Logo

Đáp án bộ đề thi khảo sát đầu năm lớp 8 môn Văn năm học 2022-2023 Phần 2

Tổng hợp 2 đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 8 môn Văn năm 2022 có đáp án Phần 2 được sưu tầm và tuyển chọn dành cho học sinh lớp 8 tham khảo, luyện giải đề KSCL hiệu quả nhất.
4.4
5 lượt đánh giá

Bước vào năm học mới đồng nghĩa với việc các kỳ thi kiểm tra chất lượng đầu vào sẽ diễn ra nhằm đánh giá sơ bộ năng lực của các em, từ đó có định hướng phân lớp và học tập phù hợp nhất. 

Để phục vụ ôn thi chất lượng đầu năm, chúng tôi xin giới thiệu 2 đề thi khảo sát đầu năm lớp 8 môn Văn năm 2022 Phần 2 có đáp án từ hệ thống đề thi để giúp các em ôn luyện hiệu quả. Mời các bạn tham khảo chi tiết dưới đây.

Tham khảo thêm:

Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 8 môn Văn năm 2022

Mời quý thầy cô và các em theo dõi chi tiết dưới đây:

Đề thi khảo sát đầu năm lớp 8 môn Văn năm học 2022-2023 - Đề số 1

Câu 1: (1 điểm)

Hãy nêu những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác Hồ?

Câu 2: (1 điểm)

Trong văn bản “Sống chết mặc bay” Phạm Duy Tốn đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào để vạch trần bản chất “lòng lang dạ sói” của tên quan phụ mẫu trước sinh mạng của người dân? Qua cảnh đắp đê, đê vỡ, đánh tổ tôm và ù to, em hãy khái quát giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện ngắn.

Câu 3 (2 điểm)

Chuyển đổi mỗi câu chủ động sau thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau.

a. Các kiến trúc sư xây dựng ngôi nhà này trong 3 năm.

b. Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài : Hãy giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”.

Đáp án chi tiết đề số 1:

Đáp án

Biểu điểm

Văn

Câu 1

 

 

 

 

 

 

 

Câu 2

+ Những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác Hồ :

- Ở: nhà sàn đơn sơ. Trong bữa ăn rất đạm bạc, dân dã, đời thường.

- Cách làm việc: suốt đời, suốt ngày.

- Trong cách nói và viết: câu nói ngắn gọn, dễ hiểu và có ý nghĩa sâu xa.

=> Cuộc sống giản dị, thanh bạch, tao nhã, suốt đời vì dân, vì nước.

+ Trong văn bản “Sống chết mặc bay” Phạm Duy Tốn đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc sắc:

- Tương phản.

- Tăng cấp.

- Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập gay gắt và hoàn toàn giữa cuộc sống của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại tiêu biểu là tên quan phụ mẫu lòng lang dạ thú trước sinh mạng của người dân.

- Giá trị nhân đạo: Đó là sự cảm thông sâu sắc của tác giả trước cảnh nhân dân hộ đê vô cùng vất vả và cảnh nhân dân điêu linh sau khi đê vỡ .

(0,25 điểm)

(0,25 điểm)

 

(0,25 điểm)

 

(0,25 điểm)

(0,25 điểm)

(0,25 điểm)

 

 

 

 

 

 

Câu 3

 

 

a. Các kiến trúc sư xây dựng ngôi nhà này trong 3 năm.

- Cách 1: Ngôi nhà này được các kiến trúc sư xây dựng trong 3 năm.

- Cách 2: Ngôi nhà này xây dựng trong 3 năm.

b. Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.

- Cách 1: Một lá cờ đại được (người ta) dựng ở giữa sân.

- Cách 2: Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.

 

 

(0,5điểm)

 

(0,5điểm)

 

(0,5điểm)

(0,5điểm)

 

 

 

Tập làm văn

a. Mở bài :

- Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích.

- Đặt vấn đề: Vậy cần học tập như thế nào? Giới thiệu và trích dẫn lời khuyên của Lê-nin.

b. Thân bài:

* “Học, học nữa, học mãi” nghĩa là như thế nào?

- Lời khuyên ngắn gọn như một khẩu hiệu thúc giục mỗi người học tập.

Lời khuyên chia thành ba ý mang tính tăng cấp:

+ Học: Thúc giục con người bắt đầu công việc học tập, tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức.

+ Học nữa: Vế trước đã thúc giục ta bắt đầu học tập, vế thứ hai thúc giục ta tiếp tục học tập, học nữa mang hàm ý là đã học rồi, nhưng cần tiếp tục học thêm nữa.

+ Học mãi: Vế thứ ba khẳng định một vấn đề quan trọng về công việc học tập. Học tập là công việc suốt đời, mãi mãi, con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi mình đã có được một vị trí nhất định trong xã hội.

*Tại sao phải “ Học, học nữa, học mãi” ?

- Bởi học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội.

- Bởi xã hội luôn luôn vận động, cái mới luôn được sinh ra, nếu không chịu khó học hỏi, ta sẽ nhanh chóng lạc hậu về kiến thức.

- Bởi cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém họ, tự làm mất đi vị trí của mình trong cuộc sống.

Học ở đâu và học như thế nào?

- Học trên lớp, trong sách vở, học ở thầy cô, bạn bè, cuộc sống...

- Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường, ta vẫn có thể học thêm trong sách vở, trong cuộc sống, trong công việc....

- Có thể học trong lúc làm việc, trong lúc nhàn rỗi...

Liên hệ: Bản thân và bạn bè đã và đang vận dụng câu nói của Lê-nin ra sao (không ngừng học tập, học lẫn nhau, tìm sách vở bổ trợ...)

c. Kết bài:

- Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ trong lời khuyên của Lê-nin: đó là lời khuyên đúng đắn và có ích đối với mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chúng ta.

(0.5 điểm)

 

(0.5 điểm)

 

(0.25 điểm)

 

(0.5 điểm)

(0.5 điểm)

 

 

 

(0.5 điểm)

 

(0.25 điểm)

 

(0.5 điểm)

(0.5 điểm)

(0.25 điểm)

 

(0.25 điểm)

(0.5 điểm)

 

 

 

 

(1.0 điểm)

Đề KSCL đầu năm môn Ngữ Văn 8 năm 2022 - Đề số 2​​​​​​​

I. Đọc hiểu văn bản (5đ):

Câu 1 (2,5đ): Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son

a. Bài thơ này có tên là gì? Của tác giả nào? (0,5đ)

b. Nêu nội dung chính của bài thơ. (1đ)

c. Tìm thêm 02 bài ca dao bắt đầu bằng “Thân em”. (1đ)

Câu 2 (2,5đ): Thế nào là câu đặc biệt? Viết một câu chuyện ngắn trong đó có sử dụng câu đặc biệt.

II. Tập làm văn (5đ):

Chứng minh rằng mỗi chúng ta đều cần thực hành tốt lối sống tiết kiệm.

Đáp án chi tiết đề số 2:

Câu 1 (2,5đ):

a. Bài thơ tên: “Bánh trôi nước” của tác giả Hồ Xuân Hương.

b. Nội dung chính của bài thơ: ca ngợi vẻ đẹp, đức tính và phẩm chất của người phụ nữ xưa đồng thời thể hiện lòng thương mến, đồng cảm sâu sắc trước số phận của họ.

c. Học sinh tự tìm 2 bài ca dao có bắt đầu bằng thân em.

Câu 2 (2đ):

Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.

Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào các gợi ý sau:

  • Cốt truyện em lựa chọn là gì?
  • Câu đặc biệt đặt ở đâu?
  • Lưu ý: câu chuyện có mở đầu, diễn biến và kết thúc rõ ràng, rành mạch.

II. Tập làm văn (5đ):

Dàn ý chứng minh mỗi chúng ta đều cần thực hành tốt lối sống tiết kiệm

1. Mở bài

Giới thiệu về tầm quan trọng của lối sống tiết kiệm.

2. Thân bài

a. Giải thích

Tiết kiệm là khái niệm chỉ cách chi tiêu hợp lí, không lãng phí tiền bạc vào những thứ không thực sự cần thiết.

→ Lối sống tiết kiệm là lối sống tích cực cho mọi người và trong mọi hoàn cảnh mà mỗi người nên gây dựng và duy trì bền lâu.

b. Chứng minh tầm quan trọng của lối sống tiết kiệm

Đối với bản thân

  • Lối sống tiết kiệm giúp mỗi người có một vốn tích lũy lâu dài để phòng trừ những trường hợp bất ngờ, những tai ương ập đến đột ngột. Việc tích lũy tiền bạc bằng lối sống tiết kiệm giúp chúng ta có thể vượt qua những khó khăn đó mà không cần đi vay mượn của người khác.
  • Lối sống tiết kiệm cũng giúp ta tránh xa tệ nạn cho vay nặng lãi để không phải hối hận về sau.
  • Tiết kiệm là biểu hiện của một nhân cách đẹp: không xa hoa, không đua đòi theo xu hướng → thể hiện của lối sống văn hóa và khoa học.

Đối với xã hội

  • Khi mọi người đều có ý thức tiết kiệm thì xã hội sẽ phát triển hơn.
  • Cộng đồng biết sống tiết kiệm là cộng đồng biết đùm bọc lẫn nhau. Khi chúng ta tiết kiệm điện, nước… tức là người khác có thêm nguồn nguyên liệu, năng lượng đó cho cuộc sống.

c. Mở rộng

Khái niệm tiết kiệm không chỉ đi kèm với những giá trị của cải vật chất mà còn là tiết kiệm thời gian, tiết kiệm sức lao động,…

Tiết kiệm không có nghĩa là keo kiệt, bủn xỉn, ki bo.

3. Kết bài

Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề và liên hệ bản thân.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đáp án bộ đề thi khảo sát đầu năm lớp 8 môn Văn năm 2022 Phần 2 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
4.4
5 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status