Logo

Giải Hoá học 11 Bài 11: Axit photphoric và muối photphat trang 53, 54 SGK

Giải Hoá học 11 Bài 11: Axit photphoric và muối photphat trang 53, 54 SGK giúp các em ôn tập sâu kiến thức thông qua hướng dẫn giải bài tập trong sách giáo khoa bằng các phương pháp giải hay, ngắn gọn. Hỗ trợ các em học tập tốt môn Hoá lớp 11.
5.0
1 lượt đánh giá

Giải Hoá học 11 Bài 11: Axit photphoric và muối photphat trang 53, 54 SGK giúp các em ôn tập sâu kiến thức thông qua hướng dẫn giải bài tập trong sách giáo khoa bằng các phương pháp giải hay, ngắn gọn. Hỗ trợ các em học tập tốt môn Hoá lớp 11.

1. Giải bài tập SGK Hóa 11 Bài 11

Giải bài 1 trang 53 SGK Hóa 11

Viết phương trình hoá học dạng phân tử và dạng ion rút gọn của phản ứng giữa axit photphoric với lượng dư của:

a. BaO ;    b. Ca(OH)2 ;     c. K2CO3

Lời giải:

Các chất lấy dư nên muối tạo ra là muối trung hoà:

a.     2H3PO4 + 3BaO → Ba3(PO4)2 + 3H2O

   Phương trình phân tử trùng với phương trình ion thu gọn

b.     2H3PO4 + 3Ca(OH)2 → Ca3(PO4)2 + 6H2O

   2H3PO4 + 3Ca2+ + 6OH- → Ca3(PO4)2 + 6H2O

c.     2H3PO4 + 3K2CO3 → 2K3PO4 + 3H2O + 3CO2

   2H3PO4 + 3CO32- → 2PO43- + 3H2O + CO2

Giải bài 2 SGK Hóa 11 trang 53

Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về tính chất hoá học giữa axit nitric và axit photphoric. Dẫn ra những phản ứng hoá học để minh hoạ?

Lời giải:

Những tính chất chung: Đều có tính axit

   + Chuyển màu chất chỉ thị: Quỳ tím chuyển thành màu hồng

   + Tác dụng với bazơ, oxit bazơ không có tính khử (các nguyên tố có số oxi hoá cao nhất):

   3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O

   Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

   + Tác dụng với một số muối của axit yếu và không có tính khử:

   2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2

   2H3PO4 + 3Na2SO3 → 2Na3PO4 + 3H2O + 3SO2

Những tính chất khác nhau:

anh-1-bai-11

Giải bài 3 SGK trang 54 Hóa 11

Phương trình điện li tổng cộng của H3PO4 trong dung dịch là:

H3PO4 ⇆ 3H+ + PO43-

Khi thêm HCl vào dung dịch:

A. Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận.

B. Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch.

C. Cân bằng trên không bị dịch chuyển.

D. Nồng độ PO43- tăng lên.

Lời giải:

- Đáp án B.

- Khi thêm HCl vào làm tăng nồng độ H+ trong dung dịch. Theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ H+

⇒ cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

Giải bài 4 trang 54 Hóa 11 SGK

a) Lập các phương trình hóa học sau đây:

a. H3PO4 + K2HPO4 →

      1 mol      1mol

b. H3PO4 + NaOH →

      1 mol      1mol

c. H3PO4 + Ca(OH)2 →

      2mol      1mol

d. H3PO4 + Ca(OH)2 →

      2mol      3mol

Lời giải:

a. H3PO4 + K2HPO4 → 2KH2PO4

    1 mol         1mol

b. H3PO4 + Ca(OH)2 → CaHPO4 + 2H2O

    1 mol         1mol

c. 2H3PO4 + Ca(OH)2 → Ca(H2PO4)2 + 2H2O

    2mol         1mol

d. 2H3PO4 + 3Ca(OH)2 → Ca3(PO4)2 + 6H2O

    2mol         3mol

Giải bài 5 Hóa 11 SGK trang 54

Để thu được muối photphat trung hoà, cần lấy bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1,00M cho tác dụng với 50,0ml H3PO4 0,50M?

Lời giải:

Ta có: nH3PO4 = 0,05.0,5 = 0,025(mol)

Phương trình phản ứng:

   H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O

Từ ptpư suy ra:

   nNaOH = 3nH3PO4 = 3. 0,025 = 0,075 (mol)

bai-5-trang-54-sgk-hoa-11-1

Lý thuyết Hóa 11 Bài 11: Axit photphoric và muối photphat

A. Axit Photphoric H3PO4

I. Cấu tạo phân tử

 Công thức cấu tạo:

ly-thuyet-axit-photphoric

II. Tính chất vật lí

    Là chất rắn dạng tinh thể trong suốt, không màu, nóng chảy ở 42,5ºC. Dễ chảy rữa và tan vô hạn trong nước.

III. Tính chất hóa học

    a. Tính oxi hóa – khử

    Axít photphoric khó bị khử (do P ở mức oxi hóa +5 bền hơn so với N trong axit nitric), không có tính oxi hóa.

    b. Tính axit: Axít photphoric là axit có 3 lần axit, có độ mạnh trung bình. Trong dung dịch nó phân li ra 3 nấc:

    H3PO4 ⇋ H+ + H2PO4- ⇒ k1 = 7, 6.10-3

    H2PO4- ⇋ H+ + HPO42- ⇒ k2 = 6,2.10-8

    HPO42- ⇋ H+ + PO43- ⇒ k3 = 4,4.10-13

    ⇒ nấc 1 > nấc 2 > nấc 3.

 ⇒ Dung dịch axít photphoric có những tính chất chung của axit như làm quì tím hóa đỏ, tác dụng với oxit bazơ, bazơ, muối, kim loại.

    ⇒ Khi tác dụng với oxit bazơ, bazơ tùy theo lượng chất tác dụng mà axít photphoric tạo ra muối trung hòa, muối axit hoặc hỗn hợp muối:

    H3PO4 + NaOH → NaH2PO4 + H2O

    H3PO4 + 2NaOH → Na2HPO4 + 2H2O

    H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O

IV. Ứng dụng và điều chế

1. Ứng dụng

    Một lượng lớn axit photphoric dùng để điều chế các muối photphat và sản xuất phân lân.

2. Điều chế

    a. Trong phòng thí nghiệm

P + 5HNO3 → H3PO4 + H2O + 5NO2

    b. Trong công nghiệp

       + Cho H2SO4 đặc tác dụng với quặng photphorit hoặc quặng apatit:

Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 3CaSO4 + 2H3PO4

       Điều chế bằng phương pháp này không tinh khiết và lượng chất thấp.

       + Để điều chế H3PO4 có độ tinh khiết và nồng độ cao hơn người ta đốt cháy P để được P2O5 rồi cho P2O5 tác dụng với nước:

4P + 5O2 → 2P2O5

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

B. Muối Photphat

  Axít photphoric tạo ra 3 loại muối:

    - Muối photphat trung hòa: Na3PO4, Ca3(PO4)2, …

    - Muối đihidrophotphat: NaH2PO4, Ca(H2PO4)2, …

    - Muối hidrophotphat: Na2HPO4, CaHPO4, …

1. Tính tan

    Tất cả các muối đihidrophotphat đều tan trong nước. Các muối hidrophotphat và photphat trung hòa đều không tan hoặc ít tan trong nước (trừ muối natri, kali, amoni).

2. Phản ứng thủy phân

    Các muối photphat tan bị thủy phân trong dung dịch.

Na3PO4 + H2O ⇋ Na2HPO4 + NaOH

    ⇒ Dung dịch Na3PO4 có môi trường kiềm làm quỳ hóa xanh.

3. Nhận biết ion photphat

    Thuốc thử là bạc nitrat.

3Ag+ + PO43- → Ag3PO4↓ (màu vàng)

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Hoá học 11 Bài 11: Axit photphoric và muối photphat trang 53, 54 SGK file PDF hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status