt phẳng cho trước có bờ chứa tia Ox, bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một tia Oy sao cho ∠xOy = mo
4. Điểm nằm trong góc
Điểm nằm trong góc
Khi hai tia Ox và Oy không đối nhau, điểm M gọi là điểm nằm trong góc xOy nếu tia OM nằm giữa hai tia Ox và Oy. Khi đó tia OM nằm trong góc xOy
Nếu tia OM nằm trong góc xOy thì mọi điểm thuộc tia OM đều nằm trong góc xOy
►►Tải free hướng dẫn giải bài tập Toán lớp 6 trang 75 Bài 2: Góc (Tập 2) chi tiết file word, pdf tại đường link dưới đây:
Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo và đối chiếu đáp án chính xác.
►Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn toán như đề kiểm tra học kì, 1 tiết, 15 phút trên lớp, hướng dẫn giải sách giáo khoa, sách bài tập được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.