Logo

Đáp án 2 đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 8 môn Văn năm 2022 Phần 2

Bộ đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 8 môn Văn năm 2022 có đáp án Phần 2 được sưu tầm và tuyển chọn dành cho học sinh lớp 8 tham khảo, luyện giải đề KSCL hiệu quả nhất.
5.0
4 lượt đánh giá

Bước vào năm học mới đồng nghĩa với việc các kỳ thi kiểm tra chất lượng đầu vào sẽ diễn ra nhằm đánh giá sơ bộ năng lực của các em, từ đó có định hướng phân lớp và học tập phù hợp nhất. 

Để phục vụ ôn thi chất lượng đầu năm, chúng tôi xin giới thiệu Bộ đề thi khảo sát lớp 8 môn Văn năm 2022 Phần 2 từ hệ thống đề thi để giúp các em ôn luyện hiệu quả. Mời các bạn tham khảo chi tiết dưới đây.

Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 8 môn Văn năm 2022

Mời quý thầy cô và các em theo dõi chi tiết dưới đây:

Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 8 môn Văn năm 2022 số 1

I. Đọc hiểu văn bản (5đ):

Câu 1 (2đ): Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:

Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.

a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? (0,5đ)

b. Giải thích tại sao tác giả cho rằng: tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay? (1đ)

c. Chỉ ra những từ láy được sử dụng trong đoạn trích. (0,5đ)

Câu 2 (1đ): Tìm 5 cặp từ đồng nghĩa nói về quê hương đất nước, phẩm chất con người.

Câu 3 (2đ): Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về những ngày đầu đi học; trong đó có sử dụng từ láy.

II. Tập làm văn (5đ):

Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.

Đáp án chi tiết đề số 1:

Đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (2đ):

a. Đoạn trích trên trích từ: Sự giàu đẹp của tiếng Việt của tác giả Đặng Thai Mai.

b. Tác giả cho rằng: “tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” vì: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.

c. Những từ láy được sử dụng trong đoạn trích: đặc sắc, hài hòa, uyển chuyển, tư tưởng.

Câu 2 (1đ):

5 cặp từ đồng nghĩa nói về quê hương đất nước, phẩm chất con người: đất nước - tổ quốc, cần cù - chăm chỉ, kiên trì - nhẫn nại,…

Học sinh tự tìm thêm những cặp tự đồng nghĩa theo yêu cầu của đề bài.

Câu 3 (2đ):

Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào các gợi ý sau:

  • Ngày đầu đi học em có cảm xúc gì?
  • Cảnh vật xung quanh thay đổi thế nào? (sử dụng từ láy để miêu tả cảnh vật)

II. Tập làm văn (5đ):

Dàn ý cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo Ngang

1. Mở bài

Giới thiệu về Bà Huyện Thanh Quan và bài thơ Qua đèo Ngang.

2. Thân bài

“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa”

Thời gian: “bóng xế tà” kết thúc của một ngày → chứa đựng nhiều nỗi buồn.

Từ “chen” được điệp đến hai lần trong một câu thơ như tăng thêm sức sống, sự sinh sôi nảy nở của cây cỏ đồng thời cho ta thấy rõ sự quạnh hiu vì thiếu đi bóng dáng của con người.

→ Bức tranh chiều tà đượm buồn, vắng vẻ, hoang sơ.

“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

“Lom khom, lác đác”: từ láy chỉ sự thưa thớt, sơ sài.

“tiều vài chú, chợ mấy nhà”: hình ảnh con người lao động bình dị.

Đảo ngữ: nhấn mạnh sự ít ỏi của con người nơi vùng đất hoang vu này

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái da da”

Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng.

Tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”.

Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà.

“Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”

Dừng chân trên chặng đường là cái bao la của đất trời, núi non, sông nước hiện hữu trước mắt người thi sĩ.

Tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai.

3. Kết bài

Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề và liên hệ bản thân.

Đề KSCL đầu năm môn Ngữ Văn 8 năm 2022 số 2

I. Đọc hiểu văn bản (5đ):

Câu 1 (2đ): Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:

Có thói quen tốt và có thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,… là thói quen tốt.

Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã hình thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. […]

Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo nên nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội?

(Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường)

a. Theo tác giả, thế nào là thói quen tốt? Thế nào là thói quen xấu? (1đ)

b. Đoạn trích sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng. (1đ)

c. Để rèn luyện thói quen tốt bản thân em cần làm những gì? (1đ)

Câu 2 (2đ): Viết đoạn văn nêu nội dung chính của bài thơ Bánh trôi nước trong đó có sử dụng quan hệ từ.

II. Tập làm văn (5đ):

Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến.

Đáp án chi tiết đề số 2:

Đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (2đ):

a. Thói quen tốt là: Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,…

Thói quen xấu là: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự,…

b. Biện pháp tu từ: liệt kê (liệt kê những thói quen tốt và thói quen xấu).

Tác dụng: làm cho người đọc dễ dàng hình dung ra và hiểu biết hơn về khái niệm của thói quen tốt và thói quen xấu.

c. Học sinh tự trả lời: nêu ra những hành động giúp bản thân rèn luyện được thói quen tốt.

Câu 2 (2đ):

Học sinh tự hình thành đoạn văn về nội dung bài thơ và sử dụng ít nhất 1 quan hệ từ.

II. Tập làm văn (5đ):

Dàn ý cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Khuyến và bài thơ Bạn đến chơi nhà.

2. Thân bài

Đã bấy lâu nay bác tới nhà

“Đã bấy lâu” cho thấy được khoảng thời gian đã quá lâu quá xa rồi người bạn kia mới có thời gian đến chơi với nhà thơ.

→ Sự vui sướng của chủ nhà khi được người bạn tới thăm.

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Hoàn cảnh éo le, không có gì để thiết đãi bạn:

  • Những người trẻ trong nhà thì đã đi vắng, chợ thì xa nhà.
  • Nhà có ao nhưng khổ nỗi ao sâu nước cả không thể kéo cá được.
  • Vườn cũng có nhưng lại rào thưa không thể đuổi bắt gà được.
  • Trong vườn cũng có những cây cải, cây cà, bầu, mướp nhưng lại vẫn ở trạng thái chưa phát triển.

Trong đầu của người chủ nhà, dần dần từng thứ được đưa ra, từ những thứ cao sang cho tới những thứ gần gũi và bình dị đối với món ăn thường ngày của mỗi người vậy mà vẫn không có đủ để dành cho bạn.

→ Nghệ thuật để liệt kê ra hàng loạt những khó khăn hiện tại của mình trong hoàn cảnh gia đình của nhà thơ thực sự không có gì “ra trò” để đãi khách.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta

Ngay cả tới miếng trầu được mệnh danh là “đầu câu chuyện” nhà thơ cũng chẳng có để thiết đãi bạn mình.

Nhưng những yếu tố vật chất bên ngoài kia chẳng làm cho tình bạn của hai người nhạt nhòa mà nó làm tình bạn của họ được tỏa sáng chỉ cần có sự hòa hợp về chí hướng mà thôi.

“Ta” vừa là nhà thơ lại vừa là người bạn: không còn là hai cá thể tách rời mà chính là một.

→ Đề cao vai trò của tình bạn vượt qua mọi rào cản về vật chất.

3. Kết bài

Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề và liên hệ bản thân.

Tham khảo thêm:

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đáp án 2 đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 8 môn Văn năm 2022 Phần 2 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
4 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status