Logo

Giải Bài 30: Làm quen với xác suất của biến cố trang 51, 52, 53, 54, 55 Toán lớp 7 Kết nối tri thức

Giải Bài 30: Làm quen với xác suất của biến cố trang 51, 52, 53, 54, 55 Toán lớp 7 Tập 2 Chương 8 sách giáo khoa Kết nối tri thức chương trình mới chi tiết, dễ hiểu hỗ trợ các em củng cố kiến thức bài học tốt nhất
2.8
5 lượt đánh giá

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trang 51, 52, 53, 54, 55 sách Toán lớp 7 KNTT Bài 30 Làm quen với xác suất của biến cố đầy đủ và chính xác nhất, mời các em học sinh và phụ huynh cùng tham khảo

Bài 8.4 trang 55 SGK Toán KNTT lớp 7 tập 2

Mai và Việt mỗi người gieo một con xúc xắc. Tìm xác suất của các biến cố sau:

a) Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 1;

b) Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 36.

Gợi ý đáp án:

a) Xác xuất để tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 1 là 1 (Biến cố chắc chắn).

b) Xác xuất để tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 36 là 0 (Biến cố không thể).

Bài 8.5 trang 55 SGK Toán KNTT lớp 7 tập 2

Trước trận chung kết bóng đá World Cup năm 2010 giữa hai đội Hà Lan và Tây Ban Nha, để dự đoán kết quả người ta bỏ cùng loại thức ăn vào hai hộp giống nhau, một hộp có gắn cờ Hà Lan, một hộp gắn cờ Tây Ban Nha và cho Paul chọn hộp thức ăn. Người ta cho rằng nếu Paul chọn hộp gắn cờ nước nào thì đội bóng của nước đó thắng. Paul chọn ngẫu nhiên một hộp. Tính xác suất để Paul dự đoán đội Tây Ban Nha thắng.

Gợi ý đáp án:

Xét các biến cố sau:

A1: “Paul chọn hộp thức ăn gắn cờ Tây Ban Nha”

A2: “Paul chọn hộp thức ăn gắn cờ Hà Lan”
Vì Paul chỉ chọn được 1 hộp duy nhất nên xác suất của các biến cố bằng nhau và bằng 

.

* Vậy: Xác suất để số Paul dự đoán đội Tây Ban Nha thắng là 

.

Bài 8.6 trang 55 SGK Toán KNTT lớp 7 tập 2

Một tổ học sinh của lớp 7B có 5 bạn nam và 5 bạn nữ. Giáo viên gọi ngẫu nhiên một bạn lên bảng để kiểm tra bài tập. Xét hai biến cố sau:

A: “Bạn được gọi là bạn nam" và B: "Bạn được gọi là bạn nữ”.

a) Hai biến cố A và B có đồng khả năng không? Vì sao?

b) Tìm xác suất của biến cố A và biến cố B.

Gợi ý đáp án:

Vì số học sinh nam và nữ của tổ bằng nhau nên xác suất của các biến cố bằng nhau và bằng 

.

a) Hai biến cố A và B có đồng khả năng. Bởi vì số học sinh nam và nữ của tổ bằng nhau nên xác suất của các biến cố bằng nhau.

b) Xác xuất của biến cố A và biến cố B bằng nhau và bằng 

.

Bài 8.7 trang 55 SGK Toán KNTT lớp 7 tập 2

Gieo một con xúc xắc được chế tạo cân đối. Tìm xác suất của các biến cố sau:

A: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc nhỏ hơn 7”;

B: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là 0”;

C: "Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là 6”.

Gợi ý đáp án:

A: Xác xuất để “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc nhỏ hơn 7” là 1 (Biến cố chắc chắn).

B: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là 0” là 0 (Biến cố không thể).

C: "Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là 6”

Xét các biến cố sau:

  • S1: “Gieo được mặt 1 chấm”
  • S2: “Gieo được mặt 2 chấm”
  • S3: “Gieo được mặt 3 chấm”
  • S4: “Gieo được mặt 4 chấm”
  • S5: “Gieo được mặt 5 chấm”
  • S6: “Gieo được mặt 6 chấm”

Vì mỗi lần gieo sẽ chỉ ra được một mặt duy nhất nên xác suất của các biến cố bằng nhau và bằng 

.

* Vậy: Xác suất để “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là 6” là 

.

Trên đây là nội dung gợi ý trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK Toán 7 Bài 30 Chương 8 trang 51, 52, 53, 54, 55 bộ sách Kết nối tri thức chi tiết và dễ hiểu nhất. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo các bài tập khác cùng bộ sách đã được đăng tải trên chuyên trang của chúng tôi.

CLICK NGAY vào TẢI VỀ để download Giải Toán 7 Kết nối tri thức Bài 30 Làm quen với xác suất của biến cố trang 51, 52, 53, 54, 55 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.8
5 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status