Sau bài học các em sẽ được nghiên cứu về tính chất vật lý, tính chất hóa học và các kiến thức liên quan đến Metan. Từ đó vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập ứng dụng và chứng minh các hiện tượng thực tiễn trong cuộc sống có liên quan.
Trong các khí sau: CH4 , H2, Cl2, O2.
a) Những khí nào tác dụng với nhau từng đôi một?
b) Hai khí nào khi trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ?
Lời giải:
a) Các chất khí tác dụng với nhau từng đôi một CH4 và O2, H2 và O2; H2 và Cl2; CH4 và Cl2:
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
2H2 + O2 2H2O
H2 + Cl2 2HCl
CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl
b) Hai khí trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ: CH4 và O2; H2 và O2.
CH4 + O2 CO2 + 2H2O
2H2 + O2 2H2O.
Trong các phương trình hóa học sau, phương trình hóa học nào viết đúng? Phương trình hóa học nào viết sai?
a) CH4 + Cl2 → CH2Cl2 + H2(ánh sáng).
b) CH4 + Cl2 → CH2 + 2HCl(ánh sáng).
c) 2CH4 + Cl2 → 2CH3Cl + H2(ánh sáng).
d) CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl(ánh sáng).
Lời giải:
Phương trình hóa học viết đúng là trường hợp d. Các trường hợp còn lại đều sai.
Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít khí metan (đktc). Hãy tính thể tích khí oxi cần dùng và thể tích khí cacbonic tạo thành. Biết thể tích các khí đo ở đktc.
Lời giải:
Phương trình phản ứng:
CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O
Theo pt: nO2 = 2. nCH4 = 2. 0,5 = 1 mol.
nCO2 = nCH4 = 0,5 mol.
VO2 = 1 x 22,4 = 22,4 lít.
VCO2 = 0,5 x 22,4 = 11,2 lít.
Có một hỗn hợp khí gồm CO2 và CH4. Hãy trình bày phương pháp hóa học để:
a) Thu được khí CH4.
b) Thu được khí CO2.
Lời giải:
Phương pháp hóa học để:
a) Thu được khí CH4:
Dẫn hồn hợp khí qua dung dịch Ca(OH)2 dư, khí CO2 bị giữ lại do phản ứng tạo ra CaCO3, khí bay ra khỏi dung dịch là CH4 có lẫn hơi nước nên dùng CaO làm khô để thu được CH4 tinh khiết
PTHH: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O.
b) Cho CaCO3 thu được ở trên tác dụng với dung dịch HCl loãng ta sẽ thu được khí CO2. Làm lạnh ngưng tụ nước sẽ thu được CO2 tinh khiết
PTHH: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
I. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN, TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Trong tự nhiên, metan có nhiều trong các mỏ khí (khí thiên nhiên), trong mỏ dầu (khí mỏ dầu), trong các mỏ than (khí mỏ than), trong bùn ao (khí bùn ao), trong khí biogas.
Metan là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí và tan rất ít trong nước.
II. CẤU TẠO PHÂN TỬ
Trong phân tử metan chỉ có 4 liên kết đơn
Hình 1: công thức cấu tạo và mô hình phân tử metan dạng rỗng và dạng đặc.
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Tác dụng với oxi
Khi đốt trong oxi, metan cháy tạo thành khí CO2 và H2O. Phản ứng tỏa nhiều nhiệt.
Hỗn hợp gồm 1 thể tích metan và 2 thể tích oxi là hỗn hợp nổ mạnh.
2. Tác dụng với clo khi có ánh sáng
Hình 2: Minh họa thí nghiệm phản ứng của clo với metan.
Phương trình hóa học:
Viết gọn:
Ở phản ứng này, nguyên tử H của metan được thay thế bởi nguyên tử Cl, vì vậy phản ứng này được gọi là phản ứng thế.
IV. ỨNG DỤNG
- Metan cháy tỏa nhiều nhiệt nên được đùng làm nhiên liệu trong đời sống và trong sản xuất.
- Metan là nguyên liệu dùng điều chế hiđro theo sơ đồ:
- Metan còn được dùng để điều chế bột than và nhiều chất khác.
►►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải bài tập Hóa 9 Bài 36: Metan SGK trang 116 file PDF hoàn toàn miễn phí!