Chúng tôi xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 12 và quý thầy cô giáo đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông môn Sử năm học 2020-2021 gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết nhằm giúp các em củng cố kiến thức và luyện giải đề hiệu quả, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp cấp 3 cũng như thi đại học sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo.
Câu 1: Ý nào sau đây phản ánh không đúng nhất nguyên nhân dẫn đến bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp?
A. Pháp gửi tối hậu thư buộc ta phải đầu hàng.
B. Hội nghị Phôngtennơblô thất bại.
C. Được Mỹ giúp sức, thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược nước ta.
D. Những hành động phá hoại hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946) của thực dân Pháp.
Câu 2: “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ...”. Đoạn trích này được trích trong
A. Chỉ thị “toàn dân kháng chiến” của ban thường vụ Trung ương Đảng.
B. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng bí thư Trường Trinh.
C. “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
D. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 3: Từ cuộc đấu tranh ngoại giao của ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay?
A. Nhân nhượng với kẻ thù.
B. Cứng rắn về sách lược, mềm dẻo về nguyên tắc.
C. Luôn mềm dẻo trong đấu tranh.
D. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.
Câu 4: Kết quả lớn nhất mà quân dân ta đạt được trong chiến dịch Biên giới thu - đông (1950) là
A. Ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
B. Khai thông biên giới Việt - Trung với chiều dài 750 km.
C. Nối liền căn cứ địa Việt Bắc với đồng bằng liên khu III, IV.
D. Tiêu diệt nhiều sinh lực địch.
Câu 5: Sự kiện được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô của Mỹ là
A. Sự ra đời của học thuyết Truman B. Sự ra đời của khối quân sự SEATO.
C. Sự ra đời của khối quân sự NATO. D. Sự ra đời của kế hoạch Mácsan.
Câu 6: Thủ đoạn nào của Mỹ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” đã gây bất lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta?
A. Quân Mỹ và quân đồng minh rút dần khỏi chiến tranh để giảm bớt xương máu của người Mỹ trên chiến trường.
B. Thực hiện âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt”.
C. Lợi dụng mâu thuẫn Trung - Xô để thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô.
D. Đưa quân viễn chinh Mỹ và quân đồng minh Mỹ vào miền Nam Việt Nam.
Câu 7: Điểm khác biệt trong đường lối đổi mới của Liên Xô so với Việt Nam là
A. Kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin. B. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
C. Đa nguyên, đa đảng chính trị. D. Đổi mới toàn diện và đồng bộ.
Câu 8: Ý nào dưới đây không phải là kết quả cuộc nội chiến giữa Đảng cộng sản và Quốc dân Đảng Trung Quốc?
A. Toàn bộ lục địa Trung Quốc được giải phóng.
B. Hai bên thỏa thuận về việc ngừng bắn và phân chia vùng cai quản.
C. Lực lượng quốc dân Đảng thất bại, phải rút chạy sang Đài Loan.
D. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.
Câu 9: Âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bị phá sản hoàn toàn bởi chiến thắng nào của ta?
A. Chiến dịch đông - xuân (1953 – 1954). B. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
C. Chiến dịch Biên giới thu - đông (1950). D. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947).
Câu 10: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, nền kinh tế Việt Nam
A. phát triển mạnh mẽ, mang tính độc lập, tự chủ.
B. phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn, lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.
C. vừa phát triển mạnh mẽ, vừa bị lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.
D. phát triển mạnh và cạnh tranh khốc liệt với nền kinh tế Pháp.
Câu 11: Vì sao việc Mỹ thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô lại gây bất lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta?
A. Liên Xô, Trung Quốc đứng về phía Mỹ, ngăn cản cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
B. Hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
C. Lôi kéo Liên Xô, Trung Quốc, ủng hộ Mỹ trong cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán Paris.
D. Hạn chế con đường liên lạc quốc tế của ta với các nước Á, Phi, Mĩ - La tinh.
Câu 12: Hậu quả nghiêm trọng nhất của chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp - Nhật đối với nhân dân ta là
A. Nền kinh tế bị tổn hại nghiêm trọng.
B. Nhân dân ta phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”.
C. Làm cho gần hai triệu đồng bào ta chết đói.
D. Đời sống của giai cấp công nhân và nông dân gặp khó khăn cùng cực.
Câu 13: Sự khác biệt căn bản giữa chiến tranh lạnh với các cuộc chiến tranh thế giới diễn ra trong thế kỷ XX là
A. Chiến tranh lạnh chỉ diễn ra cuộc chạy đua vũ trang giữa hai cường quốc Xô - Mỹ.
B. Chiến tranh lạnh diễn ra trên mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng, ngoại trừ sự xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa hai siêu cường Xô Mỹ.
C. Chiến tranh lạnh diễn ra trên mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng, đến xung đột quân sự trực tiếp giữa hai siêu cường Xô - Mỹ.
D. Chiến tranh lạnh làm cho thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng.
Câu 14: Chính quyền dân chủ nhân dân đầu tiên của nhân dân ta là
A. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
B. Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
C. Xô Viết Nghệ - Tĩnh.
D. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.
Câu 15: Đến cuối thập kỷ 90 của thế kỉ XX, tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh là
A. Liên Hợp Quốc B. ASEAN C. Liên minh châu Âu D. APEC
(Nội dung còn tiếp... Mời các bạn xem full ở file tải về)
Đáp án 40 câu trắc nghiệm Lịch sử thi thử tốt nghiệp THPT Năm 2020 số 1
Mời các bạn xem chi tiết nội dung câu hỏi của đề thi cùng đáp án và hướng dẫn giải cực chi tiết tại file tải định dạng word và pdf ngay ở đường dẫn dưới đây hoàn toàn miễn phí.
Trên đây là nội dung Full 40 câu hỏi trắc nghiệm trong đề thi thử môn Lịch sử giúp các em ôn thi tốt nghiệp THPT năm học 2020-2021 hiệu quả nhất. Ngoài ra các bạn còn có thể tham khảo thêm nội dung các bộ đề thi thử môn khác được cập nhật liên tục và mới nhất tại chuyên trang của chúng tôi.