Nội dung bài báo cáo thực hành được chúng tôi biên soạn chi tiết, chính xác từ nhiều lần tiến hành thí nghiệm của đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Mời các em cùng quý thầy cô tham khảo dưới đây.
a. Tiến hành thí nghiệm:
- Lấy một ít (bằng hạt ngô) hỗn hợp đồng (II) oxit và cacbon (bột than gỗ) vào ống nghiệm
- Lắp đặt dụng cụ như hình 3.9, trang 83
- Đun nóng đáy ống nghiệm bằng ngọn lửa đèn cồn.
b. Quan sát hiện tưởng: quan sát sự thay đổi màu của hỗn hợp phản ứng và hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm đựng dung dịch Ca(OH)2
Mô tả hiện tượng xảy ra, giải thích và viết phương trình hóa học
c. Rút ra kết luận về tính chất của cacbon.
a. Tiến hành thí nghiệm:
- Lấy một thìa nhỏ muối NaHCO3 vào ống nghiệm
- Lắp dụng cụ như hình
- Đun nóng đáy ống nghiệm bằng ngọn lửa đèn cồn.
b. Quan sát hiện tượng xảy ra trên ống nghiệm và sự thay đổi ở ống nghiệm đựng dung dịch Ca(OH)2
Mô tả hiện tượng, giải thích và viết phương trình hóa học
c. Rút ra kết luận về tính chất của NaHCO3
Có 3 lọ đựng 3 chất rắn dạng bột là NaCl, Na2CO3, CaCO3. Hãy làm thí nghiệm nhận biết mỗi chất trong các lọ trên.
Hướng dẫn thực hiện:
Tìm sự khác nhau của 3 chất trên về:
- Tính tan trong nước
- Phản ứng với dung dịch HCl
Suy ra thuốc thử nào dùng để nhận biết từng chất trên.
Rút ra cách tiến hành nhận biết bằng thực nghiệm như thế nào.
1. Thí nghiệm 1: Cacbon khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao
Hiện tượng: Hỗn hợp CuO + C đun nóng và có sự chuyển đổi từ màu đen → màu đỏ.
Dung dịch nước vôi trong vẩn đỏ.
Giải thích:
2CuO + C → 2Cu + CO2.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O.
2. Thí nghiệm 2: Nhiệt phân muối NaHCO3
Hiện tượng: Lượng muối NaHCO3 giảm dần → NaHCO3 bị nhiệt phân.
Phần miệng ống nghiệm có hơi nước ngưng đọng → có nước tạo ra.
Dung dịch Ca(OH)2 bị vẩn đục.
Giải thích:
2NaHCO3 → Na2CO3 + H2O + CO2.
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O.
3. Thí nghiệm 3: Nhận biết muối cacbonat và muối clorua
Các phương án nhận biết 3 chất: NaCl, Na2CO3, CaCO3
+ HCl
Không có khí → NaCl
Có khí → Na2CO3, CaCO3
+ H2O
Tan: Na2CO3
Không tan: CaCO3
Thao tác thí nghiệm:
+ Đánh số các lọ hóa chất và ống nghiệm.
+ Lấy 1 thìa mỗi chất vào ống nghiệm có số tương ứng.
+ Nhỏ 2ml dd HCl vào mỗi ống nghiệm:
- Nếu không có khí thoát ra → NaCl.
- Có khí thoát ra → Na2CO3, CaCO3
+ Lấy một thìa hóa chất trong 2 lọ còn lại cho vào ống nghiệm.
+ Cho 2ml nước cất, lắc nhẹ:
- Chất rắn tan → nhận ra Na2CO3
- Chất rắn không tan → nhận ra CaCO3
►►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải bài tập Hóa 9 Bài 33: Thực hành: Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng SGK file PDF hoàn toàn miễn phí!