Logo

Giải SBT toán 6 bài 9 SGK tập 1 chương 1 Hình học: Viết đoạn thẳng cho biết độ dài

Giải SBT toán lớp 6 bài 9 SGK tập 1 chương 1 Hình : Viết đoạn thẳng cho biết độ dài đầy đủ hỗ trợ các em học sinh củng cố kiến thức và hiểu rõ phương pháp giải các dạng bài tập trong sách bài tập
5.0
1 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải sách bài tập Toán lớp 6 tập 1 bài 9: Viết đoạn thẳng cho biết độ dài kèm công thức và lời giải chi tiết cho từng bài tập giúp các em học sinh ôn tập các dạng bài xoay quanh chương 1: Đoạn thẳng. Mời các em tham khảo lời giải chi tiết dưới đây.

Giải câu 1 bài 9 SBT Toán lớp 6 tập 1

Trên tia Ot vẽ các đoạn thẳng OA = 2cm, OB = 5cm và OC = 10cm

Từ đó tính độ dài của các đoạn thẳng AB, BC và AC.

Đáp án:

Khi đó do OA < OB nên điểm A nằm giữa hai điểm O và B. Tương tự, do OA < OB < OC nên điểm B nằm giữa hai điểm A và C.

Vì OB = OA + BA, suy ra AB = 5 - 2 = 3 (cm)

Tương tự, OC = OB + BC, suy ra BC = 10 - 5 = 5 (cm)

Ta có thể tính độ dài của đoạn AC theo các sau: OC = OA + AC, suy ra AC = 10 - 2 = 8 (cm).

Cũng có thể tính độ dài của đoạn AC theo cách AC = AB + BC = 3 + 5 = 8 (cm).

Giải câu 2 bài 9 Toán lớp 6 tập 1 SBT

a) Trên tia Ot vẽ các đoạn thẳng OA = 3cm, OB = 7cm, trên tia đối của tia Ot vẽ đoạn thẳng OC = 5cm.

b) Từ đó tính độ dài của các đoạn thẳng AB, BC và AC.

Đáp án:

a) Ta vẽ được các đoạn thẳng OA, OB, OC như sau:

bài 9 chương 1 hình

b) Khi đó, do OA và OB cùng thuộc tia Ot và OA < OB nên điểm A nằm giữa hai điểm O, B. Từ đó OB = OA + AB, suy ra AB = 7 - 3 = 4(cm)

Do OC nằm trên tia đối của tia Ot còn OA thuộc tia Ot nên điểm O nằm giữa hai điểm C, A. Cũng vì OC nằm trên tia đối của tia Ot còn OB thuộc tia Ot nên điểm O cũng nằm giữa hai điểm C, B.

Như vậy, BC = BO + OC, suy ra BC= 7 + 5 = 12 (cm).

Ta có thể tính độ dài của đoạn AC theo cách sau: CA = CO + OA, suy ra CA = 5 + 3 = 8 (cm). Cũng có thể tính độ dài của đoạn AC theo cách CB = CA + AB suy ra 12 = CA + 4, từ đó CA = 8 cm

Giải câu 3 bài 9 Toán lớp 6 SBT tập 1

a) Trên tia Ot vẽ các đoạn thẳng OA = 3cm, OB = 2OA, trên tia đối của tia Ot vẽ đoạn thẳng OC = OB.

b) Từ đó tính độ dài của các đoạn thẳng AB, BC và AC.

Đáp án:

a) Do OB = 2OA và OA = 3cm nên OB = 6cm. Biết OC = OB, suy ra OC = 6cm. Từ đó ta vẽ được các đoạn OA, OB, OC như sau:

bài 9 chương 1 hình (1)

b) Khi đó, do OA và OB cùng thuộc tia Ot và OA < OB nên điểm A nằm giữa hai điểm C, A nên ta có thể tính độ dài của đoạn AC theo cách sau:

CA = CO + OA, suy ra CA = 6 + 3 = 9 (cm)

Cũng vì OC nằm trên tia đối của ta Ot còn OB thuộc tia Ot nên điểm O cũng nằm giữa hai điểm C, B. Như vậy, BC = BO + OC, suy ra

BC = 6 + 6 = 12 (cm).

Ta cũng có thể tính độ dài của đoạn BC theo cách

CB = CA + AB = 9 + 3 = 12 (cm)

Giải câu 4 bài 9 SBT Toán 6 tập 1

Trên tia Ox

a) Đặt OA = 2cm

b) Trên tia Ax, đặt AB = 4cm

c) Trên tia BA, đặt BC = 3cm

d) Hỏi trong ba điểm A, B, C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

Đáp án:

Vẽ tia Ox

bài 9 chương 1 hình (2)

a) Mở rộng compa bằng 2cm, đặt đầu nhọn trùng với điểm O, đầu bút chì vạch nên điểm A trên tia Ox. Khi đó ta có OA = 2cm

b) Mở rộng compa bằng 4cm, đặt đầu nhọn trùng với điểm A, đầu bút chì vạch nên điểm B trên tia Ox. Khi đó ta có AB = 4cm

c) Mở rộng compa bằng 3cm, đặt đầu nhọn trùng với điểm B, quay đầu bút chì về phía điểm O và vạch điểm C. Khi đó ta có BC = 3cm

d) Trong ba điểm A, B, C thì điểm C nằm giữa hai điểm còn lại.

Giải câu 5 bài 9 Toán 6 tập 1 SBT

Cho đoạn thẳng AB

a) Không dùng thước đo độ dài, hãy vẽ đoạn thẳng CE dài gấp đôi đoạn thẳng AB.

b) Không dùng thước đo dộ dài, hãy vẽ đoạn thẳng EG dài gấp ba đoạn thẳng AB.

Đáp án:

a) Vẽ tia Cx bất kỳ. Đặt đầu nhọn của compa trùng với điểm A, mở đầu bút chì trùng với điểm B. Giữ nguyên compa, đặt đầu nhọn trùng với điểm C, đầu bút chì vạch trên tia Cx điểm H. Giữ nguyên compa đặt đầu nhọn trùng với điểm H, đầu bút chì vạch trên tia Hx điểm D. Khi đó ta có đoạn CD = 2AB (hình dưới)

bài 9 chương 1 hình (3)

b) Vẽ tia Ez bất kỳ. Đặt đầu nhọn của compa trùng với điểm A, mở đầu bút chì trùng với điểm B. Giữ nguyên compa, đặt đầu nhọn trùng với điểm E, đầu bút chì vạch trên tia Ez điểm H. Giữ nguyên compa, đặt đầu nhọn trùng với điểm H, đầu bút chì vạch trên tia Hz điểm K. Tiếp tục giữ nguyên compa, đặt đầu nhọn trùng với điểm K, đầu bút chì vạch trên tia Kz điểm G. Khi đó ta có EG = 3AB

bài 9 chương 1 hình (4)

►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Giải sách bài tập toán lớp 6 bài 9 tập 1 chương 1 Hình học file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status