Để ôn luyện sâu kiến thức, các em cần tích cực giải các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập từ đó tìm ra phương pháp giải hay cho các dạng toán, chuẩn bị tốt cho các kì thi sắp tới. Dưới đây là hướng dẫn giải bài tập Toán lớp 6 Bài 4: Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ miễn phí, hỗ trợ các em ôn luyện hiệu quả. Mời các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo dưới đây.
►Tham khảo các bài tập trước đó:
Giải Bài 2: Phân số bằng nhau Toán lớp 6 (Tập 2) | Hay nhất
Giải bài tập Toán lớp 6 trang 75 Bài 2: Góc (Tập 2) | Hay nhất
Các tập hợp sau có bao nhiêu phần tử ?
D = {0}, E = {bút, thước}, H = {x ∈ N | x ≤ 10}.
Lời giải
- Tập hợp D có 1 phần tử là 0
- Tập hợp E có 2 phần tử là bút, thước
- H = {x ∈ N | x ≤ 10} hay H = { 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10 }
Vậy tập hợp H có 11 phần tử
Tìm số tự nhiên x mà x + 5 = 2.
Lời giải
Ta có : x + 5 = 2
⇒ x = 2 – 5 (vô lý)
Vậy không có giá trị của x.
Cho ba tập hợp: M = {1; 5}, A = {1; 3; 5}, B = {5; 1; 3}.
Dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ giữa hai trong ba trường hợp trên.
Lời giải
Ta có:
Tập hợp M có 2 phần tử là: 3; 5
Tập hợp A có 3 phần tử là: 1; 3; 5
Tập hợp B có 3 phần tử là: 5; 1; 3
Mọi phần tử của tập hợp M đều thuộc tập hợp A nên M ⊂ A
Mọi phần tử của tập hợp M đều thuộc tập hợp B nên M ⊂ B
Mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B nên A ⊂ B
Mọi phần tử của tập hợp B đều thuộc tập hợp A nên B ⊂ A
Mỗi tập hợp sau có bao nhiêu phần tử?
a) Tập hợp A các số tự nhiên x mà x - 8 = 12
b) Tập hợp B các số tự nhiên x mà x + 7 = 7
c) Tập hợp C các số tự nhiên x mà x . 0 = 0
d) Tập hợp D các số tự nhiên x mà x . 0 = 3
Lời giải:
a) Ta viết A = {x ∈ N | x – 8 = 12}.
x – 8 = 12 ⇒ x = 8 + 12 ⇒ x = 20 ∈ N.
Vậy A = {20}, A có một phần tử là 20.
b) Ta viết B = {x ∈ N | x + 7 = 7}
x + 7 = 7 ⇒ x = 7 – 7 ⇒ x = 0 ∈ N.
Vậy B = {0}, B có một phần tử là 0.
c) Ta viết: C = {x ∈ N | x.0 = 0}.
Mà ta đã biết mọi số tự nhiên nhân với 0 đều bằng 0.
Do đó C = N = {0, 1, 2, 3, 4, 5, ….}, C có vô số phần tử.
d) Ta viết D = {x ∈ N| x.0 = 3}.
Mà ta đã biết mọi số tự nhiên nhân với 0 đều bằng 0.
Do đó không có số tự nhiên nào nhân với 0 bằng 3.
Nên D = ∅, D không có phần tử nào.
Viết các tập hợp sau và cho biết mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử?
a) Tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 20
b) Tập hợp B các số tự nhiên lớn hơn 5 nhưng nhỏ hơn 6
Lời giải:
a) Các số tự nhiên không vượt quá 20 tức là các số tự nhiên ≤ 20. Do đó:
A = {0, 1, 2, 3, ... , 19, 20}
Vậy A có 21 phần tử.
b) Giữa hai số liên tiếp nhau 5 và 6 không có số nào. Do đó:
B = ∅
Vậy B không có phần tử nào.
Cho A = {0}. Có thể nói A là tập hợp rỗng hay không?
Lời giải:
Ta có A = {0} nên A có một phần tử là 0.
Tập rỗng là tập hợp không có phần tử nào, mà A có một phần tử nên tập hợp A khác tập rỗng (viết là A ≠ ∅).
Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 10, tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 5 rồi dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ giữa hai tập hợp trên.
Lời giải:
Các số tự nhiên nhỏ hơn 10 là 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
Do đó viết A = {0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9}.
Các số tự nhiên nhỏ hơn 5 là 0, 1, 2, 3, 4.
Do đó viết B = {0, 1, 2, 3, 4}.
Nhận thấy tất cả các phần tử của tập hợp B đều thuộc tập hợp A ( 0 ∈ A, 1 ∈ A, 2 ∈ A, 3 ∈ A, 4 ∈ A).
Do đó ta viết B ⊂ A.
...
>> Nội dung giải bài tập còn tiếp, mời các em xem full tại file tải về miễn phí...
>> Bài tiếp theo:
Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo và đối chiếu đáp án chính xác.
►Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn toán khác được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.