Đáp án mới nhất của Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2020 môn Văn lần thứ 2 của trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển (thuộc tỉnh Cà Mau) được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu miễn phí dành cho các em học sinh 12 tham khảo.
Đề minh họa thi THPT quốc gia 2020 môn Văn của bộ giáo dục lần 2 có lời giải
Bộ đề thi thử THPT quốc gia 2020 Ngữ Văn sở GD Quảng Trị
Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn trường chuyên Trần Phú lần 1
Chi tiết đề thi như sau:
I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:
(1) ... Với lợi thế của người đi sau, chúng ta đã nhìn rõ những cơ hội và thách thức trong các tổ chức hợp tác với các nước láng giềng, khu vực và tổ chức toàn cầu như APEC, đặc biệt là WTO. Với vị thế và thương hiệu mới, lập tức nền kinh tế đất nước đã có những tín hiệu chuyển động mạnh mẽ...Nhịp điệu mới, tốc độ mới có thể sẽ đạt được cao hơn mục tiêu đề ra, thậm chí ở một số khu vực, bộ phận có thể trở thành nóng.
(2) Với “lợi thế người đi sau”, chủng ta ứng phó, giải quyết thế nào với tốc độ nóng của phát triển để thực hiện đúng mục tiêu phát triển nhanh và bền vững? Thực tế cho thấy, trong những năm qua, với tốc độ tăng trưởng chỉ trên 7% hàng năm nhưng quá nhiều vấn đề tiêu cực của kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường xảy ra. Sự nóng lên khá đột ngột của thị trường chứng khoản cho đến thời điểm này nói chung vẫn làtín hiệu tích cực về kinh tế nhưng về xã hội, những biểu hiện không thuận đã nhìn thấy được trong hiệu ứng nới rộng khoảng cách giàu-nghèo. Cùng với biểu hiện không thuận này, những tệ nạn đầu cơ, buôn lậu, gian lận thương mại, quan liêu, tham nhũng đang hoành hành đã làm cho một bộ phận xã hội giàu nhanh hẳn lên, cả chính đáng và không chính đáng, về hình thức dân giàu thì nước mạnh nhưng dân giàu mà không minh bạch, không kiếm soát được, không huy động được sự giàu có trong dân vào mục đích chung phát triển kinh tế-xã hội thì lại có tác động ngược lại (...)
(3) Thực tế đất nước hiện nay cũng đã nóng lên với rất nhiều báo động về sự trì trệ, lạc hậu của lề lối hành chính, về sự yếu kém đầy rủi ro trong giao thông, sự lạc hậu gắn với nhiều căn bệnh trong giáo dục, y tế, những báo động của ô nhiễm môi trường từ thành thị đến nông thôn, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên rừng, sông suối và biển...
(4) Từ “lợi thế người đi sau”, chủng ta không chỉ học người ở cách làm giàu mà luôn phải tỉnh táo lường định trước, phải đầu tư nghiên cứu học hỏi để đề ra những biện pháp hữu hiệu phòng và chống, ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục những tiêu cực, rủi ro, đỗ vỡ trong cả kinh tế, xã hội và văn hóa.
(Nguyễn Mạnh - báo Quân đội nhân dân 03/03/2007)
Câu 1: Văn bản trên được viết bằng thao tác lập luận nào?.
Câu 2: Căn cứ vào nội dung đoạn văn và hiểu biết thực tế, anh/ chị hãy giải thích thế nào là “lợi thế người đi sau”?
Câu 3: Đọc kĩ đoạn văn (2) và cho biết đoạn văn được viết theo phương thức nào?
Câu 4: Bài học mà anh/chị rút ra được khi nhìn nhận những thuận lợi và thách thức trong “Lợi thế người đi sau”?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) thể hiện suy nghĩ của anh/chị về vai trò của tinh thần học hỏi trong bối cảnh của sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế - xã hội hiện nay.
Câu 2. (5,0 điểm)
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương
(Trích “Sóng” – Xuân Quỳnh - Ngữ văn 12 -Tập 1 – NXB Giáo dục 2008 – Trang 155, 156)
Cảm nhận về những cung bậc cảm xúc của người phụ nữ khi yêu qua đoạn thơ trên.
--- Hết ---
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.Giám thị không giải thích gì thêm.
I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)
Câu 1.
Thao tác lập luận: phân tích
Câu 2.
Học sinh cần đọc kĩ văn bản kết hợp cùng hiểu biết thực tế về đời sống kinh tế - xã hội hiện nay để trả lời.
Lợi thế người đi sau: chỉ những thuận lợi, những bài học bổ ích có được dựa trên sự học hỏi kinh nghiệm thành công và thất bại của những người làm trước hoặc những công ty, những quốc gia phát triển trước.
Câu 3.
Đoạn văn được viết theo phương thức diễn dịch (câu chủ đề nằm ở đầu của đoạn văn
Câu 4.
Học sinh có thể đưa ra quan điểm riêng của bản thân, cần đảm bảo tính logic và hợp lí. Gợi ý:
- Cần nỗ lực cố gắng phát triển để tận dụng những kinh nghiệm của lợi thế người đi sau.
- Cần cân đối giữa việc phát triển kinh tế - xã hội với sự ổn định của an ninh, trật tự xã hội.
- Mỗi người dân cần có ý thức đóng góp vào mục đích chung là phát triển kinh tế xã hội.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0,25 điểm)
Có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách: diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành...
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận(0,25 điểm)
Vai trò, giá trị của tinh thần học hỏi đặt trong bối cảnh kinh tế xã hội đang có sự phát triển mạnh mẽ.
c. Triển khai vấn đề nghị luận (1,0 điểm):
Có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được vai trò quan trọng của tinh thần học hỏi trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế xã hội.
Có thể theo hướng sau:
- Giải thích: Học hỏi là quá trình tiếp thu tri thức từ sách vở, từ cuộc sống, từ các mối quan hệ, từ những người xung quanh. Quá trình học hỏi diễn ra lâu dài, bền bỉ.
Đời sống xã hội, nền kinh tế hiện nay đều đang trong quá trình tăng trưởng mạnh mẽ, tạo ra nhiều cơ hội và cũng nhiều thách thức. Tinh thần học hỏi có vai trò vô cùng quan trọng, cần thiết, giúp mỗi người thích nghi với sự phát triển của xã hội, tận dụng cơ hội. để phát triển cá nhân cũng như góp phần vào sự ổn định và phồn thịnh của cộng đồng. Học phải đi đôi với hỏi để biến tri thức thực sự thành của mình chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động.
- Nếu không chịu học hỏi thì sớm muộn cũng sẽ tụt hậu và bị đào thải khỏi xã hội hiện đại.
- Liên hệ, rút ra bài học thiết thực cho bản thân: không ngừng học hỏi, chuẩn bị hành trang cho tương
d. Chính tả, ngữ pháp:
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
e. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
Câu 2.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: đủ mở bài, thân bài, kết bài, thân bài có phân đoạn rõ ràng theo từng luận điểm phù hợp.
b. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận (những cung bậc cảm xúc của người phụ nữ khi yêu).
c.Những cung bậc cảm xúc của người phụ nữ khi yêu:
+ Luôn nhớ nhung người yêu tha thiết.
+ Thủy chung/ luôn hướng về người yêu.
+ Nghệ thuật (phân tích chung với nội dung): diễn đạt sáng tạo, đối lập...
d. Đánh giá chung:
+ Chúng ta hiểu, trân trọng và yêu quý hơn người phụ nữ.
+ Hình tượng nghệ thuật quen thuộc nhưng phù hợp, giọng điệu tâm tình, giãi bày tha thiết
d. Chính tả, ngữ pháp:
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
Xem thêm Đề thi thử môn Văn THPT Quốc gia 2020 trường Đồng Đậu lần 2