Logo

Kể chuyện Tuần 6: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia lớp 5

Hướng dẫn soạn bài kể chuyện lớp 5 Tuần 6: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trang 57 sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tập 1 chi tiết, dễ hiểu nhất giúp các em học sinh tiếp thu bài giảng hiệu quả.
3.0
5 lượt đánh giá

Soạn bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia lớp 5 ngắn gọn, dễ hiểu với tóm tắt nội dung chính của bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia, cách đọc bài, ý nghĩa bài cùng với phần gợi ý trả lời câu hỏi luyện tập cuối bài, để các em học sinh hiểu bài một cách tự nhiên nhất. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây.

Đề bài SGK Tiếng Việt tập 1 trang 57

Chọn một trong hai đề bài sau đây:

1. Kể lại một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm để thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.

2. Nói về một nước mà em được biết qua truyền hình, phim ảnh, …

Trả lời:

Học sinh tự chọn lấy câu chuyện để kể sao cho đúng với yêu cầu của tiết học.

Ví dụ: Kể chuyện mình đã giúp đỡ một ông khách nước ngoài không biết Tiếng Việt tìm đường về khách sạn.

Bài kể chuyện mẫu 1 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 57

Kể lại một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm để thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.

Năm ông em 72 tuổi, mắt bị mờ dần. Tháng 9 năm ấy, Phòng Thương binh xã hội và Bệnh viện huyện gửi giấy về cho biết ông em được đi mổ mắt thay thủy tinh thể. Cả nhà ai cũng mừng vì có đoàn Bác sĩ Thụy Điển về tỉnh nhà, huyện nhà giải phẫu nhân đạo.

Sáng hôm ấy, bố mẹ em và chú thím Hạnh đưa ông đi. Anh Thi và em phải đi học nên không theo ông đi bệnh viện. Ông bảo: “Các cháu không nên bỏ học; có bố mẹ các cháu đưa ông đi là được. Chiều nay, ông đã về rồi cơ mà”.

Buổi học hôm ấy, anh Thi và em xin nghỉ 2 tiết cuối. Anh Thi đạp xe đạp chở em gái từ trường đi thẳng lên bệnh viện, cả hai anh em đều hồi hộp và lo. Hơn 10 giờ, hai anh em mới đến bệnh viện huyện. Bố mẹ em ngạc nhiên lắm. Bố mẹ nói nhỏ gì đó với anh Thi.

Bệnh viện rất sạch. Một khẩu hiệu "Hoan nghênh Đoàn Y tế Thụy Điển đến Việt Nam giải phẫu nhân đạo” bằng chữ đỏ dán trên băng vải trắng căng trước cổng bệnh viện. Nhiều bác sĩ, nhân viên y tế của ta trong bộ áo quần trắng chuyên dụng đi lai, thái độ vừa nghiêm trang vừa niềm nở. Nhiều người nhà bệnh nhân đứng ngồi lố nhố nơi phòng đợi.

Mỗi lần mổ mắt cho một bệnh nhân xong, hai nữ bác sĩ Thụy Điển lại đẩy xe đưa bệnh nhân ra ngoài. Bác sĩ ta phát thuốc, kê đơn và căn dặn người nhà. Lần đầu tiên em mới nhìn thấy hai nữ bác sĩ người da trắng trong bộ bờ- lu trắng toát, với gương mặt xinh tươi, đôi môi đỏ chót, tiếng nói ríu rít như chim hót. Đặc biệt thái độ hết sức ân cần, niềm nở.

Ông em là người mổ mắt thay thủy tinh thể cuối cùng. Khi ông nằm lên xe đẩy chuyên dụng của bệnh viện đưa vào phòng mổ, con cháu của ông, ai cũng hồi hộp. Nhưng chỉ 10 phút sau, ông đã được mổ xong. Đôi mắt ông được dính băng trắng. Bác sĩ dặn ông và bố em là về nhà mới được cởi băng. Hai ông bác sĩ Thụy Điển từ phòng mổ đi ra trước ngực đeo băng hồng thập tự, mắt đeo kính, bắt tay ông và chúc ông mọi sự tốt lành. Có phải họ biết ông là bác sĩ quân y về hưu hay không mà họ đặc biệt quan tâm thế ? Bố em nói gì đó với chú bệnh viện trưởng và cô phiên dịch. Tiếp theo, bố đưa ông một chiếc làn mới xếp đầy 20 quả hồng xiêm, và anh Thi ôm bó hoa rõ to rõ đẹp tặng các bác sĩ Thụy Điển. Ông nói: “Món quà nhỏ, chỉ là cây nhà lá vườn với tấm lòng biết ơn”. Nghe ông nói và cô phiên dịch nhắc lại, 6 bác sĩ Thụy Điển khẽ reo lên, nắm lấy tay ông và ôm lấy em, ôm lấy anh Thi.

Năm nay, ông đã 75 tuổi, đôi mắt ông vẫn sáng. Ông đọc báo không còn phải đeo kính nữa. Mỗi lần thấy ông xem sách, đọc báo, em lại nhớ đến ánh mắt, nụ cười của các bác sĩ Thụy Điển năm xưa.

Bài kể chuyện mẫu 2 SGK Tiếng Việt trang 57 tập 1 lớp 5

Nói về một nước mà em được biết qua truyền hình, phim ảnh, …

Thời gian nghỉ hè vừa qua, khi về quê ngoại chơi em đã có dịp biết đến đất nước Nhật Bản – “Đất nước mặt trời mọc” trong chương trình “Khám phá thế giới” chiếu trên tivi. Không chỉ nổi tiếng với hoa Anh Đào, núi Phú Sĩ mà còn là cái nôi của một nền văn hóa đặc sắc, đa dạng với những con người thân thiện, hiếu khách và nền khoa học tiên tiến.

Do nằm trên vành đai Thái Bình Dương, nên khí hậu Nhật Bản thuộc vùng ôn đới, với 4 mùa rõ rệt và thiên nhiên tươi đẹp, cây cối màu mỡ, xanh tốt, thực vật phong phú và đa dạng. Bởi thế mà không phải tự nhiên Nhật Bản được xếp vào Top 10 những đất nước đẹp nhất thế giới.

Thế nhưng, cũng chính vì địa thế này mà mỗi năm Nhật Bản phải hứng chịu hàng trăm trận động đất, núi lửa phun trào và sóng thần lớn nhỏ. Vì những thiên tai này mà đất nước Nhật Bản đã tưởng như bị xóa sổ khỏi bản đồ. Nhưng với ý chí kiên cường, mạnh mẽ và quyết tâm, người dân đất nước này đã chung tay xây dựng và giữ vững quê hương của mình.

Phải chịu nhiều thiên tai, lại rất khan hiếm tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản, nhưng Nhật Bản luôn là một quốc gia đứng đầu thế giới về khoa học công nghệ, đứng thứ 2 thế giới về tổng sản phẩm nội địa và là đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng. Không chỉ vậy, Nhật Bản còn xếp thứ 4 thế giới về xuất khẩu và đứng thứ 6 thế giới về nhập khẩu. Quốc gia này là thành viên thường trực của Tổ chức Liên Hợp Quốc. Vậy lý do nào đã khiến nước Nhật mạnh mẽ, vững chắc và kiên cường như vậy.

Đó chính là những con người Nhật Bản. Học không chỉ có tính hiếu kỳ, nhạy cảm với văn hóa nước ngoài và hiếu học. Họ còn có một ý thức tập thể cao, óc thẩm mỹ và sáng tạo thiên bẩm, luôn tôn trọng thứ bậc, địa vị (đây là phong tục của người Nhật). Người Nhật rất coi trọng sự chào hỏi, cho dù là ở bất cứ đâu, bất cứ hoàn cảnh hay đối với bất cư ai họ cũng đều tỏ rõ mình là người lịch sự và tôn trọng lễ nghi. Nhật bản cũng có Quốc phục, đó chính là KIMONO và môn thể thao truyền thống của Nhật Bản là Sumo, nhưng đại đa số người dân Nhật Bản lại yêu thích môn Bóng chày hơn. Ngoài ra, những môn võ như: Karate, Judo, Kendo, Aikido cũng được xuất phát từ Nhật Bản. Người Nhật rất coi trong những lễ nghi truyền thống, việc chào hỏi, ăn uống, cách để giày dép, xin lỗi, cảm ơn, hay uống trà,…cũng đều phát tuân theo lễ nghi và nguyên tắc.

Nếu được dùng 5 từ để nói về người Nhật thì đó chính là: CẦN CÙ – THÔNG MINH – TIẾT KIỆM – TRUNG THÀNH – TRÁCH NHIỆM CAO. Chính nhờ những đức tính như vậy mà nước Nhật mới có thể đạt được những thành tựu vượt bậc như ngày hôm nay. Người Nhật chính là một tấm gương sáng để cả thế giới soi mình và học tập theo.

CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải bài soạn Tiếng Việt sách giáo khoa tập 1 trang 57: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia file word và pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Đánh giá bài viết
3.0
5 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status