Hướng dẫn giải sách bài tập Toán lớp 6 tập 1 bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên kèm công thức và lời giải chi tiết cho từng bài tập giúp các em học sinh ôn tập các dạng bài xoay quanh chương 2: Số nguyên. Sau đây mời các em tham khảo lời giải chi tiết
Hãy
a, Sắp xếp các nguyên sau theo thứ tự tăng dần: 5; -15; 8; 3; -1;0
b, Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự giảm dần: -97; 10; 0; 4; -9; 2000
Đáp án:
a, -15; -1; 0; 3; 5;8
b, 2000; 10; 4; 0; -9; -97
Tìm x ∈ Z
a, -6 < x < < 0
b, -2 < x < 2
Đáp án:
a, x ∈ Z và -6 < x < 0 nên x ∈ {-5;-4;-3;-2;-1}
b, x ∈ Z và -2 < x < 2 nên x ∈ {-1;0;1}
Tìm giá trị tuyệt đối của các số 1998; -2001; -9
Đáp án:
|1998| = 1998; |-2001| = 2001; |-9| = 9
Bổ sung chỗ thiếu (...) trong các câu sau:
a, Trong hai số nguyên dương, số lớn hơn có giá trị tuyệt đối..., ngược lại số có giá trị tuyệt đối lớn hơn là số...
b, Trong hai số nguyên âm, số lớn hơn có giá trị tuyệt đối..., ngược lại...
Đáp án:
a, Trong hai số nguyên dương, số lớn hơn có giá trị tuyệt đối lớn hơn, ngược lại số có giá trị tuyệt đối lớn hơn là số lớn hơn
b, Trong hai số nguyên âm, số lớn hơn có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn, ngược lại số có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn là số lớn hơn.
Viết tập hợp các số nguyên X thoả mãn:
a. -2 < X < 5
b. -6 ≤ X ≤ -1
c. 0 < X ≤ 7
d. -1 ≤ X < 6
Đáp án:
a. X ∈ {-1; 0; 1; 2; 3; 4}
b. X ∈{1; 2; 3; 4; 5; 6; 7}
c. X ∈ {-6; -5; -4; -3; -2; -1}
d. X ∈{-1; 0; 1; 2; 3; 4; 5}
Thay dấu * bằng các chữ số thích hợp:
a, -841 < -84*
b, -5*8 > -518
c, -*5 > -25
d, -99* > -991
Đáp án:
a, -841 < -840
b, -508 > -518
c, -15 > -25
d, -990 > -991
Nói tập hợp X bao gồm hai bộ phận là các số tự nhiên và các số nguyên âm có đúng không?
Đáp án:
Không đúng vì tập Z có thêm số 0
Ta có:
a, Số nguyên a lớn hơn 5. Số a có chắc chắn là số dương không?
b, Số nguyên b nhỏ hơn 1. Số b có chắc chắn là số âm không?
c, Số nguyên c lớn hơn -3. Số c có chắc chắn là số dương không?
d, Số nguyên d nhỏ hơn hoặc bằng -2. Số d có chắc chắn là số âm không?
Đáp án:
a, Số a chắc chắn là số dương vi a > 5 mà 5 > 0 nên suy ra a > 0
b, Số b không chắc chắn là số âm vì b có thể bằng 0
c, Số c không chắc chắn là số dương vì c có thể bằng -1; -2
d, Số d chắc chắn là số âm vì -2 < 0 mà d ≤ -2 nên suy ra d < 0
Điền dấu “+” hoặc dấu “-“ vào chỗ trống để được kết quả đúng:
a, ... 3 > 0
b, 0 > ... 13
c, ...25 < ...9
d, ...5 < ...8
Đáp án:
a, +3 > 0
b, 0 > -13
c, -25 < -9 hoặc -25 < 9
d, +5 < +8 hoặc -5 < +8
Tính giá trị của biểu thức:
a, |-6|-|-2|
b, |-5| .|-4|
c, |20| : |-5|
d, |247| + |-47|
Đáp án:
a, |-6|-|-2| = 6 – 2 = 4
b, |-5| .|-4| = 5.4 = 20
c, |20| : |-5| = 20 : 5 = 4
d, |247| + |-47| = 247 + 47 = 294
Tìm số nguyên x biết: |x| = 2007
Đáp án:
Ta có: |x| = 2006 suy ra x = 2007 hoặc x = -2007
Tìm:
a, Tìm số liền sau của các số 5;-6;0;-2
b, Tìm các số liền trước của các số: -11;0;2;-99
c, Số nguyên a là số dương hay số âm nếu biết số liền sau của nó là một số âm?
Đáp án:
a, Số liền sau của 5 là 6
Số liền sau của -6 là -5
Số liền sau của 0 là 1
Số liền sau của -2 là -1
b, Số liền trước của -11 là -12
Số liền trước của 0 là -1
Số liền trước của 2 là 1
Số liền trước của -99 là -100
c, Số liền sau số nguyên a là số nguyên âm nên a là số âm.
►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Giải sách bài tập toán lớp 6 bài 3 tập 1 chương 2 file word, pdf hoàn toàn miễn phí