Giải Toán lớp 6 SGK tập 1 trang 91, 92, 93: Nhân hai số nguyên cùng dấu bao gồm đáp án và hướng dẫn giải chi tiết tương ứng với từng bài tập trong sách. Lời giải bài tập Toán 6 này sẽ giúp các em học sinh ôn tập các dạng bài tập có trong sách giáo khoa. Sau đây mời các em cùng tham khảo lời giải chi tiết
a. Nhân hai số nguyên dương
+ Nhân hai số nguyên dương chính là nhân hai số tự nhiên khác 0.
b. Nhân hai số nguyên âm
+ Muốn nhân hai số nguyên âm, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng.
c. Kết luận
* Chú ý:
+ Các nhận biết dấu của tích:
+ a.b = 0 thì hoặc a = 0 hoặc b = 0
+ Khi đổi dấu một thừa số thì tích đổi dấu. Khi đổi dấu hai thừa số thì tích không thay đổi.
Tính:
a) (+3) . (+9) |
b) (-3) . 7 |
c) 13 . (-5) |
d) (-150) . (-4) |
e) (+7) . (-5) |
|
Hướng dẫn:
+ Nếu a, b cùng dấu thì a.b = |a| . |b|
+ Nếu a, b khác dấu thì a.b = -(|a| . |b|)
+ Các nhận biết dấu của tích:
Đáp án:
a) (+3) . (+9) = 27
b) (-3) . 7 = -21
c) 13 . (-5) = -65
d) (-150) . (-4) = 600
e) (+7) . (-5) = -35
Tính 27 . (-5). Từ đó suy ra các kết quả:
(+27) . (+5) |
(-27) . (+5) |
(-27) . (-5) |
(+5) . (-27) |
Hướng dẫn:
+ Nếu a, b cùng dấu thì a.b = |a| . |b|
+ Nếu a, b khác dấu thì a.b = -(|a| . |b|)
+ Các nhận biết dấu của tích:
Đáp án:
(+27) . (+5) = 135 |
(-27) . (+5) = -135 |
(-27) . (-5) =135 |
(+5) . (-27)= -135 |
Cho a là một số nguyên âm. Hỏi b là số nguyên âm hay số nguyên dương nếu biết:
a) a.b là một số nguyên dương?
b) a.b là một số nguyên âm?
Hướng dẫn:
+ Nếu a, b cùng dấu thì a.b = |a| . |b|
+ Nếu a, b khác dấu thì a.b = -(|a| . |b|)
+ Các nhận biết dấu của tích:
Đáp án:
a) Vì a.b là một số nguyên dương nên a và b là hai số nguyên cùng dấu, mà a là số nguyên âm nên b là số nguyên âm.
b) Vì a.b là một số nguyên âm nên a và b là hai số nguyên khác dấu, mà a là số nguyên âm nên b là số nguyên dương.
Trong trò chơi bắn bi vào các hình tròn vẽ trên mặt đất (h.52), bạn Sơn bắn được ba viên điểm 5, một viên điểm 0 và hai viên điểm -2; bạn Dũng bắn được hai viên điểm 10, một viên điểm -2 và ba viên điểm -4. Hỏi bạn nào được điểm cao hơn?
Hướng dẫn:
Ta tính tổng số điểm của bạn Sơn và bạn Dũng rồi so sánh.
Đáp án:
Số điểm Sơn đạt được là: 5.3 + 0.1 + (-2).2 = 15 + 0 + (-4) = 11 (điểm).
Số điểm Dũng đạt được là: 10.2 + (-2).1 + (-4).3 = 20 + (-2) + (-12) = 6 (điểm)
Vậy Sơn được điểm cao hơn.
So sánh:
a) (-7) . (-5) với 0 |
b) (-17) . 5 với (-5) . (-2) |
c) (+19) . (+6) với (-17) . (-10) |
|
Hướng dẫn:
Thực hiện phép tính và so sánh kết quả.
+ Nếu a, b cùng dấu thì a.b = |a| . |b|
+ Nếu a, b khác dấu thì a.b = -(|a| . |b|)
+ Các nhận biết dấu của tích:
Đáp án:
a) Có (-7).(-5) = 35
Vì 35 > 0 nên (-7).(-5) > 0
b) Có (-17).5 = -85 và (-5).(-2) = 10
Vì -85 < 10 nên (-17).5 < (-5).(-2)
c) Có (+19).(+6) = 114 và (-17).(-10) = 170
Vì 114 < 170 nên (+19).(+6) < (-17).(-10)
Giá trị của biểu thức (x – 2).(x + 4) khi x = -1 là số nào trong bốn đáp số A, B, C, D dưới đây:
A. 9 |
B. -9 |
C. 5 |
D. -5 |
Hướng dẫn:
Thay giá trị của x trong biểu thức bởi -1 rồi tính giá trị của biểu thức.
+ Nếu a, b cùng dấu thì a.b = |a| . |b|
+ Nếu a, b khác dấu thì a.b = -(|a| . |b|)
+ Các nhận biết dấu của tích:
Đáp án:
Thay x = -1 vào biểu thức (x – 2).(x + 4) ta được (-1-2).(-1 + 4) = (-3).(3) = -9
Đáp án đúng là: B.
Điền các dấu "+", "-" thích hợp vào ô trống:
Dấu của a |
Dấu của b |
Dấu của a.b |
Dấu của a.b2 |
+ |
+ |
||
+ |
- |
||
- |
+ |
||
- |
- |
Hướng dẫn:
+ Nếu a, b cùng dấu thì a.b = |a| . |b|
+ Nếu a, b khác dấu thì a.b = -(|a| . |b|)
+ Các nhận biết dấu của tích:
+ b2 ≥ 0 ∀ b ∈ Z
Đáp án:
Dấu của a |
Dấu của b |
Dấu của a.b |
Dấu của a.b2 |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
- |
- |
+ |
- |
+ |
- |
- |
- |
- |
+ |
- |
Tính:
a) (-25).8 |
b) 18.(-15) |
c) (-1500).(-100) |
d) (-13)2 |
Hướng dẫn:
+ Nếu a, b cùng dấu thì a.b = |a| . |b|
+ Nếu a, b khác dấu thì a.b = -(|a| . |b|)
+ Các nhận biết dấu của tích:
Đáp án:
a) (-25).8 = -200
b) 18.(-15) = -270
c) (-1500).(-100) = 150000
d) (-13)2 = (-13).(-13) = 169
Điền số vào ô trống cho đúng:
a |
-15 |
13 |
9 |
||
b |
6 |
-7 |
-8 |
||
ab |
-39 |
28 |
-36 |
8 |
Hướng dẫn:
+ Nếu a, b cùng dấu thì a.b = |a| . |b|
+ Nếu a, b khác dấu thì a.b = -(|a| . |b|)
+ Các nhận biết dấu của tích:
Đáp án:
a |
-15 |
13 |
-4 |
9 |
-1 |
b |
6 |
-3 |
-7 |
-4 |
-8 |
ab |
-90 |
-39 |
28 |
-36 |
8 |
Biết rằng 32 = 9. Còn có số nguyên nào khác mà bình phương của nó cũng bằng 9?
Hướng dẫn:
Khi nhân hai số nguyên âm ta được một số nguyên dương.
Đáp án:
Vì (-3).(-3) = 9 nên (-3)2 = 9
Cho x ∈ Z, so sánh: (-5).x với 0
Hướng dẫn:
Tập hợp gồm các số nguyên âm, số 0 và các số nguyên dương được gọi là tập hợp các số nguyên.
+ Nếu a, b cùng dấu thì a.b = |a| . |b|
+ Nếu a, b khác dấu thì a.b = -(|a| . |b|)
+ Các nhận biết dấu của tích:
Đáp án:
+ Trường hợp 1: x là số nguyên âm ⇒ (-5) và x là hai số nguyên cùng dấu
⇒ (-5).x > 0
+ Trường hợp 2: x là số nguyên dương ⇒ (-5) và x là hai số nguyên khác dấu
⇒ (-5).x < 0
+ Trường hợp 3: x = 0 ⇒ (-5).x = 0
Sử dụng máy tính bỏ túi
Dùng máy tính bỏ túi để tính:
a) (-1356).17 |
b) 39.(-152) |
c) (-1909).(-75) |
Đáp án:
a) (-1356).17 = -23052
b) 39.(-152) = -5928
c) (-1909).(-75) = 143175
►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Giải bài tập toán lớp 6 trang 91, 92, 93 tập 1, hỗ trợ tải file word, pdf hoàn toàn miễn phí.