Logo

Giải Hoá học 11 Bài 13: Luyện tập trang 61, 62 SGK

Giải Hoá học 11 Bài 13: Luyện tập trang 61, 62 SGK giúp các em ôn tập sâu kiến thức thông qua hướng dẫn giải bài tập trong sách giáo khoa bằng các phương pháp giải hay, ngắn gọn. Hỗ trợ các em học tập tốt môn Hoá lớp 11.
5.0
0 lượt đánh giá

Giải Hoá học 11 Bài 13: Luyện tập trang 61, 62 SGK giúp các em ôn tập sâu kiến thức thông qua hướng dẫn giải bài tập trong sách giáo khoa bằng các phương pháp giải hay, ngắn gọn. Hỗ trợ các em học tập tốt môn Hoá lớp 11.

Giải bài tập SGK Hóa 11 Bài 13

Giải bài 1 trang 61 SGK Hóa 11

Hãy cho biết số oxi hóa của N và P trong các phân tử và ion sau đây NH3, NH4+, NO2-, NO3-, NH4HCO3 , P2O3, PBr5, PO43–, KH2PO4, Zn3(PO4)2.

Lời giải:

bai-1-trang-61-sgk-hoa-11-1

Giải bài 2 SGK Hóa 11 trang 61

Trong các công thức sau đây, chọn công thức hóa học đúng của magie photphua:

A. Mg3(PO4)2

B. Mg(PO3)2

C. Mg3P2

D. Mg2P2O7

Lời giải:

Đáp án C

Giải bài 3 SGK trang 61 Hóa 11

a) Lập các phương trình hóa học sau đây:

   NH3 + Cl2 (dư) → N2 + ..

NH3(dư) + Cl2 → NH4Cl + ….

   NH3 + CH3COOH → …

   (NH4)3PO4 Giải bài tập Hóa học 11 | Để học tốt hóa học 11 H3PO4 + …

   Zn(NO3)2 Giải bài tập Hóa học 11 | Để học tốt hóa học 11 …

b) Lập các phương trình hóa học ở dạng phân tử và dạng ion rút gọn của phản ứng giữa các chất sau đây trong dung dịch:

   (1) K3PO4 và Ba(NO3)2

   (2) Na3PO4 và CaCl2

   (3) Ca(H2PO4)2 và Ca(OH)2 với tỉ lệ mol 1:1

   (4) (NH4)3PO4 + Ba(OH)2

Lời giải:

a)

bai-3-trang-61-sgk-hoa-11-4

bai-3-trang-61-sgk-hoa-11-5

b)

(1) 2K3PO4 + 3Ba(NO3)2 → Ba3(PO4)2 ↓ + 6KNO3

   Ba2+ + 2PO43- → Ba3(PO4)2 ↓

(2) 2Na3PO4 + 3CaCl2 → Ca3(PO4)2 ↓ + 6NaCl

   Ca2+ + 2PO43- → Ca3(PO4)2 ↓

(3) Ca(H2PO4)2 + Ca(OH)2 → 2CaHPO4 + 2H2O

   H2PO4+ OH- → HPO42- + H2O

(4) 2(NH4)3PO4 + 3Ba(OH)2 → Ba3(PO4)2 ↓ + 6NH3 ↑ + 6H2O

   6NH4+ + 2PO43- + 3Ba2+ + 6OH- → Ba3(PO4)2 ↓ + 6NH3 ↑ + 6H2O

Giải bài 4 trang 61 Hóa 11 SGK

Từ hiđro, clo, nitơ và các hóa chất cần thiết, hãy viết các phương trình hóa học (có ghi rõ điều kiện phản ứng) điều chế phân đạm amoni clorua.

Lời giải:

bai-4-trang-61-sgk-hoa-11-1

Giải bài 5 Hóa 11 SGK trang 62

Viết phương trình hóa học thực hiện các dãy chuyển hóa sau:

bai-5-trang-62-sgk-hoa-11-2

Lời giải:

bai-5-trang-62-sgk-hoa-11-thuysin-84

bai-5-trang-62-sgk-hoa-11-thuysin-85

Giải bài 6 Hóa lớp 11 SGK trang 62

Hãy đưa ra những phản ứng đã học có sự tham gia của đơn chất photpho, trong đó số oxi hóa của photpho:

a. Tăng

b. Giảm

Lời giải:

bai-6-trang-62-sgk-hoa-11-1

Giải bài 7 Hóa lớp 11 trang 62 SGK

Khi cho 3,00 g hỗn hợp Cu và Al tác dụng với dung dịch HNO3 đặc dư, đun nóng, sinh ra 4,48 lít khí duy nhất NO2 (đktc). Xác định phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp?

Lời giải:

bai-7-trang-62-sgk-hoa-11-1

Giải bài 8 Hóa lớp 11 trang 62 sách giáo khoa

Cho 6,00 g P2O5 vào 25,0 ml dung dịch H3PO4 6,00% (D = 1,03 g/ml). Tính nồng độ phần trăm H3PO4 trong dung dịch tạo thành?

Lời giải:

mdd H3PO4 = V. D = 25. 1,03 = 25,75g

bai-8-trang-62-sgk-hoa-11-4

mH3PO4(sau phản ứng) = 1,545 + 8,282 = 9,827(g)

Khối lượng dung dịch sau phản ứng = 25,75 + 6 = 31,75(g)

bai-8-trang-62-sgk-hoa-11-3

Giải bài 9 sách giáo khoa Hóa lớp 11 trang 62

Cần bón bao nhiêu kg phân đạm amoni nitrat chứa 97,5% NH4NO3 cho 10,0 hecta khoai tây, biết rằng 1,00 hecta khoai tây cần 60,0 kg nitơ?

Lời giải:

10ha khoai tây cần 60. 10 = 600 kg nitơ

Bảo toàn nguyên tố Nito:

⇒ 1 mol (80g) NH4NO3 tạo thành 1 mol (28g)N2

Lượng NH4NO3 cần để có 600kg N2 là

bai-9-trang-62-sgk-hoa-11-4

Lý thuyết Hóa 11 Bài 13: Luyện tập

I. Đơn chất nitơ

- Cấu hình electron nguyên tử: 1s22s22p3, nguyên tử có 3 electron độc thân. Các số oxi hóa: -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5.

    - Phân tử N2 có liên kết ba bền vững nên N2 khá trơ ở điều kiện thường.

    - Có số oxi hóa trung gian nên N2 thể hiện cả tính khử và tính oxi hóa.

II. Hợp chất của nitơ

1. Amoniac

    - Là chất khí tan rất nhiều trong nước.

    - Tính bazo yếu:

       + Phản ứng với nước: NH3 + H2O ⇋ NH4+ + OH-.

       + Phản ứng với axit tạo muối amoni: NH3 + HCl → NH4Cl (amoni clorua).

       + Phản ứng với dung dịch muối:

AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl

Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4+

    - Tính khử: phản ứng được với oxi, clo và khử một số oxit kim loại.

ly-thuyet-luyen-tap-tinh-chat-cua-nito-va-hop-chat-cua-nito

- Khả năng tạo phức chất tan:

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2

AgCl + 2NH3 → [Ag(NH3)2]Cl

2. Muối amoni

    - Dễ tan trong nước, là chất điện li mạnh.

    - Trong dung dịch, ion NH4+ là axit yếu: NH4+ + H2O ⇋ NH3 + H3O+.

    - Tác dụng với dung dịch kiềm:

ly-thuyet-luyen-tap-tinh-chat-cua-nito-va-hop-chat-cua-nito-1

 - Dễ bị nhiệt phân hủy:

ly-thuyet-luyen-tap-tinh-chat-cua-nito-va-hop-chat-cua-nito-2

3. Axit nitric

    - Là axit mạnh.

    - Tính axit: HNO3 → H+ + NO3-.

    - Tính oxi hóa mạnh: Kim loại hay phi kim khi gặp axit HNO3 đều bị oxi hóa về trạng thái oxi hóa cao nhất.

       + Oxi hóa hầu hết các kim loại (trừ vàng (Au) và platin(Pt)).

    Tùy nồng độ axit và tính khử của kim loại sẽ cho sản phẩm khử khác nhau: NO2, NO, N2O, N2, NH4NO3.

Cu + 4HNO3(đ) → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O.

3Cu + 8HNO3(l) → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O.

       + Oxi hóa được nhiều phi kim và các hợp chất có tính khử.

S + 6HNO3(đ) → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O

3FeO + 10HNO3(d) → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

3H2S + 2HNO3(d) → 3S + 2NO + 4H2O

4. Muối nitrat

    - Dễ tan trong nước, là chất điện li mạnh.

    - Dễ bị nhiệt phân hủy:

2KNO3 → 2KNO2 + O2

2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2

2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2

    - Nhận biết ion NO3-:

    Sử dụng hỗn hợp vụn đồng và dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng:

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ (dd màu xanh) + 2NO↑ + 4H2O

2NO + O2 (không khí) → 2NO2 (màu nâu đỏ)

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Hoá học 11 Bài 13: Luyện tập trang 61, 62 SGK file PDF hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status