Logo

Giải Hoá học 9 Bài 56: Ôn tập cuối năm trang 167, 168 SGK

Giải Hoá học 9 Bài 56: Ôn tập cuối năm trang 167, 168 SGK giúp các em ôn tập sâu kiến thức thông qua hướng dẫn giải bài tập trong sách giáo khoa bằng các phương pháp giải hay, ngắn gọn. Hỗ trợ các em học tập tốt môn Hoá lớp 9.
5.0
1 lượt đánh giá

Qua bài các em sẽ được tổng hợp lại kiến thức trọng tâm về hóa học vô cơ và hữu cơ, từ đó vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập ứng dụng.

Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 56: Hóa vô cơ

Giải bài 1 trang 167 SGK Hóa 9

Hãy nhận biết từng cặp chất sau đậy bằng phương pháp hóa học.

a) Dung dịch H2SO4 và dung dịch CuSO4.

b) Dung dịch HCl và dung dịch FeCl2.

c) Bột đá vôi CaCO3. Viết các phương trình phản ứng hóa học (nếu có).

Lời giải:

Có thể nhận biết như sau:

a) Cho đinh sắt vào hai ống nghiệm đựng hai dung dịch H2SO4 và dung dịch CuSO4 riêng biệt, nếu ống nghiệm nào sinh bọt khí đó là dung dịch H2SO4, còn ống nghiệm nào có chất rắn màu đỏ bám lên đinh sắt là dung dịch CuSO4.

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

b) Cách 1: Cho viên kẽm vào hai ống nghiệm đựng hai chất trên, nếu ống nghiệm nào có bọt khí sinh ra là dung dịch HCl, còn ống nghiệm không có bọt khí sinh ra là dung dịch FeCl2.

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Zn + FeCl2 → ZnCl2 + Fe

Cách 2: Cho dung dịch NaOH vào hai ống nghiệm chứa hai chất trên, nếu ống nghiệm nào có kết tủa màu trắng xanh là FeCl2 còn ống nghiệm kia không có hiện tượng gì xảy ra là HCl.

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

HCl + NaOH → NaCl + H2O.

c) Lấy một ít Na2CO3 và CaCO3 (có cùng khối lượng) cho vào hai ống nghiệm đựng dung dịch H2SO4 loãng dư. Ống nghiệm nào có khí bay ra, tan hết thì ống nghiệm đó chứa Na2CO3. Ống nghiệm nào có khí bay ra, không tan hết thì ống nghiệm đó chứa CaCO3, vì CaSO4 (ít tan) sinh ra phủ lên CaCO3 làm cho CaCO3 không tan hết.

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O

CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 + H2O

Giải bài 2 trang 167 SGK Hóa 9

Có các chất sau: FeCl3, Fe2O3, Fe, Fe(OH)3, FeCl2. Hãy lập thành một dãy chuyển hóa và viết các phương trình hóa học. Ghi rõ điều kiện phản ứng.

Lời giải:

Có thể viết dãy phản ứng sau:

FeCl3 (1)→ Fe(OH)3 (2)→ Fe2O3 (3)→ Fe (4)→FeCl2.

Các PTHH:

(1) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl.

(2) 2Fe(OH)3 Giải bài tập Hóa học lớp 9 | Giải hóa lớp 9 Fe2O3 + 3H2O.

(3) Fe2O3 + 3CO Giải bài tập Hóa học lớp 9 | Giải hóa lớp 9 2Fe + 3CO2↑.

(4) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑.

Giải bài 3 trang 167 SGK Hóa 9

Có muối ăn và các chất cần thiết. Hãy nêu hai phương pháp điều chế khí clo. Viết các phương trình hóa học.

Lời giải:

Giải bài tập Hóa học lớp 9 | Giải hóa lớp 9

Giải bài 4 trang 167 SGK Hóa 9

Có các bình đựng khí riêng biệt: CO2, Cl2, CO, H2.

Hãy nhận biết mỗi khí trên bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học nếu có.

Lời giải:

Lấy mẫu thử từng chất, lần lượt cho:

- Dùng quỳ tím ẩm lần lượt nhúng vào các mẫu thử

   + Làm mất màu quỳ tím ẩm là khí Clo

   + Khí làm đỏ màu quỳ tím ẩm là CO2 (do CO2 + H2O → H2CO3).

   + 2 khí còn lại không có hiện tượng gì

- Hai khí còn lại đem đốt cháy, làm lạnh sản phẩm, nếu thấy có H2O ngưng tụ, thì đó là khí H2, còn lại là CO:

PTHH: 2H2 + O2 Giải bài tập Hóa học lớp 9 | Giải hóa lớp 9 2H2O.

Giải bài 5 trang 167 SGK Hóa 9

Cho 4,8g hỗn hợp A gồm Fe, Fe2Otác dụng với dung dịch CuSO4 dư. Sau khi phản ứng kết thức, lọc lấy phần chất rắn không tan, rửa sạch bằng nước. sau đó cho phần chất rắn tác dụng với dung dịch HCl 1M thì còn lại 3,2g chất rắn màu đỏ.

a) Viết các phương trình hóa học

b) Tính thành phần phần trăm các chất trong hỗn hợp A ban đầu.

Lời giải:

Khi cho phần chất rắn tác dụng với dung dịch HCl thì còn lại 3,2g chất rắn màu đỏ, đó chính là đồng kim loại.

Giải bài tập Hóa học lớp 9 | Giải hóa lớp 9

a) Phương trình hóa học.

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (1)

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O (2)

nCu = nFe = 0,05 mol.

b) Thành phần phần trăm các chất

mFe = 0,05 x 56 = 2,8g.

Giải bài tập Hóa học lớp 9 | Giải hóa lớp 9

Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 56: Hóa hữu cơ

Giải bài 1 trang 168 SGK Hóa 9

Những chất sau đây có điểm gì chung (thành phần, cấu tạo, tính chất)?

a) Metan, etilen, axetilen, bezen.

b) Rượu etylic, axit axetic, glucozơ, protein.

c) Protein, tinh bột, xenlulozơ, polietilen.

d) Etyl axetat, chất béo.

Lời giải:

Những chất có điểm chung sau:

a) Đều là Hiđrocacbon.

b) Đều là dẫn xuất của Hiđrocacbon.

c) Đều là hợp chất cao phân tử.

d) Đều là este.

Giải bài 2 trang 168 SGK Hóa 9

Dựa trên đặc điểm nào, người ta xếp các chất sau vào cùng một nhóm:

a) Dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, gỗ.

b) Glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.

Lời giải:

Người ta sắp xếp các chất vào cùng một nhóm vì:

a) Đều là nhiên liệu.

b) Đều là gluxit.

Giải bài 3 trang 168 SGK Hóa 9

Hoàn thành sơ đồ phản ứng:

Giải bài tập Hóa học lớp 9 | Giải hóa lớp 9

Lời giải:

Giải bài tập Hóa học lớp 9 | Giải hóa lớp 9

Giải bài 4 trang 168 SGK Hóa 9

Chọn câu đúng trong các câu sau:

a) Metan, etilen, axetilen đều làm mất màu dung dịch brom.

b) Etilen, axetilen, benzen đều làm mất màu dung dịch brom.

c) Metan, etilen, benzen đều không làm mất màu dung dịch brom.

d) Etilen, axetilen, benzen đều không làm mất màu dung dịch brom.

e) Axetilen, etilen đều làm mất màu dung dịch brom.

Lời giải:

Câu đúng là câu e.

Giải bài 5 trang 168 SGK Hóa 9

Nêu phương pháp hóa học để phân biệt các chất sau:

a) CH4, C2H4, CO2.

b) C2H5OH, CH3COOC2H5, CH3COOH.

c) Dung dịch glucozơ, dung dịch saccarozơ, dung dịch axit axetic.

Lời giải:

Phương pháp hóa học để phân biệt:

a) Cho các khí qua dung dịch Ca(OH)2 dư, khí nào cho kết tủa là khí CO2.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Lấy cùng một thể tích các khí còn lại cho tác dụng với cùng một thể tích dung dịch brom có cùng nồng độ, khí không làm mất màu dung dịch brom là CH4 , khí làm nhạt màu dung dịch brom là C2H4.

b) Cho dung dịch Na2CO3 vào ba ống nghiệm chứa các chất trên, chất trong ống nghiệm nào có khí bay ra là CH3COOH.

CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2 + H2O

(Có thể dùng quỳ tím, axit CH3COOH đổi màu quỳ tím thành đỏ).

Cho Na vào hai ống nghiệm còn lại, chất trong ống nghiệm nào cho khí bay ra là rượu etylic, chất không phản ứng là CH3COOC2H5.

c) Cho quỳ tím vào ba ống nghiệm chứa các chất tren, chất trong ống nghiệm nào đổi màu quỳ tím thành đỏ là axit axetic.

Cho AgNO3 trong dung dịch NH3 vào hai ống nghiệm còn lại và đun nóng, chất trong ống nghiệm nào có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm là glucozơ, còn lại dung dịch không phản ứng là dung dịch saccarozơ.

Giải bài 6 trang 168 SGK Hóa 9

Đốt cháy 4,5g chất hữu cơ A thu được 6,6g khí CO2 và 2,7g H2O. Xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ A. Biết khối lượng mol của hợp chất là 60g.

Lời giải:

Đốt cháy hợp chất hữu cơ cho CO2 và H2O, hợp chất hữu cơ này chắc chắn có hai nguyên tố C và H, có thể có nguyên tố O.

nCO2 = 6,6 / 44 = 0,15 mol

⇒ Bt nguyên tố C ⇒ nC = nCO2 = 0,15 mol ⇒ mC = 0,15. 12 = 1,8g;

nH2O = 2,7 / 18 = 0,15 mol

⇒ BT nguyên tố H ⇒ nH = 2.nH2O = 0,15. 2 = 0,3 mol ⇒ mH = 0,3. 1 = 0,3g.

⇒ mO = 4,5 - 0,3 - 1,8 = 2,4g.

Hợp chất hữu cơ có nguyên tố O.

Đặt công thức phân tử hợp chất hữu cơ A là CxHyOz.

Tỉ lệ khối lượng C trong hợp chất là: 1,8/4,5 = (12.x)/60 ⇒ x = 2.

Tỉ lệ khối lượng H trong hợp chất là: 0,3/4,5 = y/60 ⇒ x = 4.

Tỉ lệ khối lượng O trong hợp chất là: 2,4/4,5 = (16.z)/60 ⇒ z = 2.

Công thức phân tử hợp chất hữu cơ A là C2H4O2.

Giải bài 7 trang 168 SGK Hóa 9

Đốt cháy hợp chất hữu cơ X bằng oxi thấy sản phẩm tạo ra gồm có CO2, H2O, N2. Hỏi X có thể là những chất nào trong các chất sau: tinh bột, benzen, chất béo, caosu, protein.

Lời giải:

Chất X là protein

Vì thành phần phân tử của tinh bột, benzen, chất béo và cao su chỉ gồm các nguyên tố C, H và O (có thể có O) nên khi đốt cháy sản phẩm cháy chỉ gồm CO2 và H2O.

Còn thành phần phân tử của protein ngoài C, H, O còn có N nên khi đốt cháy protein ngoài sản phẩm là CO2 , H2O còn thu được N2.

Lý thuyết Hóa 9 Bài 56: Ôn tập cuối năm

PHẦN I: HÓA VÔ CƠ

MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ

Hóa học 9 Bài 56: Ôn tập cuối năm hay, chi tiết - Lý thuyết Hóa học 9

PHẦN II. HÓA HỮU CƠ

Hợp chất

Metan

Etilen

Axetilen

Benzen

CTPT PTK

CH4 (M = 16)

C2H4 (M = 28)

C2H2 (M = 26)

C6H6 (M = 78)

Công thức cấu tạo

Hóa học 9 Bài 56: Ôn tập cuối năm hay, chi tiết - Lý thuyết Hóa học 9

Hóa học 9 Bài 56: Ôn tập cuối năm hay, chi tiết - Lý thuyết Hóa học 9

Hóa học 9 Bài 56: Ôn tập cuối năm hay, chi tiết - Lý thuyết Hóa học 9

Hóa học 9 Bài 56: Ôn tập cuối năm hay, chi tiết - Lý thuyết Hóa học 9

Trạng thái

Khí

Lỏng

Tính chất vật lý

Không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.

Không màu, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, hoà tan nhiều chất, độc.

Tính chất hoá học giống nhau

Có phản ứng cháy sinh ra CO2 và H2O

Hóa học 9 Bài 56: Ôn tập cuối năm hay, chi tiết - Lý thuyết Hóa học 9

Tính chất hóa học khác nhau

Chỉ tham gia phản ứng thế

Hóa học 9 Bài 56: Ôn tập cuối năm hay, chi tiết - Lý thuyết Hóa học 9

- Có phản ứng cộng

Hóa học 9 Bài 56: Ôn tập cuối năm hay, chi tiết - Lý thuyết Hóa học 9

- Có phản ứng trùng hợp

Hóa học 9 Bài 56: Ôn tập cuối năm hay, chi tiết - Lý thuyết Hóa học 9

Có phản ứng cộng

Hóa học 9 Bài 56: Ôn tập cuối năm hay, chi tiết - Lý thuyết Hóa học 9

Vừa có phản ứng thế (dễ) và phản ứng cộng (khó)

Hóa học 9 Bài 56: Ôn tập cuối năm hay, chi tiết - Lý thuyết Hóa học 9

Ứng dụng

Làm nhiên liệu, nguyên liệu trong đời sống và trong công nghiệp

Làm nguyên liệu điều chế nhựa PE, rượu etylic, axit axetic, kích thích quả mau chín.

Làm nhiên liệu hàn xì, thắp sáng, là nguyên liệu sản xuất PVC, cao su …

Làm dung môi, diều chế thuốc nhuộm, dược phẩm, thuốc bảo vệ thực vật…

Điều chế

Có trong khí thiên nhiên, khí đồng hành, khí bùn ao.

Sản phẩm chế hoá dầu mỏ, sinh ra khi quả chín

Hóa học 9 Bài 56: Ôn tập cuối năm hay, chi tiết - Lý thuyết Hóa học 9

Sản phẩm chế hoá dầu mỏ

Hóa học 9 Bài 56: Ôn tập cuối năm hay, chi tiết - Lý thuyết Hóa học 9

Sản phẩm chưng cất nhựa than đá.

Hóa học 9 Bài 56: Ôn tập cuối năm hay, chi tiết - Lý thuyết Hóa học 9

Nhận biết

Không làm mất màu dd brom

Làm mất màu clo ngoài ánh sáng

Làm mất màu dung dịch brom

Làm mất màu dung dịch brom

Không làm mất màu dd brom

Không tan trong nước

 

RƯỢU ETYLIC

AXIT AXETIC

Công thức

CTPT: C2H6O

CTCT:

Hóa học 9 Bài 56: Ôn tập cuối năm hay, chi tiết - Lý thuyết Hóa học 9

Viết gọn: CH3 – CH2 – OH

CTPT: C2H4O2

CTCT:

Hóa học 9 Bài 56: Ôn tập cuối năm hay, chi tiết - Lý thuyết Hóa học 9

Viết gọn: CH3 – COOH

 

Là chất lỏng, không màu, dễ tan và tan nhiều trong nước.

Sôi ở 78,3°C, nhẹ hơn nước, hoà tan được nhiều chất như iot, benzen…

Sôi ở 118°C, có vị chua (dd 2-5% làm giấm ăn)

Tính chất hoá học.

- Phản ứng với Na:

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

2CH3COOH + 2Na → 2CH3COONa + H2

- Rượu etylic tác dụng với axit axetic tạo thành este etyl axetat

Hóa học 9 Bài 56: Ôn tập cuối năm hay, chi tiết - Lý thuyết Hóa học 9

- Cháy với ngọn lửa màu xanh, toả nhiều nhiệt

Hóa học 9 Bài 56: Ôn tập cuối năm hay, chi tiết - Lý thuyết Hóa học 9

- Bị oxi hóa trong không khí khi có men xúc tác

Hóa học 9 Bài 56: Ôn tập cuối năm hay, chi tiết - Lý thuyết Hóa học 9

- Mang đủ tính chất của axit: Làm đỏ quỳ tím, tác dụng với kim loại trước H, tác dụng với bazơ, oxit bazơ, muối của axit yếu hơn.

Hóa học 9 Bài 56: Ôn tập cuối năm hay, chi tiết - Lý thuyết Hóa học 9

Ứng dụng

Dùng làm nhiên liệu, dung môi pha sơn, chế rượu bia, dược phẩm, điều chế axit axetic và cao su…

Dùng để pha giấm ăn, sản xuất chất dẻo, thuốc nhuộm, dược phẩm, tơ…

Điều chế

Bằng phương pháp lên men tinh bột hoặc đường

Hóa học 9 Bài 56: Ôn tập cuối năm hay, chi tiết - Lý thuyết Hóa học 9

Hóa học 9 Bài 56: Ôn tập cuối năm hay, chi tiết - Lý thuyết Hóa học 9

 

GLUCOZƠ

SACCAROZƠ

TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ

Công thức phân tử

C6H12O6

C12H22O11

(C6H10O5)n

Tinh bột: n ≈ 1200 – 6000

Xenlulozơ: n ≈ 10000 – 14000

Trạng thái, Tính chất vật lý

Chất kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước

Chất kết tinh, không màu, vị ngọt sắc, dễ tan trong nước, tan nhiều trong nước nóng

Là chất rắn trắng. Tinh bột tan được trong nước nóng → hồ tinh bột. Xenlulozơ không tan trong nước kể cả đun nóng.

Tính chất hoá học quan trọng

Hóa học 9 Bài 56: Ôn tập cuối năm hay, chi tiết - Lý thuyết Hóa học 9

Thuỷ phân khi đun nóng trong dd axit loãng

Hóa học 9 Bài 56: Ôn tập cuối năm hay, chi tiết - Lý thuyết Hóa học 9

Thuỷ phân khi đun nóng trong dd axit loãng

Hóa học 9 Bài 56: Ôn tập cuối năm hay, chi tiết - Lý thuyết Hóa học 9

Hồ tinh bột làm dd Iot chuyển màu xanh

Ứng dụng

Làm thức ăn, dược phẩm, dùng tráng gương, tráng ruột phích …

Làm thức ăn, làm bánh kẹo, pha chế dược phẩm…

Tinh bột là thức ăn cho người và động vật, là nguyên liệu để sản xuất đường glucozơ, rượu etylic. Xenlulozơ dùng để sản xuất giấy, vải, đồ gỗ và vật liệu xây dựng.

Điều chế

Có trong quả chín (nho), hạt nảy mầm; điều chế từ tinh bột.

Có trong mía, củ cải đường, thốt nốt

Tinh bột có nhiều trong củ, quả, hạt. Xenlulozơ có trong vỏ đay, gai, sợi bông, gỗ…

Nhận biết

Phản ứng tráng gương

Có phản ứng tráng gương khi đun nóng trong dung dịch axit

Nhận ra tinh bột bằng dd iot: có màu xanh đặc trưng

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải bài tập Hóa 9 Bài 56: Ôn tập cuối năm trang 167, 168 SGK file PDF hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status