Để quá trình tiếp thu kiến thức mới trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả nhất, trước khi bắt đầu bài học mới các em cần có sự chuẩn bị nhất định qua việc tổng hợp nội dung kiến thức lý thuyết trọng tâm, sử dụng những kiến thức hiện có thử áp dụng giải các bài toán, trả lời câu hỏi liên quan. Dưới đây chúng tôi đã soạn sẵn Lời giải Bài 1: Mở đầu về phương trình (Tập 2) chi tiết nhất, giúp các em tiết kiệm thời gian. Nội dung chi tiết được chia sẻ dưới đây.
Hãy cho ví dụ về:
a) Phương trình với ẩn y.
b) Phương trình với ẩn u.
Hướng dẫn giải chi tiết:
a) Phương trình với ẩn y: 15y + 1 = 16
b) Phương trình với ẩn u: 2u – 11 = 3(u+1)
Khi x = 6, tính giá trị mỗi vế của phương trình: 2x + 5 = 3(x – 1) + 2.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Khi x= 6, ta có:
VT = 2x + 5 = 2.6 + 5 = 12 + 5 = 17
VP = 3(x – 1) + 2 = 3(6– 1) + 2 = 3.5 + 2 = 15 + 2 = 17
Cho phương trình 2(x + 2) – 7 = 3 – x
a) x = - 2 có thỏa mãn phương trình không ?
b) x = 2 có là một nghiệm của phương trình không ?
Hướng dẫn giải chi tiết:
a) Tại x = -2 ta có:
Vế trái = 2(x + 2) – 7 = 2(– 2 + 2) – 7 = 2.0 – 7 = -7.
Vế phải = 3 – x = 3 – (– 2) = 5 ≠ -7
Suy ra: x = - 2 không thỏa mãn phương trình
b)Tại x = 2 ta có:
Vế trái = 2(2 + 2) – 7 = 2.4 – 7 = 8 – 7 = 1
Vế phải = 3 – x = 3 – 2 = 1
⇒ vế trái = vế phải = 1 nên x = 2 có là một nghiệm của phương trình
Với mỗi phương trình sau, hãy xét xem x = -1 có là nghiệm của nó không:
a) 4x - 1 = 3x - 2;
b) x + 1 = 2(x - 3);
c) 2(x + 1) + 3 = 2 - x
Hướng dẫn giải chi tiết:
Thay giá trị x = -1 vào từng vế của phương trình, ta được:
a) Vế trái = 4x - 1 = 4(-1) - 1 = -5
Vế phải = 3x - 2 = 3(-1) - 2 = -5
Vế trái = Vế phải nên x = -1 là nghiệm của phương trình.
b) Vế trái = x + 1 = -1 + 1 = 0
Vế phải = 2(x - 3) = 2(-1 - 3) = -8
Vế trái ≠ Vế phải nên x = -1 không là nghiệm của phương trình.
c) Vế trái = 2(x + 1) + 3 = 2( -1 + 1) + 3 = 3
Vế phải = 2 - x = 2 - (-1) = 3
Vế trái = Vế phải nên x = -1 là nghiệm của phương trình.
Kiến thức áp dụng
Để kiểm tra xem a có phải là nghiệm của một phương trình hay không, ta thay x = a vào từng biểu thức vế trái và vế phải.
Nếu tại x = a, VT = VP thì a là nghiệm của phương trình.
Trong các giá trị t = -1, t = 0 và t = 1, giá trị nào là nghiệm của phương trình: (t + 2)2 = 3t + 4?
Hướng dẫn giải chi tiết:
Lần lượt thay các giá trị của t vào hai vế của phương trình ta được:
- Tại t = -1 :
(t + 2)2 = (-1 + 2)2 = 1
3t + 4 = 3(-1) + 4 = 1
⇒ t = -1 là nghiệm của phương trình (t + 2)2 = 3t + 4.
- Tại t = 0
(t + 2)2 = (0 + 2)2 = 4
3t + 4 = 3.0 + 4 = 4
⇒ t = 0 là nghiệm của phương trình (t + 2)2 = 3t + 4.
- Tại t = 1
(t + 2)2 = (1 + 2)2 = 9
3t + 4 = 3.1 + 4 = 7
⇒ t = 1 không là nghiệm của phương trình (t + 2)2 = 3t + 4.
Kiến thức áp dụng
Để kiểm tra xem a có phải là nghiệm của một phương trình hay không, ta thay x = a vào từng biểu thức vế trái và vế phải.
Nếu tại x = a, VT = VP thì a là nghiệm của phương trình.
Xét phương trình x + 1 = 1 + x. Ta thấy mọi số đều là nghiệm của nó. Người ta còn nói: Phương trình này nghiệm đúng với mọi x. Hãy cho biết tập nghiệm của phương trình đó.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Vì phương trình nghiệm đúng với mọi x nên tập nghiệm của nó là S = R.
Nối mỗi phương trình sau với các nghiệm của nó (theo mẫu):
Hướng dẫn giải chi tiết:
+ Xét phương trình (a): 3(x – 1) = 2x – 1
Tại x = -1 có:
VT = 3(x – 1) = 3(-1 – 1) = -6;
VP = 2x – 1 = 2.(-1) – 1 = -3.
⇒ -6 ≠ -3 nên -1 không phải nghiệm của phương trình (a).
Tại x = 2 có:
VT = 3(x – 1) = 3.(2 – 1) = 3;
VP = 2x – 1 = 2.2 – 1 = 3
⇒ VT = VP = 3 nên 2 là nghiệm của phương trình (a).
Tại x = 3 có:
VT = 3(x – 1) = 3.(3 – 1) = 6;
VP = 2x – 1 = 2.3 – 1 = 5
⇒ 6 ≠ 5 nên 3 không phải nghiệm của phương trình (a).
+ Xét phương trình (b):
Tại x = -1, biểu thức không xác định
⇒ -1 không phải nghiệm của phương trình (b)
Tại x = 2 có:
⇒ Do nên 2 không phải nghiệm của phương trình (b).
Tại x = 3 có:
⇒ nên 3 là nghiệm của phương trình (b).
+ Xét phương trình (c) : x2 – 2x – 3 = 0
Tại x = -1 có: VT = x2 – 2x – 3 = (-1)2 – 2.(-1) – 3 = 0 = VP
⇒ x = -1 là nghiệm của phương trình x2 – 2x – 3 = 0
Tại x = 2 có: x2 – 2x – 3 = 22 – 2.2 – 3 = -3 ≠ 0.
⇒ x = 2 không phải nghiệm của phương trình x2 – 2x – 3 = 0.
Tại x = 3 có: x2 – 2x – 3 = 32 – 2.3 – 3 = 0
⇒ x = 3 là nghiệm của phương trình x2 – 2x – 3 = 0.
Vậy ta có thể nối như sau:
Hai phương trình x = 0 và x(x - 1) = 0 có tương đương không? Vì sao?
Hướng dẫn giải chi tiết:
- Phương trình x = 0 có tập nghiệm S1 = {0}.
- Xét phương trình x(x - 1) = 0. Vì một tích bằng 0 khi một trong hai thừa số bằng 0 tức là:
Nên phương trình này có tập nghiệm S2 = {0; 1}.
Vì S1 ≠ S2 nên hai phương trình không tương đương.
Kiến thức áp dụng
Hai phương trình gọi là tương đương nếu chúng có cùng tập nghiệm.
1. Phương trình một ẩn
+ Một phương trình với ẩn x là hệ thức có dạng A( x ) = B( x ), trong đó A( x ) gọi là vế trái, B( x ) gọi là vế phải.
+ Nghiệm của phương trình là giá trị của ẩn x thoả mãn (hay nghiệm đúng) phương trình.
Chú ý:
Hệ thức x = m (với m là một số nào đó) cũng là một phương trình. Phương trình này chỉ rõ rằng m là nghiệm duy nhất của nó.
Một phương trình có thể có một nghiệm, hai nghiệm, ba nghiệm,….nhưng cũng có thể không có nghiệm nào hoặc có vô số nghiệm. Phương trình không có nghiệm nào được gọi là phương trình vô nghiệm.
Ví dụ 1:
3x + 2 = 2x là phương trình với ẩn x.
2y - 1 = 4( 1 - y ) + 3 là phương trình với ẩn y.
Ví dụ 2:
Phương trình x2 = 1 có hai nghiệm x = 1 và x = - 1.
Phương trình x2 = - 1 vô nghiệm
2. Giải phương trình
+ Giải phương trình là tìm tất cả các nghiệm của phương trình.
+ Tìm tập hợp tất cả các nghiệm của một phương trình được gọi là tập nghiệm của phương trình đó. Tập hợp các nghiệm của phương trình kí hiệu là S.
Ví dụ:
Phương trình x = 3 có tập nghiệm là S = { 3 }.
Phương trình vô nghiệm có tập nghiệm là
3. Phương trình tương đương.
Hai phương trình tương đương nếu chúng có cùng một tập hợp nghiệm.
Kí hiệu ⇔ đọc là tương đương.
Ví dụ:
x + 3 = 0 ⇔ x = -3.
x - 1 = 3 ⇔ x = 4.
Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo.
►Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn toán như đề kiểm tra học kì, 1 tiết, 15 phút trên lớp, hướng dẫn giải sách giáo khoa, sách bài tập được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.