Hướng dẫn giải sách bài tập Toán lớp 6 tập 1: Ôn tập chương 1 kèm công thức và lời giải chi tiết cho từng bài tập giúp các em học sinh ôn tập các dạng bài xoay quanh chương 1: Đoạn thẳng. Mời các em tham khảo lời giải chi tiết dưới đây.
Chọn đáp án đúng.
Quan sát hình bs 6
(A) đường thẳng d đi qua điểm T.
(B) đường thẳng d đi qua hai điểm M và T.
(C) đường thẳng d không đi qua điểm M và không đi qua điểm T.
(D) đường thẳng d đi qua điểm M và không đi qua điểm T.
Đáp án:
Chọn (D) đường thẳng d đi qua điểm M và không đi qua điểm T.
ó thể vẽ được bao nhiêu đường thẳng đi qua hai trong số năm điểm (phân biệt), nhưng không có ba điểm nào thẳng hàng cho trước?
(A) 1; (B) 5; (C) 10; (D) Vô số.
Đáp án:
Chọn (C) 10.
Với ba điểm (phân biệt) M, N, P thẳng hàng thì
(A) Điểm N luôn nằm giữa hai điểm M, P;
(B) Điểm M và điểm N luôn nằm khác phía đối với điểm P;
(C) Điểm N và điểm P luôn nằm cùng phía đối với điểm M;
(D) Hai điểm luôn nằm về một phía đối với điểm còn lại.
Đáp án:
Chọn (D) Hai điểm luôn nằm về một phía đối với điểm còn lại.
Hai tia trùng nhau nếu
(A) chúng có chung gốc và cùng nằm trên một đường thẳng;
(B) chúng có chung gốc và có một điểm chung khác với điểm gốc;
(C) chúng có hai điểm chung;
(D) chúng có rất nhiều điểm chung.
Đáp án:
Chọn (B) chúng có chung gốc và có một điểm chung khác với điểm gốc.
Số đoạn thẳng mà hai đầu mút của mỗi đoạn là một trong các điểm M, N, P, Q được cho trong hình bs 7 bằng
(A) 3; (B) 4; (C) 5; (D) 6
Đáp án:
Chọn (D) 6.
Các đoạn thẳng đó là: MN, MP, MQ, NP, NQ, PQ
Cho ba điểm M, N, P thẳng hàng và điểm N nằm giữa hai điểm M, P. Gọi E và F tương ứng là trung điểm của các đoạn thẳng MN, NP. Biết MN = 3cm. NP = 7cm. Khi đó, độ dài của đoạn EF bằng
(A) 4cm; (B) 5cm; (C) 3,5cm; (D) 2cm.
Đáp án:
Chọn (B) 5cm.
Vì E là trung điểm đoạn MN nên EN = MN : 2 = 3 : 2 = 1,5cm.
Vì F là trung điểm đoạn NP nên NF = NP : 2 = 7 : 2 = 3,5cm.
Vì N nằm giữa M và P nên hai tia NM và NP đối nhau. (1)
Lại có E là trung điểm đoạn MN nên E thuộc tia NM; F là trung điểm đoạn NP nên F thuộc tia NP
Kết hợp với (1) ta suy ra N là điểm nằm giữa E và F.
Do đó EF = EN + NF = 1,5 + 3,5 = 5cm
Vậy EF = 5cm.
Trên tia Oz vẽ hai đường thẳng là OH = 3cm và OK = 7cm. Trên tia đối của tia Oz vẽ đoạn thẳng OL = 5cm. Gọi U và V tương ứng là trung điểm của các đoạn thẳng HK, HL. Khi đó, độ dài của đoạn thẳng UV bằng
(A) 6cm; (B) 5cm; (C) 4cm; (D) 1cm.
Đáp án:
Chọn (A) 6cm.
+ Vì H, K cùng thuộc tia Oz mà OH < OK (do 3cm < 7cm) nên điểm H nằm giữa hai điểm O và K.
Do đó OH + HK = OK suy ra HK= OK − OH = 7 − 3 = 4cm
+ Vì U là trung điểm đoạn HK nên UH = UK = HK : 2 = 4 : 2= 2cm.
+ Vì H thuộc tia Oz mà L thuộc tia đối của tia Oz nên điểm O nằm giữa hai điểm L và H
Do đó LH = OL + OH = 5 + 3 = 8cm.
+ Vì V là trung điểm HL nên HV = HL : 2 = 8 : 2 = 4cm.
+ Vì hai tia HK và HL đối nhau.
Mà U thuộc tia HK, V thuộc tia HL nên điểm H nằm giữa hai điểm U và V.
Suy ra UV = UH + HV = 2 + 4 = 6cm.
Cho đoạn thẳng MN = 10cm, điểm T nằm giữa hai điểm M, N và MT = 2cm, điểm R nằm giữa hai điểm T, N sao cho TR = 6cm. Gọi O là trung điểm của đoạn thẳng MN. Khi đó độ dài của đoạn thẳng OR bằng
(A) 5cm; (B) 4cm; (C) 3cm; (D) 2cm.
Đáp án:
Chọn (C) 3cm.
* Do O là trung điểm đoạn MN nên ON = MN : 2 = 10 : 2 = 5cm
* Vì điểm T nằm giữa hai điểm M và N nên MT + TN = MN
Suy ra TN = MN − MT = 10 − 2 = 8cm.
* Vì điểm R nằm giữa hai điểm T và N nên TR + RN = TN
Suy ra RN = TN − TR = 8 − 6 = 2cm
* Trên tia NM có NR = 2cm và NO = 5cm nên NR < NO.
Suy ra điểm R nằm giữa hai điểm O và N.
Do đó: NR + OR = ON nên OR = ON − NR = 5 − 2 = 3cm.
Cho đoạn thẳng MN = 14cm, điểm P nằm giữa hai điểm M, N và MP = 4cm, điểm Q nằm giữa hai điểm P, N sao cho MP = QN. Gọi R, S tương ứng là trung điểm của các đoạn thẳng MP, NQ. Khi đó độ dài của đoạn thẳng SR bằng
(A) 10cm; (B) 4cm; (C) 3cm; (D) 2cm.
Đáp án:
Chọn (A) 10cm.
+) Ta có NQ = MP = 4cm.
+) Vì R là trung điểm MP nên RP = MP : 2 = 4 : 2 = 2 cm
+ Vì S là trung điểm QN nên QS = NS = NQ : 2 = 4 : 2 = 2cm.
+) Vì điểm P nằm giữa hai điểm M và N nên:
MP + PN = MN
Suy ra: PN = MN − MP = 14 - 4 = 10cm
+) Trên tia NM có NS=2cm;NP=10cm nên NS < NP.
Suy ra điểm S nằm giữa hai điểm N và P.
Do đó NS + SP = NP hay SP = NP − NS = 10 − 2 = 8cm
+) Lại có điểm P nằm giữa hai điểm M và N nên hai tia PM,PN đối nhau. Mà R thuộc tia PM và S thuộc tia PN nên điểm P nằm giữa hai điểm R và S.
Do đó RS = RP + PS = 2 + 8 = 10cm.
Cho trước 20 điểm (phân biệt). Số các đoạn thẳng có đầu mút lấy trong số các điểm đã cho bằng
(A) 10; (B) 20; (C) 190; (D) 380
Đáp án:
Chọn (C) 190.
►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Giải sách bài tập toán lớp 6 tập 1: Ôn tập chương 1 file word, pdf hoàn toàn miễn phí.