Giải Toán lớp 6 SGK tập 1 trang 121, 122: Khi nào thì AM + MB = AB? bao gồm đáp án và hướng dẫn giải chi tiết tương ứng với từng bài tập trong sách. Lời giải bài tập Toán 6 này sẽ giúp các em học sinh ôn tập các dạng bài tập có trong sách giáo khoa. Sau đây mời các em cùng tham khảo lời giải chi tiết
Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB. Ngược lại, nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B.
Gọi N là một điểm của đoạn thẳng IK, biết IN = 3cm, NK = 6cm Tính độ dài đoạn IK.
Hướng dẫn:
+ N là một điểm của đoạn thẳng IK nên điểm N nằm giữa hai điểm I và K.
+ Nếu điểm N nằm giữa hai điểm I và K thì IN + NK = IK.
Đáp án:
Theo đề bài N là một điểm của đoạn thẳng IK; N không trùng hai đầu mút vậy N phải nằm giữa hai điểm I và K.
Vì điểm N nằm giữa hai điểm I và K nên IK = IN + NK = 3 + 6 = 9 (cm)
Gọi M là một điểm của đoạn EF. Biết EM = 4cm, EF = 8cm. So sánh hai đoạn EM và EF.
Hướng dẫn:
+ M là một điểm của đoạn thẳng EF nên điểm M nằm giữa hai điểm E và F.
+ Nếu điểm M nằm giữa hai điểm E và F thì EM + MF = EF.
Đáp án:
M là một điểm của đường đoạn thẳng EF, M không trùng với hai đầu đoạn thẳng vậy M nằm giữa E và F.
Ta có: EM + MF = EF
4 + MF = 8 => MF = 8 - 4 = 4 (cm)
Vậy EM = FM (= 4cm)
Em Hà có một sợi dây 1,25m. Em dùng sợi dây đó đo chiều rộng của lớp học. Sau bốn lần căng dây đo liên tiếp thì khoảng cách giữa hai đầu dây và mép tường còn lại bằng
Hướng dẫn:
Chiều rộng của lớp học = 4 lần sợi dây +
Đáp án:
Chiều rồng lớp học là: 4.1,25 +
Vậy chiều rộng của lớp học là 5,25m.
Gọi M và N là hai điểm nằm giữa hai mút của đoạn thẳng AB, Biết rằng AN = BM. So sánh AM và BN. Xét cả hai trường hợp (h.52)
Hướng dẫn:
Bài toán được chia thành 2 trường hợp.
TH1: điểm M nằm giữa hai điểm A và N; điểm N nằm giữa hai điểm M và B.
TH2: điểm N nằm giữa hai điểm A và M; điểm M nằm giữa hai điểm N và B.
Đáp án:
Xét cả hai trường hợp sau:
a) Xét trường hợp điểm M nằm giữa hai điểm A và N; điểm N nằm giữa hai điểm B và M.
+ Vì M nằm giữa A và M nên AN = AM+MN (1)
+ Vì N nằm giữa B và M nên BM= BN + MN (2)
Mà AN = BM (đề bài) nên từ (1) và (2) suy ra AM + MN = BN + MN
Do đó: AM = BN.
b) Xét trường hợp điểm N nằm giữa A và M; điểm M nằm giữa B và N.
+ Vì N nằm giữa A và M nên AN + NM= AM (3)
+ Vì M nằm giữa B và N nên BM + MN= BN (4)
Mà AN = BM (đề bài) nên từ (3) và (4) AM=BN
Cho ba điểm V, A, T thẳng hàng. Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại nếu: TV+VA=TA
Hướng dẫn:
Nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B.
Đáp án:
Nếu TV+ VA = TV thì V nằm giữa hai điểm T và A.
Nhận xét: nhận thấy điều kiện V, A, T thẳng hàng nhau là thừa.
Trên một đường thẳng, hãy vẽ ba điểm V, A, T sao cho TA = 1cm, VA=2cm, VT = 3cm. Hỏi điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.
Hướng dẫn:
Nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B.
Đáp án:
Ta có VA + VT = 2 + 3 ≠TA nên điểm V không nằm giữa hai điểm A và T.
TA + VT = 1 + 3 ≠VA nên điểm T không nằm giữa hai điểm A và C,
TA + VA = 1 + 2 = 3 = VT nên điểm A nằm giữa hai điểm V và T.
Đố: Quan sát hình 53 và cho biết nhận xét sau là đúng hay sai:
Đi từ A đến B thì đi theo đoạn thẳng là ngắn nhất.
Đáp án: Dễ dàng nhận thấy điều trên là đúng.
►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Giải bài tập toán lớp 6 trang 121, 122 tập 1 file word, pdf hoàn toàn miễn phí.