Logo

Bộ 7 Đề kiểm tra Hóa Lớp 9 giữa học kì 1 2020 có lời giải chi tiết

Đáp án kèm giải thích chi tiết Bộ 7 Đề kiểm tra Hóa 9 giữa học kì 1 2020 từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm ôn luyện thi chia sẻ miễn phí, hỗ trợ các em học sinh lớp 9 định hình cấu trúc đề thi cùng phong cách trả lời ngắn gọn nhằm đạt điểm số tối đa.
1.5
5 lượt đánh giá

Kì thi giữa kì 1 sắp tới, nhu cầu tìm kiếm nguồn tài liệu chính thống, đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết ngày càng cao. Thấu hiểu điều đó, chúng tôi đã sưu tầm Bộ 7 Đề kiểm tra Hóa 9 giữa học kì 1 2020 có lời giải chi tiết giúp hỗ trợ các em học sinh ôn luyện hiệu quả và đạt kết quả cao nhất trong các kì thi sắp tới.

Đáp án Bộ 7 Đề kiểm tra Hóa 9 giữa học kì 1 2020 Phần 1:

Đề số 1:

I. Phần trắc nghiệm khách quan (4đ)

Chọn đáp án đúng nhất trong các câu hỏi dưới đây (0,25đ)

Câu 1. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với dung dịch HCl?

A. CaO, Na2O, SO2

B. FeO, CaO, MgO

C. CO2, CaO, BaO

D. MgO, CaO, NO

Câu 2. Cho các chất sau: H2O, Na2O, CO2, CuO và HCl. Số cặp chất phản ứng được với nhau là:

A. 4

B.5

C.6

D.3

Câu 3. Oxit bazơ nào sau đây được dùng để làm khô nhiều nhất?

A. CuO

B. FeO

C. CaO

D. ZnO

Câu 4. Phản ứng giữa hai chất nào dưới đây không tạo thành khí lưu huỳnh đioxit?

A. Na2SO3 và HCl

B. Na2SO3 và Ca(OH)2

C. S và O2 (đốt S)

D. FeS2 và O2 (đốt quặng pirit sắt)

Câu 5. Để phân biệt 2 dung dịch H2SO4 loãng và HCl ta dùng hóa chất nào sau đây?

A. BaO

B. Al

C. K2O

D. NaOH

Câu 6. Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong dung dịch?

A. HCl, KCl

B. HCl và Ca(OH)2

C. H2SO4 và BaO

D. NaOH và H2SO4

Câu 7. Kim loại X tác dụng với H2SO4 loãng giải phóng khí Hidro. Dẫn toàn bộ lượng hidro trên qua ống nghiệm chứa oxit, nung nóng thu được kim loại Y. Hai chất X, Y lần lượt là:

A. Ca và Zn

B. Mg và Ag

C. Na và Mg

D. Zn và Cu

Câu 8. Dãy dung dịch nào dưới đây không làm quỳ tím đổi thành màu xanh là:

A. NaOH, KOH, Cu(OH)2

B. NaOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2

C. KOH, Fe(OH)2, Ca(OH)2

D. Cu(OH)2, Fe(OH)3, Mg(OH)2

Câu 9. Dãy chất gồm bazơ không bị nhiệt phân hủy là?

A. NaOH, Ca(OH)2, KOH, Cu(OH)2

B. KOH, Fe(OH)2, Ba(OH)2, Mg(OH)2

C. NaOH, CaOH)2, Ba(OH)2, KOH

D. KOH, Cu(OH)2, Mg(OH)2, Zn(OH)2

Câu 10. Dẫn từ từ 1,12 lít CO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau phản ứng thu được muối

A. Na2CO3

B. Na2CO3 và NaHCO3

C. NaHCO3

D. NaHCO3, CO2

Câu 11. Cặp chất khi phản ứng không tạo ra chất kết tủa.

A. Na2CO3 và HCl

B. AgNO3 và BaCl2

C. K2SO4 và BaCl2

D. BaCO3 và HCl

Câu 12. Để làm sạch khí O2 từ hỗn hợp khí gồm CO2, SO2 và O2, có thể dùng dung dịch nào sau đây?

A. H2SO4

B. Ca(OH)2

C. NaHSO3

D. CaCl2

Câu 13. Vôi sống có công thức hóa học nào sau đây?

A. CaO

B. CaCO3

C. Ca(OH)2

D. Ca(HCO3)2

Câu 14. Ứng dụng chính của lưu huỳnh đioxit là gì?

A. Sản xuất lưu huỳnh 

B. Sản xuất O2

C. Sản xuất H2SO4 

D. Sản xuất H2O 

Câu 15. Cho 6,5 gam Kẽm tác dụng với dung dịch HCl dư. Thể tích khí Hidro thoát ra (Đktc) là bao nhiêu lít?

A. 2,24 lít

B. 4,48 lít

C. 1,12 lít

D. 3,36 lít

Câu 16. Dãy gồm chất tác dụng được với dung dịch CuCl2 là

A. NaOH, K2SO4 và Zn

B. NaOH, AgNO3 và Zn

C. K2SO4, KOH và Fe

D. HCl, Zn và AgNO3

II. Tự luận (6đ)

Câu 1. (2đ). Hoàn thành chuỗi phản ứng hóa học sau và ghi rõ điều kiện (nếu có)

S → SO2 → SO3 → H2SO4 → SO2 → H2SO3 → Na2SO3 → SO2

Câu 2. (2đ) Có 4 lọ mất mất nhãn, đựng trong lọ riêng biệt là dung dịch không màu: HCl, H2SO4, KCl, K2SO4. Hãy nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học xảy ra.

Câu 3. (2đ) Hòa tan 8 gam CuO trong 100 gam dung dịch H2SO4 19,6%.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng.

b) Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch thu được

Hướng dẫn giải chi tiết:

I. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan 

1B    2B    3C    4B    5A    6A    7D    8D
9C    10C    11A    12B    13A    14C    15A    16B

Câu 1. II. Tự luận

(1) S + O2 

 SO2

(2) 2SO2 + O2 

 2SO3

(3) SO3 + H2O → H2SO4

(4) H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + SO2 + H2O

(5) SO2 + H2O→ H2SO3

(6) H2SO3 + 2NaOH → Na2SO3 + 2H2O

(7) H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + SO2 + H2O

Câu 2.

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

Sử dụng quỳ tím để nhận biết được 2 nhóm:

Nhóm 1: HCl và H2SO4: Làm quỳ chuyển sang màu đỏ

Nhóm 2: KCl và K2SO4: Không làm quỳ đổi màu quỳ tím

Nhỏ dung dịch BaCl2 vào nhóm 1, chất không phản ứng là HCl, chất phản ứng tạo kết tủa trắng là H2SO4.

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

Tiếp tục nhỏ dung dịch BaCl2 vào nhóm 2, chất không phản ứng là KCl, chất phản ứng tạo kết tủa là K2SO4

BaCl2 + K2SO4 → BaSO4 + 2KCl

Câu 3. 

nCuO = 0,1 mol

Phương trình hóa học:

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

0,1 → 0,1 → 0,1

Khối lượng H2SO4 bằng:

Đề số 1: Bộ 7 đề thi giữa kì 1 môn Hóa lớp 9 2020

Đề số 2:

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3đ)

Chọn đáp án đúng nhất trong các câu hỏi dưới đây (0,25đ)

Câu 1. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với dung dịch KOH?

A. CO2, Na2O, SO3

B. N2O, BaO, CO2

C. N2O5, P2O5, CO2

D. CuO, CO2, Na2O

Câu 2. Cho 16 gam bột CuO tác dụng hoàn toàn với 400ml dung dịch HCl. Nồng độ mol của dung dịch đã dùng là?

A. 0,1M

B. 1M

C. 0,2M

D. 2M

Câu 3. Cho dãy các oxit sau: FeO, CaO, CuO, K2O, BaO, CaO, Li2O, Ag2O. Số chất tác dụng được vơi H2O tạo thành dung dịch bazơ?

A. 1

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 4. Dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt được 2 chất bột P2O5 và CaO

A. H2O

B. Dung dịch HCl

C. Dung dịch NaCl

D. CO2

Câu 5. Cho các chất: MgO, Mg(OH)2, MgCO3 và Mg. Chất nào sau đây phản ứng được với cả 4 chất trên?

A. H2O

B. HCl

C. Na2O

D. CO2

Câu 6. Muốn pha loãng axit sunfuric đặc người ta làm như thế nào?

A. Rót từ từ nước vào lọ đựng axit

B. Rót từ từ axit đặc vào lọ đựng nước

C. Rót nhanh nước vào lọ đựng axit

D. Rót nhanh axit đặc vào lọ đựng nước

Câu 7. Cho biết hiện tượng của phản ứng sau: Khi cho axit sunfuric đặc vào ống nghiệm đựng một lá đồng nhỏ và đun nóng nhẹ.

A. Kim loại đồng không tan.

B. Kim loại đồng tan dần, dung dịch màu xanh lam và có khí không màu thoát ra.

C. Kim loại đồng tan dần, dung dịch không màu có khí màu hắc thoát ra.

D. Kim loại đồng chuyển màu đen, sau đó tan dần, dung dịch có màu xanh lam và khí mùi hắc thoát ra.

Câu 8. Một phần lớn vôi sống được dùng trong công nghiệp luyện kim và làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa học. Công thức hóa học của vôi sống là:

A. Na2O 

B. MgO

C. CaO

D. BaO

Câu 9. Cho 12,8 gam Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đăc nóng dư. Thể tích khí sunfuro (đktc) thu được sau khi kết thúc phản ứng là:

A. 4,48 lít

B. 5,6 lít

C. 3,36 lít

D. 6,72 lít

Câu 10. Trộn 100 ml dung dịch H2SO4 0,1M với 300ml dung dịch NaOH 0,1M. Nhúng quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng, hiện tượng quan sát được là:

A. quỳ tím chuyển sang màu xanh

B. quỳ tím chuyển sang màu đỏ

C. quỳ tím bị mất màu 

D. quỳ tím không đổi màu 

Câu 11. Điện phân dung dịch natri clorua NaCl trong bình điện phân có màng ngăn tại cực dương thu được 

A. khí clo

B. dung dịch NaOH

C. Khí hidro 

D. dung dịch HCl 

Câu 12. Thể tích khí SO2 (đktc) thu được khi cho 5,6 gam Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng là

A. 4,48 lít

B. 5,6 lít 

C. 6,72 lít

D. 8,96 lít 

II. Tự luận (7đ)

Câu 1. (2đ). Hoàn thành chuỗi phản ứng hóa học sau và ghi rõ điều kiện (nếu có)

Na → Na2O → NaOH → Na2CO3 → NaCl → NaOH → NaHCO3

Câu 2.(2đ) Chỉ dung quỳ tím, nhận biêt các dung dịch đựng riêng biệt trong các ống nghiệm sau bằng phương pháp hóa học: HCl, H2SO4, Ba(OH)2, Na2SO4, KNO3

Câu 3. (2đ) Cho 1,82 gam hỗn hợp MgO và Al2O3 tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch H2SO4 0,2M. 

a) Viết phương trình phản ứng hóa học 

b) Tính thành phần % khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp.

Câu 4. (1đ) Từ 160 tấn quặng pirit sắt FeS2 (chứa 40% lưu huỳnh) người ta sản xuất được 147 tấn axit sunfuric. Tính hiệu suất quá trình sản xuất axit sunfuric.

Hướng dẫn giải chi tiết:

I. Trắc nghiệm:

1C    2B    3C    4D    5B    6B
7D    8C    9A    10A    11A    12C

II. Tự luận

Câu 1.

1) 4Na + O2 → 2Na2O

2) Na2O + H2O → NaOH

3) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

4) Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

5) 2NaCl + H2O → 2NaOH + H2 + Cl2

6) NaOH + CO2 → NaHCO3

Câu 2.

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự 

Nhúng quỳ tím vào 5 dung dịch trên, thu được kết quả sau: 

Nhóm 1: Làm quỳ chuyển màu đỏ: HCl, H2SO4

Nhóm 2: Làm quỳ tím chuyển màu xanh: Ba(OH)2

Nhóm 3: Không làm đổi màu quỳ tím: Na2SO4, KNO3

Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 vào nhóm 1, dung dịch nào cho kết tủa trắng là H2SO4, dung dịch không thấy hiện tượng gì là HCl (Có xảy ra phản ứng nhưng không quan sát được hiện tượng)

Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 vào nhóm 3, dung dịch cho kết tủa trắng là Na2SO4, dung dịch không thấy hiện tượng gì là KNO3

Phương trình hóa học xảy ra là: 

H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + H2O 

2HCl + Ba(OH)2 → BaCl2 + H2O 

Ba(OH)2 + Na2SO4 → 2NaOH + BaSO4 

Câu 3.

Ta có:

nH2SO4 = 0,04 mol

Gọi số mol của MgO và Al2O3 lần lượt là x, y

Theo đề bài ta có: 40x + 102 y = 1,82 (1)

PTHH:

MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

x      x

Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O

y         3y

Theo phương trình: nH2SO4 = x + 3y = 0,05 (2)

Giải hệ phương trình (1), (2) được: x = 0,02; y = 0,01

Thành phần % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp:

Đề số 2: Đáp án Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Hóa Lớp 9 2020

→Còn tiếp...........................

Tải trọn Bộ Đáp án Bộ 7 Đề kiểm tra Hóa 9 giữa học kì 1 2020 Phần 1 dưới đây:

File tải miễn phí Trọn Bộ 7 Đề kiểm tra Hóa 9 giữa học kì 1 2020 Phần 1 có lời giải chi tiết:

Chúc các em ôn luyện hiệu quả cùng bộ tài liệu từ chúng tôi!

Đánh giá bài viết
1.5
5 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status