Kì thi học kì 2 sắp tới, chúng tôi xin giới thiệu đến các em 2 bộ đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 - Phần 1 năm 2022 có lời giải chi tiết. Nội dung bám sát theo chương trình học trong nhà trường. Giúp các bạn học sinh ôn tập và luyện tập làm quen với nhiều dạng đề, đồng thời cũng chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới của mình. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1. Nước ta có bao nhiêu hòn đảo?
A. 4000.
B. 2000.
C. 3000.
D. 5000.
Câu 2. Chiều dài đường bờ biển và diện tích vùng biển của nước ta tương ứng là
A. 2 360km và khoảng 1,0 triệu km2.
B. 3 160km và khoảng 0,5 triệu km2.
C. 3 260km và khoảng 1 triệu km2.
D. 3 460km và khoảng 2 triệu km2.
Câu 3: Ở nước ta hiện nay, khai thác khí thiên nhiên chủ yếu phục vụ cho
A. Sản xuất hàng tiêu dùng.
B. Sản xuất hóa chất cơ bản, chất dẻo.
C. Công nghiệp điện, sản xuất phân đạm.
D. Sản xuất nhựa đường, cao su tổng hợp.
Câu 4: Phương hướng để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển không phải là
A. Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có.
B. Tiếp tục khai thác khoáng sản biển.
C. Bảo vệ và phát triển nguồn thủy sản.
D. Phòng chống ô nhiễm biển.
Câu 5: Trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Thành phố Cà Mau.
B. Thành phố Mĩ Tho.
C. Thành phố Cao Lãnh.
D. Thành phố Cần Thơ.
Câu 6: Huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh nào?
A. Đà Nẵng.
B. Phú Yên.
C. Ninh Thuận.
D. Khánh Hoà.
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (1 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam em hãy: Kể tên 4 tỉnh khu vực Đồng bằng sông Hồng giáp biển?
Câu 2 (3 điểm). Trình bày sự phát triển của ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản biển.
Câu 3 (3 điểm). Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG DẦU THÔ KHAI THÁC, DẦU THÔ XUẤT KHẨU VÀ XĂNG DẦU NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1999-2002 (Đơn vị: Triệu tấn)
Năm | 1999 | 2001 | 2002 |
Dầu thô khai thác | 15,2 | 16,8 | 16,9 |
Dầu thô xuất khẩu | 14,9 | 16,7 | 16,9 |
Xăng dầu nhập khẩu | 7,4 | 8,8 | 10,0 |
a. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu của nước ta năm 1999 và 2002.
b. Qua biểu đồ và bảng số liệu hãy rút ra nhận xét về ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí của nước ta.
I. TRẮC NGHIỆM
1.A | 2.C | 3.C | 4.B | 5.D | 6.D |
II. TỰ LUẬN
Câu 1:
- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5 và trang 26, xác định ranh giới vùng Đồng bằng sông Hồng. Kể tên các tỉnh giáp biển: Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.
Câu 2:
* Điều kiện phát triển:
- Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn.
- Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư… tạo điều kiện cho đánh bắt hải sản.
- Ven biển có nhiều vũng vịnh, cửa sông, đầm, phá,…thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
* Tình hình phát triển:
- Ngành thủy sản đã phát triển tổng hợp cả khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.
- Khai thác thủy sản còn nhiều bất hợp lý, chủ yếu đánh bắt gần bờ.
* Phương hướng phát triển:
+ Ngành thủy sản ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ.
+ Nuôi trồng thủy sản đang được đẩy mạnh phát triển.
+ Phát triển đồng bộ và hiện đại hóa công nghiệp chế biến hải sản.
Câu 3:
a. Vẽ biểu đồ:
BIỂU ĐỒ SẢN LƯỢNG DẦU THÔ KHAI THÁC, DẦU THÔ XUẤT KHẨU VÀ XĂNG DẦU NHẬP KHẨU CẢU NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1999 - 2002
b. Nhận xét
Trong thời kì 1999 - 2002
+ Sản lượng dầu thô khai thác liên tục tăng, từ 15,2 triệu tấn (năm 1999) lên 16,9 triệu tấn (năm 2002).
+ Hầu hết dầu thô khai thác được xuất khẩu. Tỉ lệ dầu thô xuất khẩu trong sản lượng dầu thô khai thác qua các năm.
+ Lượng xăng dầu nhập khẩu tăng liên tục, từ 7,4 triệu tấn (năm 1999) lên 10,0 triệu tấn (năm 2002).
=> Cho thấy ngành chế biến dầu khí của nước ta chưa phát triển.
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1. Cây công nghiệp lâu năm nào dưới đây được trồng nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Bộ?
A. Cà phê.
B. Điều.
C. Cao su.
D. Hồ tiêu.
Câu 2. Vấn đề không đặt ra đối với việc phát triển công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ hiện nay là
A. Quan tâm tới vấn đề môi trường.
B. Hạn chế phát triển các khu công nghiệp.
C. Tránh làm tổn hại đến ngành du lịch.
D. Mở rộng quan hệ đầu tư với nước ngoài.
Câu 3: Đất phèn tập trung nhiều nhất ở vùng nào của Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Dọc theo các kênh, rạch, sông.
B. Vùng Đồng Tháp Mười, An Giang.
C. Các tỉnh Kiên Giang và Cà Mau.
D. Các vùng dọc ven biển phía Nam.
Câu 4. Điều kiện tự nhiên nào dưới đây không phải để phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long?
A. Biển và hải đảo.
B. Đất, rừng.
C. Khí hậu, nước.
D. Khoáng sản.
Câu 5: Bờ biển nước ta kéo dài khoảng 3260 km từ
A. Mũi Cà Mau đến Hà Tiên.
B. Móng Cái đến Vũng Tàu.
C. Vũng Tàu đến Mũi Cà Mau.
D. Móng Cái đến Hà Tiên.
Câu 6. Nghề làm muối của nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng ven biển nào dưới đây?
A. Nam Trung Bộ.
B. Khu vực Bắc Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ.
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Hãy nêu ý nghĩa và các biện pháp của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 2 (2 điểm). Tại sao phải phát triển tổng hợp kinh tế biển.
Câu 3 (2 điểm). Trình bày những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo.
I. TRẮC NGHIỆM
1.C | 2.B | 3.B | 4.D | 5.D | 6.A |
II. TỰ LUẬN
Câu 1:
- Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Hai loại đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn (khỏang 60 % diện tích tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long), với mức độ phèn, mặn khác nhau. Hai loại đất này có giá trị trong sản xuất nông nghiệp với điều kiện phải được cải tạo.
+ Đẩy mạnh cải tạo hai loại đất trên sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, chẳng những ở Đồng bằng sông Cửu Long mà còn cho cả nước.
- Các biện pháp cải tạo:
+ Phát triển thủy lợi để thau chua, rửa mặn.
+ Sử dụng các loại phân bón thích hợp để cải tạo đất.
+ Lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích hợp.
+ Bảo vệ tốt các diện tích rừng ngập mặn (ven biển) và rừng tràm (vùng trũng phèn).
Câu 2:
- Phát triển tổng hợp là phát triển có sự quan hệ chặt chẽ giữa nhiều ngành, sao cho sự phát triển của một ngành không gây tổn hại hoặc kìm hãm sự phát triển của ngành khác.
- Môi trường biển không bị chia cắt, môi trường đảo dễ bị suy thóai. Do thế, nếu đẩy mạnh, phát triển một ngành không trên quan điểm khai thác tổng hợp, sẽ làm hạn chế sự phát triển của các ngành còn lại.
Câu 3:
Những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo:
- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về 2 bộ đề thi Địa lý học kì 2 lớp 9 - Phần 1 năm 2022 có lời giải chi tiết, đây đủ nhất file tải PDF hoàn toàn miễn phí!