Giải bài tập sách bài tập Toán Hình lớp 9: Bài 2: Hình nón - Hình nón cụt - Diện tích xung quanh và thể tích của hình nón, hình nón cụt, được chúng tôi sưu tầm và đăng tải. Đây là lời giải kèm phương pháp giải hay các bài tập trong chương trình Sách bài tập Toán 9. Là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo và đối chiếu đáp án chính xác, chuẩn bị tốt cho việc tiếp thu, giảng dạy bài học mới đạt hiệu quả.
Bài 2: Hình nón - Hình nón cụt - Diện tích xung quanh và thể tích của hình nón, hình nón cụt
Cho tam giác ABC vuông tại A ,góc B = 60° và BC =2a (đơn vị độ dài). Quay tam giác đó một vòng quanh cạnh huyền BC. Hãy tính diện tích xung quanh và thể tích của hình tạo thành.
Lời giải:
Khi quay tam giác ABC một vòng quanh cạnh huyền BC ta được hai hình nón có đáy úp vào nhau, bán kính đường tròn đáy bằng đường cao AH kẻ từ A đến cạnh huyền BC.
Trong tam giác vuông ABC ta có:
Cắt bỏ hình quạt OPSQ ( xem hình bên – phần gạch sọc). Biết độ dài là x thì phần còn lại có thể ghép thành hình nón nào dưới đây?
Lời giải:
Khi ghép thành hình nón thì cạnh OP trùng với OQ và chính là đường sinh của hình nón Chu vi đáy hình nón chính bằng độ dài cung PRQ
Chọn đáp án A
Một chiếc cốc dạng hình nón chứa đầy rượu (hình sau). Cụ Bá uống một lượng rượu nên “chiều cao” của rượu còn lại trong cốc bằng một nửa chiều cao ban đầu . Hỏi cụ Bá đã uống bao nhiêu phần rượu trong cốc?
Lời giải:
Người ta minh họa một cái xô đựng nước như hình dưới .Thể tích nước chứa đầy xô sẽ là (tính theo cm3):
Lời giải:
Thể tích hình nón có đường kính đáy 0,2m:
Thể tích hình nón có đường kính đáy 0,1m:
Thể tích nước chứa đầy xô là :
Vậy chọn đáp án B
Diện tích toàn phần của hình nón theo các kích thước của hình bên dưới là:
A.220
B.264
C.308
D.374
(Chọn π = 22/7 và tính gần đúng đến cm2)
Hãy chọn kết quả đúng.
Lời giải:
Diện tích xung quanh của hình nón :
Sxq = π.r.l = (22/7).7.10 =220 (cm2)
Diện tích đáy của hình nón:
Sđáy = π.r2 = (22/7).72= 154 (cm2)
Diện tích toàn phần của hình nón :
STP = Sxq + Sđáy = 220 + 154 =374 (cm2)
Vậy chọn đáp án D
Cho hình bình hành ABCD với AB=1,AD=x (x > 0) và góc BAD = 60°
a.Tính diện tích toàn phần S của hình tạo thành khi quay hình bình hành ABCD đúng một vòng quanh cạnh AB và diện tích toàn phần S1 của hình tạo thành khi quay quanh cạnh AD
b.Xác định giá trị x khi S = S1 và S = 2S1
Lời giải:
a.*Khi quay hình bình hành ABCD một vòng quanh cạnh AB thì cạnh AD và BC vạch nên hai hình nón bằng nhau có đường sinh AD = BC = x, cạnh CD vạch nên hình trụ có bán kính đáy bằng bán kính hình nón
Trong tam giác AHD,ta có:
Diện tích toàn phần của hình tạo thành bằng tổng diện tích xung quanh của hai hình nón và diện tích xung quanh của hình trụ.
*Khi quay hình bình hành ABCD một vòng quanh AD thì cạnh AB và DC vạch nên hai hình nón bằng nhau có đường sinh AB = DC = 1, cạnh BC vạch nên hình trụ có bán kính đáy bằng bán kính đáy của hình nón
Ta có:
Diện tích toàn phần của hình tạo thành bằng tổng diện tích xung quanh của hai hình nón và diện tích xung quanh của hình trụ
b.*Ta có: S = S1 ⇔ π.x.√3 (1+x) = π.√3 (x+1)
⇔ x(1+x) = x +1 ⇔ x2 -1 =0 ⇔ (x+1)(x-1) = 0
Vì x > 0 nên x+1 > 0
suy ra: x-1 = 0 ⇔ x = 1
*Ta có: S = 2S1 ⇔ π.x.√3 (1+x) = 2.π.√3 (x+1)
⇔ x(x+1) = 2(x+1) ⇔ x2 – x -2 =0
⇔ x2 – 2x +x - 2 = 0 ⇔ (x+1)(x-2) = 0
Vì x > 0 nên x+1 > 0
suy ra : x-2 = 0 ⇔ x = 2.
Hình bên có một hình nón ,bán kính đường tròn đáy là m/2 (cm),chiều cao 2l (cm) và một hình trụ ,bán kính đường tròn đáy là m (cm), chiều cao 2l cm. Người ta múc đầy nước vào hình nón và đổ vào hình trụ (không chứa gì cả) thì độ cao của nước trong hình trụ là:
Hãy chọn kết quả đúng
Lời giải:
Vậy khi múc đầy nước vào hình nón và đổ vào hình trụ (Không chứa gì cả) thì độ cao của nước trong hình trụ là 1/12.2l = l/6 (cm)
Vậy chọn đáp án A
Nếu chiều cao và bán kính của đáy của một hình nón đều tăng lên và bằng 5/4 so với các kích thước tương ứng ban đầu thì trong các tỉ số sau đây, tỉ số nào là tỉ số giữa thể tích của hình nón mới với thể tích hình nón ban đầu?
Lời giải:
Gọi r và h lần lượt là bán kính đáy và độ dài đường cao hình nón
Thể tích hình nón :
Vậy chọn đáp án D
Từ một hình nón , người thợ tiện có thể tiện ra một hình trụ cao nhưng hẹp hoặc một hình trụ rộng như thấp.Trong trường hợp nào thì người thợ tiện loại bỏ ít vật liệu hơn.
Lời giải:
Gọi R là bán kính đáy ,h là chiều cao hình nón , r là bán kính đáy hình trụ x=BE là chiều cao phần hình nón bị cắt đi
Ta có: MN // AC
Phần bỏ đi của hình nón ít nhất tương đương với thể tích hình trụ là lớn nhất
Vì π,R,h là các hằng số nên thể tích hình trụ lớn nhất khi và chỉ khi x2(2h-2x) lớn nhất
Vì x + x + (2h -2x) =2h là một hằng số không đổi nên tích x.x(2h -2x) đạt giá trị lớn nhất khi
x = 2h – 2x ⇔ 3x =2h ⇒ x = 2/3h
Vậy khi phần cắt bỏ ở phía trên hình nón có chiều cao bằng 2/3 chiều cao hình nón thì phần bỏ đi là ít nhất.
Hình bên là hình nón .chiều cao là h(cm),bán kính đường tròn đáy là r(cm) và độ dài đường sinh là m(cm) thì thể tích hình nón này là:
A.π.r2h (cm3)
B. (1/3)π. r2h (cm3)
C.π.r.m (cm3)
D.πr(r+m) (cm3)
Lời giải:
Thể tích hình nón : V = (1/3)π.r2h (cm3)
Vậy chọn đáp án B
Một hình trụ có bán kính đáy 1cm và chiều cao 2cm người ta khoan đi một phần có dạng hình nón như hình vẽ thì phần thể tích còn lại của nó sẽ là :
Lời giải:
Cho tam giác ABC vuông tại A .Gọi V1,V2,V3 theo thứ tự là thể tích của những hình sinh ra khi quay tam giác ABC một vòng xung quanh các cạnh BC , AB và AC.Chứng minh rằng :
Lời giải:
Đặt AB = c,AC = b,BC = a,AH = h là đường cao kẻ từ đỉnh A đến cạnh huyền BC
Vì tam giác ABC vuông tại A nên ta có: h = bc/a
*Khi quay tam giác vuông ABC một vòng quanh cạnh huyền BC thì cạnh AB và AC vạch nên hai hình nón chung đáy có bán kính đáy bằng đường cao AH và tổng chiều cao hai hình nón bằng cạnh huyền BC
Thể tích của hai hình nón:
Khi quay tam giác vuông ABC một vòng quanh cạnh AB thì ta thu được hình nón có chiều cao AB = c, bán kính đáy AC = b
Khi quay tam giác vuông ABC một vòng quanh cạnh AC thì ta thu được hình nón có chiều cao AC=b,bán kính đáy AB=c
Thể tích hình nón:
Hình bên (sbt) có một hình nón,chiều cao k(cm), bán kính đường tròn đáy là m(cm) và một hình trụ có cùng chiều cao và bán kính đường tròn đáy với hình nón. Chứa đầy cát vào hình nón rồi đổ hết vào hình trụ thì độ cao của cát trong hình trụ sẽ là:
Lời giải:
Thể tích của hình trụ là: πm2k
Thể tích của hình nón là: 1/3 πm2k
Vậy thể tích của hình nón bằng 1/3 thể tích hình trụ. Do đó, khi chứa đầy cát vào hình nón rồi đổ hết sang hình trụ thì độ cao của cát trong hình trụ sẽ là k/3.
Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích đầy đủ các môn được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải SBT Toán Hình 9 trang 166, 167, 168, 169: Bài 2: Hình nón - Hình nón cụt - Diện tích xung quanh và thể tích của hình nón, hình nón cụt file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!