Logo

Đề thi HSG môn Hóa lớp 9 năm 2018 Đồng Tháp có lời giải chi tiết

Hướng dẫn giải chi tiết đề thi hsg Hóa lớp 9 tỉnh Đồng Tháp từ đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm, giúp các em học sinh lớp 9 vững vàng đối mặt với kì thi học sinh giỏi quan trọng sắp tới. Hy vọng tài liệu chúng tôi cung cấp sẽ khiến việc ôn tập trở nên dễ dàng và hiệu quả.
3.0
2 lượt đánh giá

Chúng tôi xin giới thiệu tới quý thầy cô và các bạn hướng dẫn giải chi tiết đề thi học sinh giỏi môn Hóa lớp 9 tỉnh Đồng Tháp từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi. Mời các bạn tham khảo dưới đây:

Đáp án đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Hóa 2018 tỉnh Đồng Tháp có đáp án

Chi tiết cập nhật ngay dưới đây:

Cho nguyên tử khối một số nguyên tố như sau: H=1; Li=7; C=12; N=14; O=16; Na=23; Al=27; S=32; Cl=35.5; K=39; Ca=40; Cu=64; ZN=65; Ag=108.

Câu 1. (4.0)

1) Từ đá vôi, các chất vô vơ và điều kiện phản ứng cần thiết có đủ, chúng ta có thể tổ hợp được một hợp chất hidrocacbon E (là hợp chất có thể dùng để chế tạo cao su buna butan) theo sơ đồ phản ứng như sau:

Ảnh 1

Hãy xác định các chất: A1, A2, A3, A4, A5, A6, A7, E và viết các phương trình hóa học theo chuỗi điều chế trên (các hợp chất hữu cơ phải viết dưới dạng công thức cấu tạo thu gọn).

2) Cho các chất rắn X,Y,Z,T là những chất chưa biết trong số các hợp chất sau: CuSO4, BaSO4, NH4Cl, CuCl2, BaCO3, MgCl2, Na2CO3, (NH4)2SO4. Để biết được chúng là những hợp chất nào trong số các chất đã cho, người ta đã thực hiện thí nghiệm nhận biết các chất X, Y, Z,T và các hiện tượng quan sát được thống kê theo bảng sau:

Ảnh 2

Xác định các chất X, Y, Z, T và viết các phương trình hóa học xảy ra trong thí nghiệm trên.

Câu 2: (4.0)

1) Trong phản ứng hóa học có chất rắn tham gia, nếu điện tích tiếp xúc các chất càng lớn thì các chất phản ứng với nhau càng nhanh. Để minh họa cho quy luật đó, người ta thực hiện hai thí nghiệm sau ở cùng nhiệt độ:

- Thí nghiệm 1: Cho m gam kẽm hạt vào V ml dung dịch HCl a mol/l (lấy dư)

- Thí nghiệm 2: Cho m gam bột kẽm vào V ml dung dịch HCl a mol/l (lấy dư)

a) Hãy viết phương trình hóa học xảy ra và cho biết thí nghiệm nào khí hidro thoát ra nhanh hơn. Giải thích.

b) Khi phản ứng ở hai thí nghiệm trên đều xảy ra hoàn toàn, hãy so sánh thể tích khí hidro thoát ra (đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Giải thích.

2) Hòa tan hoàn toàn 0.2 mol CuO bằng một lượng dung dịch vừa đủ H2SO4 20% đun nóng. Dung dịch sau phản ứng được làm nguội đến 20 Độ C để kết tinh muối. Tính khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O đã tách ra khỏi dung dịch, biết rằng độ tan của CuSO4 ở 20 Độ C là 20.7 gam

Câu 3: (4.0)

1) Khi làm một số loại bánh dân gian, người ta thường trộn thêm hợp chất A vào nguyên liệu. Biết:

-A có thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố như sau: 15.9% cacbon; 6.33% hidro; 17.72% Nito và còn lại là oxi

- A tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 theo sơ đồ phản ứng:

Ảnh 4

a) Xác định công thức phân tử và gọi tên A.

b) Mục đích của việc trộn chất A vào nguyên liệu làm bánh là gì? Viết phương trình hóa học xảy ra.

2) Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ khoảng 2-5%, thường được điều chế bằng phương pháp lên men truyền thống từ rượu etylic ở nhiệt độ 25-30 Độ C. Lấy 4.6 lít rượu etylic 14 Độ lên men với hiệu suất đạt 30% người ta thu được dung dịch giấm ăn. Xác định nồng độ phần trăm của axit axetic trong giấm ăn vừa được điều chế. Biết rằng D(C2H5OH) =0.8g/ml và D(H2O)=1,0g/ml.

File tải trọn bộ đáp án kèm hướng dẫn giải chi tiết đề thi học sinh giỏi môn Hóa 2018 Đồng Tháp:

Theo dõi trang chúng tôi để cập nhật nhanh nhất đề thi học sinh giỏi kèm hưỡng dẫn giải chi tiết các tỉnh thành trên toàn quốc Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa...Chúc các bạn thành công!

Đánh giá bài viết
3.0
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status