Hướng dẫn giải SBT Toán 7 bài 3: Mặt phẳng tọa độ trang 74, 75, 76 sách bài tập được trình bày chi tiết, dễ hiểu dưới đây sẽ giúp các em tham khảo và vận dụng giải các bài tập cùng dạng toán hiệu quả nhất.
a.Viết toạ độ các điểm M, N, P, Q trong hình dưới
b. Em có nhận xét gì về toạ độ của các cặp điểm M và N; P và Q
Lời giải:
a. Ta có:
M(2;3), N(3;2), P(0;-3), Q(-3;0)
b. Hoành độ của điểm M là tung độ của điểm N, tung độ của điểm N là hoành độ của điểm M
Hoành độ của điểm P là tung độ của điểm Q, tung độ của điểm Q là hoành độ của điểm P
Vẽ một hệ trục toạ độ và đánh dấu các điểm:
A(2;-1,5); B (-3;3/2) C(2,5;0)
Lời giải:
Lời giải:
a. Tung độ của điểm A, B bằng 0
b. Hoành độ của điểm C, D bằng 0
c.Tung độ của một điểm bất kì trên trục hoành bằng 0 và hoành độ của một điểm bất kì trên trục tung bằng 0
Tìm toạ độ các đỉnh của hình chữ nhật MNPQ và của tam giác ABC trong hình dưới
Lời giải:
Toạ độ đỉnh của hình chữ nhật MNPQ là:
M(2;3); N(5;3); P(5;1); Q(2;1)
Toạ độ các đỉnh tam giác ABC là:
A(-3;3); B(-1;2); C(-5;0)
Vẽ một hệ trục Oxy và đánh dấu các điểm
G(-2;-0,5); H(-1;-0,5); I(-1;-1,5); K(-2;-1,5)
Lời giải:
Hình vẽ:
Tứ giác GHIK là hình vuông
Cân nặng và tuổi của 4 bạn được biểu diễn trên mặt phẳng toạ độ (hình dưới) (mỗi đơn vị trên trục hoành biểu thị 1 năm, mỗi đơn vị trên trục tung biểu thị 2,5kg). Hỏi:
Lời giải:
Vẽ một hệ trục toạ độ và đường phân giác của các góc phần tư thư I, III
a. Đánh dấu điểm A nằm trên đường phân giác đó và có hoành độ là 2. Điểm A có tung độ là bao nhiêu?
b. Em có dự đoán gì về mối liên hệ giữa tung độ và hoành độ của điểm M nm trên đường phân giác đó?
Lời giải:
Hình vẽ:
a. Điểm A có hoành độ bằng 2 thì điểm A có tung độ bằng 2.
b. Điểm M nằm trên tia phân giác của góc vuông số I và số III thì có tung độ và hoành độ bằng nhau
Vẽ một hệ trục toạ độ và đường phân giác của các góc phần tư thứ II,IV.
a. Đánh dấu điểm A nằm trên đường phân giác đó và có hoành độ là 2. Điểm A có tung độ là bao nhiêu?
b. Em có dự đoán gì về mối liên hệ giữa tung độ và hoành độ của điểm M nằm trên đường phân giác đó?
Lời giải:
Hình vẽ:
a. Điểm A có hoành độ bằng 2 thì điểm A có tung độ bằng - 2.
b. Điểm M nằm trên tia phân giác của góc vuông số I và số III thì có tung độ và hoành độ đối nhau
Tìm toạ độ của đỉnh thứ tư của hình vuông trong mỗi trường hợp dưới đây(hình dưới).
Lời giải:
a. Điểm C cách điểm B là 6 ô vuông thì điểm D cách điểm A cũng 6 ô vuông.
Điểm C cách trục hoành 3 ô vuông thì điểm D cách trục hoành 3 ô vuông phía dưới, do đó điểm D(4;-3)
b. Điểm P cách điểm N là 4 ô chéo thì điểm Q cách điểm M cũng 4 ô chéo.
Điểm N cách trục hoành 2 ô vuông thì điểm Q cách trục hoành 2 ô vuông Q(6;2).
CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải Giải SBT Toán 7 trang 74, 75, 76 file word, pdf hoàn toàn miễn phí