Hướng dẫn giải sách bài tập Toán lớp 6 tập 1 trang 10, 11 kèm công thức và lời giải chi tiết cho từng bài tập giúp các em học sinh ôn tập các dạng bài xoay quanh chương 1: Ôn tập và bổ túc vế số tự nhiên. Dưới đây là cách làm SBT Toán lớp 6 trang 10, 11 đầy đủ nhất mà chúng tôi đã chọn lọc và tổng hợp lại giúp các em học sinh có nguồn tham khảo tốt nhất
Viết các tập hợp sau và cho biết mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử?
Đáp án:
a, Ta có: x – 5 = 13 ⇒ x = 18. Vậy A = {18}
Tập hợp A có một phần tử
b, Ta có: x + 8 = 8 ⇒ x = 0. Vậy B = {0}
Tập hợp B có một phần tử
c, Ta có: x.0 = 0 ⇒ x∈ N. Vậy C = N
Tập hợp C có vô số phần tử
d, Ta có : x.0 = 7. Vậy D = ∅
Vậy tập hợp D không có phần tử nào
Viết các tập hợp sau và cho biết mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử?
a. Tập hợp các số tự nhiên không vượt quá 50
b. Tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 8 nhưng nhỏ hơn 9.
Đáp án:
a, Tập hợp các số tự nhiên không vượt quá 50 là: A = {1; 2;...50}
Tập hợp A có (50 – 0) + 1 = 51 phần tử
b, Vì 8 và 9 là hai số tự nhiên liên tiếp nên không có số tự nhiên nào lớn hơn 8 nhưng nhỏ hơn 9.
Vậy tập hợp B không có phần tử nào.
Cho A = {0}. Có thể nói rằng A = ∅ được không?
Đáp án:
Không. Vì tập hợp rỗng không có phần tử nào trong khi tập hợp A có một phần tử là 0.
Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 6, tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 8, rồi dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện mối quan hệ giữa hai tập hợp trên.
Đáp án:
Tập hợp A = {0; 1; 2; 3; 4; 5}
B = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7}
Ta có A ⊂ B
Cho tập hợp A = {8;10}. Điền kí hiệu ⊂ , ∈ hoặc = vào ô trống:
8 □ A
10 □ A
{8;10} □ A
Đáp án:
8 ∈ A
10 ⊂ A
{8;10} = A
Tính số phần tử của các tập hợp:
A = {40; 41; 42...; 99; 100}
B = {10; 12; 14..; 96; 98}
C ={35; 37;...; 103; 105}
Đáp án:
a, Tập hợp A gồm các số tự nhiên liên tiếp từ 40 đến 100 nên số phần tử của tập A là: (100 – 40) + 1 = 61
Vậy tập hợp A có 61 phần tử
b, Tập hợp B gồm các số tự nhiên chẵn liên tiếp từ 10 đến 98 nên số phần tử của tập hợp B là: (98 - 10) : 2 + 1 = 45
Vậy tập hợp B có 45 phần tử
c, Tập hợp C gồm các số tự nhiên lẻ liên tiếp từ 35 đến 105 nên số phần tử của tập hợp B là: (105 – 35) : 2 + 1 = 36
Vậy tập hợp C có 36 phần tử
Cho hai tập hợp A = {a,b,c,d} và B = {a,b}
a. Dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ giữa hai tập hợp A và B
b. Dùng hình vẽ minh hoạ hai tập hợp A và B
Đáp án:
a. Do mọi phần tử của tập hợp B đều thuộc tập hợp A nên B ⊂ A
b:
Cho tập hợp A = {1; 2; 3}. Trong các cách viết sau cách viết nào đúng, cách viết nào sai?
1 ∈ A
{1}∈ A
3 ⊂ A
{2,3} ⊂ A
Đáp án:
1 ∈ A Đúng
{1}∈ A Sai
3 ⊂ A Sai
{2,3} ⊂ A Đúng
Cho ví dụ hai tập hợp A và B mà A ⊂ B và B ⊂ A
Đáp án:
Ví dụ: A = {cam, quýt, bưởi}
B = {quýt, bưởi, cam}
Cho tập hợp M ={a,b,c}. Viết các tập hợp con của tập M sao cho mỗi tập hợp con đó phải có hai phần tử.
Đáp án:
Các tập hợp con của M = {a,b,c} mà mỗi tập con của M phải có hai phần tử : {a,b}; {a,c}, {b,c}
Gọi A là tập hợp các học sinh của lớp 6A có hai điểm 10 trở lên, B là tập hợp các học sinh lớp 6A có 3 điểm 10 trở lên, M là tập hợp các học sinh lớp 6A có 4 điểm 10 trở lên. Dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ giữa hai trong ba tập trên.
Đáp án:
B ⊂ A; M ⊂ B; M⊂ A
Có bao nhiêu số tự nhiên có bốn chữ số?
Đáp án:
Số tự nhiên có 4 chữ số bao gồm: {1000,1001,...9999}
Vậy có: (9999- 1000) + 1 = 9000 số
Có bao nhiêu số chẵn có 3 chữ số?
Đáp án:
Số tự nhiên chẵn có ba chữ số gồm: {100; 102;...998}
Vậy có: (998 – 100) : 2 + 1 = 450 số
Bạn Tâm đánh số trang bằng các số tự nhiên từ 1 đến 100. Bạn Tâm phải viết tất cả bao nhiêu chữ số?
Đáp án:
Từ 1 đến 9 có 9 số có 1 chữ số. Bận Tâm phải viết 9 chữ số
Từ 10 đến 99 có (99 – 10) + 1 = 90 số có hai chữ số. Bạn Tâm phải viết 2.90 = 180 chữ số
Số 100 có 3 chữ số. Bạn Tâm phải viết 3 chữ số
Vậy ban Tâm hải viết tất cả: 9 + 180 + 3 = 192 chữ số
Cho tập hợp A = {a,b,c,d,e}. Số tập hợp con của A mà có bốn phần tử là:
(A) 6;
(B) 5;
(C) 4;
(D) 3.
Hãy chọn phương án đúng.
Đáp án:
Chọn (B) 5.
Các tập hợp đó là: {a, b, c, d}; {b, c, d, e}; {a, c, d, e}; {a, b, d, e} và {a, b, c, e}.
Tìm số phần tử của các tập hợp sau:
a) Tập hợp A các tháng dương lịch có 31 ngày;
b) Tập hợp B các tháng dương lịch có 30 ngày;
c) Tập hợp C các tháng dương lịch có 29 hoặc 28 ngày;
d) Tập hợp D các tháng dương lịch có 27 ngày.
Đáp án:
a) Các tháng dương lịch có 31 ngày gồm: tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng 10, tháng 12.
Vậy tập hợp A có 7 phần tử.
b) Các tháng dương lịch có 30 ngày gồm: tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11.
Vậy tập hợp B có 4 phần tử.
c) Các tháng dương lịch có 29 hoặc 28 ngày gồm tháng 2.
Vậy tập hợp C có 1 phần tử.
d) Tập hợp D không có phần tử nào (D = ∅)
►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Giải sách bài tập toán lớp 6 trang 10, 11 tập 1 file word, pdf hoàn toàn miễn phí