Logo

Đáp án bộ đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 8 môn Văn năm 2022 Phần 1

2 đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 8 môn Văn năm 2022 có đáp án Phần 1 được sưu tầm và tuyển chọn dành cho học sinh lớp 8 tham khảo, luyện giải đề KSCL hiệu quả nhất.
3.5
7 lượt đánh giá

Bước vào năm học mới đồng nghĩa với việc các kỳ thi kiểm tra chất lượng đầu vào sẽ diễn ra nhằm đánh giá sơ bộ năng lực của các em, từ đó có định hướng phân lớp và học tập phù hợp nhất. 

Để phục vụ ôn thi chất lượng đầu năm, chúng tôi xin giới thiệu 2 đề thi khảo sát lớp 8 môn Văn năm 2022 Phần 1 có đáp án từ hệ thống đề thi để giúp các em ôn luyện hiệu quả. Mời các bạn tham khảo chi tiết dưới đây.

Tham khảo thêm:

Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 8 môn Văn năm 2022

Mời quý thầy cô và các em theo dõi chi tiết dưới đây:

Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 8 môn Văn năm 2022 số 1

I. Đọc hiểu văn bản (5đ):

Câu 1 (2đ): Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:

Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh liệt lạ lùng của văn chương hay sao?

Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.

a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? (0,5đ)

b. Liệt kê những tính từ được tác giả sử dụng trong đoạn trích. (0,5đ)

c. Từ đoạn trích trên hãy cho biết văn chương có vai trò thế nào đối với đời sống con người? (1đ)

Câu 2 (1đ): Thế nào là câu đặc biệt? Cho ví dụ minh họa?

Câu 3 (2đ): Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Qua đèo ngang trong đó có sử dụng phép liệt kê.

II. Tập làm văn (5đ):

Em hãy giải thích ý nghĩa của câu ca dao:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Đáp án chi tiết đề số 1:

Câu 1 (2đ):

a. Đoạn trích trên trích từ tác phẩm: Ý nghĩa văn chương của tác giả Hoài Thanh.

b. Những tính từ được tác giả sử dụng: vui, buồn, mừng, giận, lạ lùng, phù phiếm, chật hẹp, thâm trầm, rộng rãi.

c. Vai trò của văn chương đối với đời sống con người: gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có, làm cho cuộc đời trở nên thâm trầm, rộng rãi hơn, con người cảm nhận được và rung động trước xúc cảm của người khác.

Câu 2 (1đ):

Câu đặc biệt là loại câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.

Ví dụ về câu đặc biệt: học sinh tự lấy ví dụ.

Câu 3 (2đ):

Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào các gợi ý sau:

  • Sau khi học bài thơ Qua đèo ngang, em có những cảm xúc và ấn tượng gì?
  • Những chi tiết nào làm em thích thú? (liệt kê)
  • Qua bài thơ, e rút ra được những điều gì?

II. Tập làm văn (5đ):

Dàn ý Phân tích câu ca dao “Bầu ơi thương lấy bí cùng…”

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu ca dao “Bầu ơi thương lấy bí cùng…”

2. Thân bài

a. Giải thích

Bầu, bí: loài cây quen thuộc của người dân ta → dùng để chỉ con người Việt Nam.

Chung một giàn: người dân trong cùng một đất nước, cùng mang dòng máu đỏ da vàng.

→ Lời khuyên bảo, nhắc nhở con người: là con dân trong cùng một nước phải yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ nhau.

b. Phân tích

Con người phải yêu thương và giúp đỡ nhau để xã hội phát triển tốt đẹp hơn, văn minh hơn.

Có yêu thương, đoàn kết mới xây dựng được một đất nước vững mạnh đủ sức chiến đấu và chống lại kẻ thù. Có sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, con người sẽ vượt qua tất cả những khó khăn.

c. Bàn luận

(Nêu những biểu hiện của tình yêu thương, đoàn kết dân tộc).

  • Có những hành động thiết thực để giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.
  • Chia sẻ, đồng cảm, giúp đỡ những người xung quanh.
  • Có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

d. Phản biện

Nêu mặt trái của vấn đề: trong cuộc sống vẫn còn nhiều người ích kỉ, nhỏ nhen chỉ biết sống cho mình mà không quan tâm đến người khác; lại có những người tự thu mình, tách mình khỏi xã hội, khỏi cộng đồng,… → đáng bị chỉ trích.

3. Kết bài

Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề và liên hệ bản thân.

Đề KSCL đầu năm môn Ngữ Văn 8 năm 2022 số 2

I. Đọc hiểu văn bản (5đ):

Câu 1 (2,5đ): Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:

Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá như báo trước mùa về của một thứ quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa ấy dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời.

a. Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? (0,5đ)

b. Những hạt lúa được tác giả miêu tả như thế nào? (1đ)

c. Hãy liệt kê những trạng ngữ mà tác giả sử dụng trong đoạn trích. (1đ)

Câu 2 (2đ): Chép lại chính xác 02 câu ca dao về tình cảm gia đình và 02 câu ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người.

Câu 3 (0,5đ): Kể ra 05 cặp từ trái nghĩa.

II. Tập làm văn (5đ):

Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”?

Đáp án chi tiết đề số 2:

Câu 1 (2,5đ):

a. Đoạn trích trên trích từ tác phẩm: Một thứ quà của lúa non - Cốm của tác giả Thạch Lam.

b. Những hạt lúa được miêu tả: Trong cái vỏ xanh, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa ấy dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống.

c. Những trạng ngữ trong đoạn trích: Trong cái vỏ xanh kia; Dưới ánh nắng.

Câu 2 (2đ):

Học sinh tự tìm và ghi lại các câu ca dao theo chủ đề của đề bài.

Câu 3 (0,5đ):

Cảm nghĩ về tình mẫu tử: học sinh tự nêu những cảm nhận của mình bằng đoạn văn ngắn.

Học sinh tự tìm 05 cặp từ trái nghĩa (VD: đen - trắng,…)

II. Tập làm văn (5đ):

Dàn ý Phân tích câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.

2. Thân bài

a. Giải thích

Uống nước: Thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả của các thế hệ đi trước đã tạo dựng nên.

Nguồn: Là nơi khởi đầu, xuất phát của dòng nước, cũng có nghĩa là yếu tố tạo ra thành quả hiện tại mà con người đang hưởng thụ.

→ Lời khuyên bảo, nhắc nhở người sau biết trân trọng và nhớ về công ơn, thành quả mà người đi trước gây dựng.

b. Phân tích

Không có thành quả nào mà không do công sức lao động tạo nên. Vì thế nhớ nguồn thể hiện tấm lòng trân trọng, biết ơn và sự đền đáp xứng đáng của người đời sau dành cho thế hệ đi trước.

Lòng biết ơn là nền tảng vững chắc giúp cho chúng ta gắn bó với người đi trước, với tập thể, tạo nên một xã hội thân ái, đoàn kết.

c. Bàn luận

(Nêu những biểu hiện của “Uống nước nhớ nguồn”).

Biết tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng và nền văn hóa rạng rỡ của dân tộc → tích cực học tập và lao động góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh hơn.

Có ý thức giữ gìn bản sắc, tinh hoa văn hoá của dân tộc.

Biết sử dụng thành quả lao động một cách đúng đắn.

d. Phản biện

Nêu mặt trái của vấn đề: trong cuộc sống vẫn còn nhiều người chưa có ý thức trách nhiệm, chưa thực sự hiểu biết về công ơn của thế hệ trước,… → đáng bị chỉ trích.

3. Kết bài

Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề và liên hệ bản thân.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đáp án bộ đề thi khảo sát đầu năm lớp 8 môn Văn năm 2022 Phần 1 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
3.5
7 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status