Logo

Luyện từ và câu Tuần 20: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ lớp 5

Hướng dẫn soạn bài lớp 5 Tuần 20: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ trang 21, 22, 23 Luyện từ và câu sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tập 2 chi tiết, dễ hiểu nhất giúp các em học sinh tiếp thu bài giảng hiệu quả.
0.5
1 lượt đánh giá

Soạn bài luyện từ và câu Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ lớp 5 ngắn gọn, dễ hiểu với tóm tắt nội dung chính của bài Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ, cùng với phần gợi ý trả lời câu hỏi luyện tập cuối bài, giúp các em học sinh luyện tập các dạng bài tập xác định các vế câu ghép bằng quan hệ từ, tìm câu ghép,.... Mời các em tham khảo bài viết dưới đây.

1. Tìm câu ghép trong đoạn trích sau:

Trong hiệu cắt tóc, anh công nhân l-va-nốp đang chờ tới lượt mình thì cửa phòng lại mở, một người nữa tiến vào... Một lát sau, l-va-nốp đứng dậy nói: "Đồng chí Lê-nin, giờ đã đến lượt tôi. Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự, nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí. Đó là quyền của tôi."

Mọi người đều cho là l-va-nốp nói rất đúng. Lê-nin không tiện từ chối, đồng chí cảm ơn l-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc.

Theo HỒ LÃNG

2. Xác định các vế câu trong từng câu ghép.

3. Cách nối các vế câu trong những câu ghép nói trên có gì khác nhau ?

Soạn câu 1 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 trang 21 - Phần nhận xét

Tìm câu ghép trong đoạn trích sau:

(1) Anh công nhân I - va - nốp đang chờ tới lượt mình thì cửa phòng lại mở, một người nữa tiến vào. (2) Một lát sau, I - va - nốp đứng dậy nói: "Đồng chí Lê - nin, giờ đã đến lượt tôi. (3) Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự, nhưng tôi có quyền nhường chỗ cho đồng chí. (4) Đó là quyền của tôi."

(5) Mọi người đều cho I - va - nốp nói rất đúng. (6) Lê - nin cũng không tiện từ chối nữa, đồng chí cảm ơn I - va - nốp và ngồi vào ghế cắt tóc.

Trả lời:

- Câu số 4, số 5 là câu đơn.

- Các câu: 1, 2, 3, 6 là câu ghép.

Soạn câu 2 + 3 SGK Tiếng Việt trang 22 tập 2 lớp 5 - Phần nhận xét

Xác định các vế trong từng câu ghép.

Cách nối các vế câu trong những câu ghép nói trên có gì khác nhau ?

Trả lời:

Các vế câu ghép

Cách nối các vế câu ghép

Câu 1: Trong hiệu cắt tóc, anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình /

thì cửa phòng lại mở, /

một người nữa tiến vào.

Câu 1:

- Vế 1 và 2 nối với nhau bằng quan hệ từ thì

- Vế 2 và 3 nối với nhau trực tiếp (giữa 2 vế có dấu phẩy).

Câu 2: Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự/

nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí.

Câu 2: Vế 1 và 2 nối với nhau bằng quan hệ từ tuy... nhưng.

Câu 3: Lênin không tiện từ chối, /

đồng chí cảm ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc.

Câu 3: Vế 1 và 2 nối trực tiếp (giữa 2 vế có dấu phẩy).

Ghi nhớ Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ

1. Các vế câu trong câu ghép có thể được nối với nhau bằng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ.

2. Những quan hệ từ thường được dùng là : và, rổi, thì, nhưng, hay, hoặc,... 3. Những cặp quan hệ từ thường được dùng là : - vì... nên... ; do... nên... ; nhờ... mà... - nếu... thì... ; giá... thì... ; hễ... thì... - tuy... nhưng... ; mặc dù... nhưng... - chẳng những... mà... ; không chi... mà...

Soạn câu 1 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 trang 22 - Phần luyện tập

Tìm câu ghép trong đoạn văn dưới đây. Xác định các vế câu và các cặp quan hệ từ trong câu.

Nếu trong công tác, các cô, các chú được nhân dân ủng hộ, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu thì nhất định các cô, các chú thành công. Muốn được như vậy, phải trau dồi đạo đức cách mạng.

HỒ CHÍ MINH

Gợi ý:

- Câu ghép là câu có từ hai cụm chủ - vị trở lên.

- Con xác định các thành phần chủ - vị trong câu rồi tìm quan hệ từ nối các vế câu.

Trả lời:

- Câu 1 là câu ghép có 2 vế câu.

Nếu trong công tác, các cô, các chú được nhân dân ủng hộ, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu // thì nhất định các cô, các chú thành công.

Cặp quan hệ từ trong câu là: nếu... thì.

Soạn câu 2 SGK Tiếng Việt trang 23 tập 2 lớp 5 - Phần luyện tập

Trong hai câu ghép ở cuối đoạn văn dưới đây, tác giả đã lược bớt quan hệ từ. Hãy khôi phục lại những từ bị lược và giải thích vì sao tác giả lược các từ đó.

Thái hậu ngạc nhiên nói :

- Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử?

Tô Hiến Thành tâu:

- (…) Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường. Còn Thái hậu hỏi người tài ba giúp nước (…) thần xin cử Trần Trung Tá.

Theo QUỲNH CƯ – ĐỖ ĐỨC HÙNG

Trả lời:

- (Nếu) Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường. Còn Thái hậu hỏi người tài ba giúp nước (thì) thần xin cử Trần Trung Tá.

-> Tác giả lượt bớt các từ trên để câu văn gọn, tránh lặp. Tuy lượt bớt nhưng người đọc vẫn hiểu được.

Soạn câu 3 Tiếng Việt lớp 5 SGK trang 23 tập 2 - Phần luyện tập

Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống :

a) Tấm chăm chỉ, hiền lành ... Cám thì lười biếng, độc ác.

b) Ông đã nhiều lần can gián ... vua không nghe.

c) Mình đến nhà bạn ... bạn đến nhà mình?

Trả lời:

a) Tấm chăm chỉ, hiền lành còn Cám thì lười biếng, độc ác.

b) Ông đã nhiều lần can gián nhưng vua không nghe.

c) Mình đến nhà bạn thì bạn đến nhà mình?

CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải bài soạn Tiếng Việt sách giáo khoa tập 2 trang 21, 22, 23: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ file word và pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Đánh giá bài viết
0.5
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status