Để quá trình tiếp thu kiến thức mới trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả nhất, trước khi bắt đầu bài học mới các em cần có sự chuẩn bị nhất định qua việc tổng hợp nội dung kiến thức lý thuyết trọng tâm, sử dụng những kiến thức hiện có thử áp dụng giải các bài tập ứng dụng, trả lời câu hỏi liên quan. Dưới đây chúng tôi đã soạn sẵn Lời giải Bài 15: Tính chất vật lý của kim loại đầy đủ nhất, giúp các em tiết kiệm thời gian. Nội dung chi tiết được chia sẻ dưới đây.
Hãy nêu những tính chất vật lí và ứng dụng tương ứng của kim loại
Hướng dẫn giải chi tiết:
– Kim loại có tính dẻo. Nhờ tính chất này người ta có thể rèn, kéo sợi, dát mỏng để làm nên đồ vật khác nhau bằng kim loại.
– Kim loại có tính dẫn điện cho nên một số kim loại được sử dụng làm dây dẫn điện. Ví dụ như đồng, nhôm ...
– Kim loại có tính dẫn nhiệt. Nhờ tính dẫn nhiệt và một số tính chất khác, nhôm, thép không gỉ (inox) được dùng làm dụng cụ nấu ăn.
– Kim loại có ánh kim. Nhờ tính chất này kim loại được dùng làm đồ trang sức và các vật dụng trang trí khác.
Hãy chọn những từ, cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau đây:
a) Kim loại vonfram được dùng làm dây tóc bóng đèn điện là do có ... cao.
b) Bạc, vàng được dùng làm ... vì có ánh kim rất đẹp.
c) Nhôm được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay là do ... và ...
d) Đồng và nhôm được dùng làm ... là do dẫn điện tốt.
e) ... được dùng làm dụng cụ nấu bếp là do bền trong không khí và dẫn nhiệt tốt.
1. nhôm;
2. bền;
3. nhẹ;
4. nhiệt độ nóng chảy
5. dây điện;
6. Đồ trang sức.
Hướng dẫn giải chi tiết:
a) Kim loại vonfram được dùng làm dây tóc bóng đèn điện là do có nhiệt độ nóng chảy cao.
b) Bạc, vàng được dùng làm đồ trang sức vì có ánh kim rất đẹp.
c) Nhôm được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay là do nhẹ và bền.
d) Đồng và nhôm được dùng làm dây điện là do dẫn điện tốt.
e) Nhôm được dùng làm dụng cụ nấu bếp là do bền trong không khí và dẫn nhiệt tốt.
Có các kim loại sau: đồng, kẽm, magie, natri, bạc. Hãy chỉ ra hai kim loại dẫn điện tốt nhất.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Kim loại dẫn điện tốt nhất là bạc sau đó đến đồng.
Hãy tính thể tích 1 mol của mỗi kim loại (nhiệt độ, áp suất trong phòng thí nghiệm), biết khối lượng riêng (g/cm3) tương ứng là DAl = 2,7 ; DK = 0,86; DCu = 8,94.
Hướng dẫn giải chi tiết:
- Ta có: DAl = 2,7g/cm3 nghĩa là cứ 2,7g nhôm thì chiếm thể tích 1cm3.
Vậy 1 mol nhôm (27g nhôm) → x cm3
Thể tích của nhôm:
- Ta có: DK = 0,86g/cm3 nghĩa là cứ 0,86g kali thì chiếm thể tích 1cm3.
Vậy 1mol kali (39g kali ) → y cm3
Thể tích của kali:
- Ta có: DCu = 8,94g/cm3 nghĩa là cứ 8,94g đồng thì chiếm thể tích 1cm3.
Vậy 1 mol đồng (64g đồng) → z cm3
Thể tích của đồng:
(Lưu ý: Có thể áp dụng nhanh công thức: V= m/D
⇒ 1mol Nhôm có m = 27g ⇒ V của 1 mol Nhôm = = 10 cm3
Tính tương tự với K và Cu.
Bài 5(Trang 48 SGK Hóa 9):
Hãy kể tên ba kim loại được sử dụng để:
a) làm vật dụng gia đình.
b) Sản xuất dụng cụ, máy móc.
Hướng dẫn giải chi tiết:
a) Ba kim loại được sử dụng để làm vật dụng trong gia đình: sắt, nhôm, đồng.
b) Ba kim loại được sử dụng để làm dụng cụ, máy móc: sắt, nhôm, niken.
Câu 1: Trong các kim loại sau đây, kim loại dẫn điện tốt nhất là:
A. Nhôm (Al)
B. Bạc (Ag)
C. Đồng (Cu)
D. Sắt (Fe)
Đáp án: B
Câu 2: Trong các kim loại sau đây, kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là:
A. Vonfam (W)
B. Đồng (Cu)
C. Sắt (Fe)
D. Kẽm (Zn)
Đáp án: A
Câu 3: Trong các kim loại sau đây, kim loại dẻo nhất là:
A. Đồng (Cu)
B. Nhôm (Al)
C. Bạc (Ag)
D. Vàng (Au)
Đáp án: D
Câu 4: Kim loại nào sau đây nhẹ nhất (có khối lượng riêng nhỏ nhất)?
A. Liti (Li)
B. Na (Natri)
C. Kali (K)
D. Rubiđi (Rb)
Đáp án: A
Câu 5: Kim loại được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay do có tính bền và nhẹ, đó là kim loại:
A. Na
B. Zn
C. Al
D. K
Đáp án: C
Câu 6: Kim loại được dùng làm đồ trang sức vì có ánh kim rất đẹp, đó là các kim loại:
A. Ag, Cu.
B. Au, Pt.
C. Au, Al.
D. Ag, Al.
Đáp án: B
Câu 7: 1 mol nhôm (nhiệt độ, áp suất trong phòng thí nghiệm), khối lượng riêng 2,7 g/ cm3, có thể tích tương ứng là:
A. 10 cm3
B. 11 cm3
C. 12cm3
D. 13cm3
Đáp án: A
Câu 8: 1 mol kali ( nhiệt độ áp suất trong phòng thí nghiệm ), khối lượng riêng 0,86 g/ cm3, có thể tích tương ứng là:
A. 50 cm3
B. 45,35 cm3
C. 55, 41cm3
D. 45cm3
Đáp án: B
Câu 9: 1 mol đồng ( nhiệt độ áp suất trong phòng thí nghiệm ), thể tích 7,16 cm3, có khối lượng riêng tương ứng là:
A. 7,86 g/cm3
B. 8,3g/cm3
C. 8,94g/cm3
D. 9,3g/cm3
Đáp án: C
Câu 10: Kim loại ở trạng thái lỏng ở điều kiện thường là
A. Na.
B. Rb.
C. Hg.
D. Mn.
Đáp án: C
Thủy ngân (Hg) ở điều kiện thường là chất lỏng.
I. Tính dẻo
Kim loại có tính dẻo.
Nhờ có tính dẻo, kim loại có thể dát mỏng, kéo thành sợi,... tạo nên các đồ vật khác nhau.
Các kim loại khác nhau có độ dẻo khác nhau. Những kim loại có tính dẻo cao là Au, Ag, Al, Cu, ...
II. Tính dẫn điện
Kim loại có tính dẫn điện.
Nhờ có tính dẫn điện mà một số kim loại được sử dụng làm dây dẫn điện. Các kim loại khác nhau có khả năng dẫn điện khác nhau. Những kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, Cu, Al, Fe,...
Chú ý: Không nên sử dụng dậy điện trần hoặc dây điện đã hỏng lớp bọc cách điện để tránh bị điện giật hay cháy do chập điện…
III. Tính dẫn nhiệt
Kim loại có tính dẫn nhiệt.
Nhờ có tính dẫn nhiệt mà một số kim loại được dùng để làm dụng cụ nấu ăn.
Kim loại nào dẫn điện tốt thường cũng dẫn nhiệt tốt.
IV. Ánh kim
Kim loại có ánh kim (vẻ sáng lấp lánh).
Nhờ có ánh kim mà một số kim loại được dùng làm đồ trang sức và các vật dụng trang trí như vàng, bạc...
Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô tham khảo và đối chiếu đáp án chính xác.
►Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn toán như đề kiểm tra, hướng dẫn giải sách giáo khoa, vở bài tập được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.