Logo

100 Đề thi học sinh giỏi Hóa học lớp 9 mới nhất năm 2020

Với 100 bộ đề thi học sinh giỏi môn Hóa học gồm các đề thi và kèm theo đáp án có lời giải chi tiết, giúp các bạn học sinh lớp 9 vững vàng đối mặt với kì thi học sinh giỏi sắp tới.
1.0
1 lượt đánh giá

Với 100 đề thi học sinh giỏi môn hóa lớp 9 được chúng tôi tổng hợp từ những năm trước xin gửi đến quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời thầy cô và các bạn học sinh tham khảo bài viết dưới đây.

Đề thi HSG môn Hóa lớp 9 số 1

Câu 1: Có 3 chất: Al, Mg, Al2O3. Chỉ được dùng một hóa chất làm thuốc thử hãy phân biệt 3 chất trên?

Câu 2: Muối X vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH. Hỏi muối X thuộc loại muối trung hòa hay axit? Cho ví dụ minh họa?

Câu 3: Định nghĩa phản ứng trao đổi? Điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra? Cho ví dụ minh họa? Phản ứng trung hòa có phải là phản ứng trao đổi không?

Câu 4: Khí CO2 được điều chế bằng cách phản ứng giữa HCl và CaCO3 có lẫn hơi nước và HCl. Làm thế nào để thu được CO2 tinh khiết?

Câu 5: Một oxit kim loại có công thức là M­xOy, trong đó M chiếm 72,41% khối lượng. Khử hoàn toàn oxit này bằng khí CO thu được 16,8 gam kim loại M. Hòa tan lượng M bằng HNO3 đặc nóng thu được muối M hóa trị III và 0,9 mol khí NO2. Viết các phương trình phản ứng và xá định oxit kim loại

Câu 6: Nung m gam hỗn hợp 2 muối cacbonat trung tính của 2 kim loại A và B đều có hóa trị II. Sau một thời gian thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và còn lại hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư rồi cho khí thoát ra hấp thụ hoàn toàn bỏi dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 15 gam kết tủa. Phần dung dịch cô cạn được 32,5 gam hỗn hợp muối khan. Viết các phương trình phản ứng và tính m?

Câu 12: Cho 5,22 gam một muối cacbonat kim loại (hợp chất X) tác dụng với dung dịch HNO3. Phản ứng giải phóng ra gồm 0,336 lit NO và x lít khí CO2. Các thể tích khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Hãy xác định muối cacbonat kim loại đó và tính thể tích khí CO2 (x)?

Câu 13: Cho một lượng Cu2S tác dụng với dung dịch HNO3 đun nóng. Phản ứng tạo ra dung dịch A1 và giải phóng khí A2 không màu, bị hóa nâu trong không khí. Chia A1 thành 2 phần. Thêm BaCl2 vào phần 1, thấy kết tủa trắng A3 không tan trong axit dư. Thêm một lượng dư NH3 vào phần 2, đồng thời khuấy đều hỗn hợp, thu được dung dịch A4 có màu xanh lam đậm.

a) Hãy chỉ ra A1, A2, A3, A4 là gì?

b) Viết các phương trình hóa học mô tả quá trình nêu trên?

Câu 14: Đốt cacbon trong khônh khí ở nhiệt độ cao, được hỗn hợp khí A. Cho A tác dụng với Fe2O3 nung nóng được khí B và hỗn hợp rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 thu được kết tủa K và dung dịch D, đun sôi D lại được kết tủa K. Cho C tan trong dung dịch HCl thu được khí và dung dịch E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư được hỗn hợp kết tủa hiđrôxit F. Nung F trong không khí được oxit duy nhất. Viết các phương trình phản ứng?

Câu 15: Fe + O2 → A

A + HCl → B + C + H2O

B + NaOH → D + G

C + NaOH → E + G

Dùng phản ứng hóa học nào để chuyển D thành E? Biết rằng B + Cl2 → C.

Câu 16: Cho một luồng hiđrô dư lần lượt đi qua các ống mắc nối tiếp sau đây:

CaO → CuO → Al2O3 → Fe2O3 → Na2O. Sau đó lấy các chất còn lại trong ống cho tác dụng lần lượt với CO2, với dung dịch HCl và AgNO3.

Viết tất cả các phương trình xảy ra?

Câu 17: Có 5 mẫu kim loại: Ba, Mg, Fe, Ag, Al. Nếu chỉ có dung dich H2SO4 loãng có thể nhận biết được những kim loại nào?

Câu 18: Cho 4 kim loại A, B, C, D có màu gần giống nhau lần lượt tác dụng với HNO3 đặc, dung dịch HCl, dung dịch NaOH ta thu được kết quả như sau:

Kết quả bảng dung dịch NaOH

Hỏi chúng là các kim loại ghì trong các kim loại sau đây: Mg, Fe, Ag, Al, Cu? Viết các phương trình phản ứng, biết rằng kim loại tác dụng với HNO3 đặc chỉ có khí màu nâu bay ra.

Câu 19: Khử 2,4 g hỗn hộ CuO và một sắt oxit bằng hiđrô thấy còn lại 1,76 g chất rắn. Nếu lấy chất rắn đó hòa tan bằng dung dịch HCl thì thoát ra 0,448 lít khí (đktc). Xác định công thức của sắt oxit. Biết rằng số mol của 2 oxit trong hỗn hợp bằng nhau.

Câu 20: Xác định công thức phân tử của một loại muối clorua kép xKCl.yMgCl2.zH2O (muối A) người ta tiến hành 2 thí nghiệm sau:

Nung 11,1 g muối đó thu được 6,78 g muối khan.

Cho 22,2 g muối đó tác dụng với xút dư rồi lấy kết tủa đem nung thu được 3,2 g chất rắn. Biết khối lượng phân tử muối kép là 277,5. Tìm các giá trị x, y, z? 

Câu 21: Khi nung 6,06 g một muối Nitrat của một kim loại kiềm ta thu được 5,1 g chất rắn (nitrit). Hỏi phân hủy muối nitrat của kim loại ghì?

Câu 22: Để xác định thành phần của muối kép A có công thức p(NH4)2SO4.qFex(SO4)y.tH2O người ta tiến hành thí nghiệm sau:

Lấy 9,64 g muối A hòa tan vào nước, sau đó cho tác dụng với Ba(OH)2 dư, khi đun nóng ta thu được kết tủa B và khí C.

Lấy kết tủa B nung ở nhiệt độ cao (có mặt không khí) ta thu được 10,92 g chất rắn. Cho toàn bộ khí C hấp thụ vào 200 ml dung dịch H2SO4 0,1 M. Để trung hòa lượng axit dư cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 0,1 M.

1) Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra?

2) Xác định các giá trị x, y, p, q, t?

Câu 23: Cần lấy bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O và bao nhiêu gam dung dịch CuSO4 8% để điều chế 280 g dung dịch CuSO4 16%?

Câu 24: Trộn V1 lít dung dịch A chứa 9,125d HCl với V2 lit dung dịch B chứa 5,47 g HCl, ta thu được 2 lít dung dịch C. Tính nồng dộ mol của dung dịch A, B, C biết V1 + V2 = 2l, và hiệu số giữa nồng độ mol dung dich A và B là 0,4 mol/l.

Câu 25: Đồng nitrat bị phân hủy khi nung nóng theo phản ứng:

Cu(NO3)2 → CuO + 2NO2 + O2.

Nếu khi nung 15,04g đồng nitrat thấy còn lại 8,56g chất rắn, thì có bao nhiêu phần trăm đồng nitrat bị phân hủy và xác định thành phần chất rắn còn lại.

Câu 26: Hòa tan 1,42g hợp kim Mg - Al - Cu bằng dung dịch HCl dư ta thu được dung dịch A, khí B và chất rắn C. Cho dung dịch A tác dụng với xút dư rồi lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao thì thu được 0,4g chất rắn. Mặt khác đốt nóng chất rắn C trong không khí
thì thu được 0,8g một oxit màu đen.

1) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu?

2) Cho khí B tác dụng với 0,672 lít khí clo (đktc) rồi lấy sản phẩm hòa tan vào 19,72 lít nước, ta được dung dịch D. Lấy 5g dung dịch D tác dụng với AgNO3 thấy tạo thành 0,7175 g kết tủa. Tính hiệu suất phản ứng giữa khí B và clo?

Câu 27: Chia 1,5g hỗn hợp bột Fe - Al - Cu thành 2 phần bằng nhau:

1) Lấy một phần hòa tan bằng dung dịch HCl thấy còn lại 0,2g chất rắn không tan và 448 cm3 khí bay ra. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp?

2) Lấy phần thứ 2 cho vào 400 ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,08 M và Cu(NO3)2 0,5 M. Sau khi kết thúc các phản ứng ta thu được chất rắn A và dung dịch B. Tính khối lượng chất rắn A và nồng độ mol của các chất trong dung dịch B?

Câu 28: Một loại đá chứa CaCO3, MgCO3, Al2O3, khối lượng nhôm oxit bằng 1/8 khối lượng các muối cacbonat. Đem nung đá ở nhiệt độ cao ta thu được chất rắn có khối lượng bằng 6/10 khối lượng đá trước khi nung. Tính thành phần trăm của MgCO3 trong đá?

Câu 29: Hòa tan 4,59 g nhôm bằng dung dịch HNO3 được dung dịch nhôm nitrat và hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối so với hiđrô là 16,75.

1) Tính khối lượng nhôm nitrat?

2) Tính thể tích các khí NO và N2O?

Câu 30: * A là một mẫu hợp kim Cu - Zn. Chia mầu hợp kim đó thành 2 phần bằng nhau. Phần thứ nhất hòa tan bằng dung dịch dư thấy còn lại 1 gam không tan, phần thứ 2 luyện thêm vào 4 gam Al thì thu được mẫu hợp kim trong B có hàm lượng phần trăm của Zn nhỏ hơn 33,3% so với hàm lương Zn trong mẫu hợp kim A. Tính % của Cu trong mẫu hợp kim A, biết rằng khi ngâm mầu hợp kim B trong dung dịch NaOH thì sau một thời gian lượng khí bay ra vượt quá 6 lít.

Câu 31: Hỗn hợp khí O2 và SO2 có tỉ khối so với hiđrô bằng 24, sau khi đun nóng hỗn hợp đó với chất xúc tác ta thu được hỗn hợp khí mới có tỉ khối hơi so với hiđrô bằng 30.

a) Xác định thành phần hỗn hợp trước và sau phản ứng?

b) Tính thành phần trăm mối khí tham gia phản ứng?

Chú ý: Trong bài tập này các chất đều phản ứng không hoàn toàn.

Câu 32: Hoàn thành các phản ứng theo sơ đồ sau:

Fe + ... → A + B

A + NaOH → C + NaCl

C + O2 + H2O → D

 E; E + B 
 Fe

Câu 33: Hãy lấy 3 chất vô cơ (A, B, C) thỏa mãn các điều kiện sau:

Khi trộn 2 dung dịch A và B thì tạo thành kết tủa.

Khi cho A hoặc B tác dụng với C thì tạo thành một chất khí không cháy.

Câu 34: A, B, C là các hợp chất của kim loại, khi đốt nóng ở nhiệt độ cao có ngọn lửa màu vàng, D là một hợp chất của cacbon. A tác dụng với D tạo thành B hoặc C, A tác dụng với B tạo thành C. Nung D ở nhiệt độ cao được một sản phẩm là D, D tác dụng với dung dịch C tạo thành B. A, B, C là những chất gì? Viết các phương trình phản ứng?

Câu 35: Có một hỗn hợp 3 kim loại hóa trị II đứng trước H. Tỉ lệ khối lượng nguyên tử của chúng là 3 : 5 : 7. Tỉ lệ số mol của các kim loại là 4 : 2 : 1. Khi hòa tan 14,6 gam hỗn hợp bằng dung dịch HCl thấy thoát ra 7,84 l hiđrô. Xác định khối lượng nguyên tử và gọi tên của chúng?

..................................................................................

→ File tải 100 đề thi học sinh giỏi Hóa lớp 9:

Ngoài ra, các bạn tham khảo thêm các bộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn khác tại trang của chúng tôi.

Đánh giá bài viết
1.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status