Logo

Đề thi thử môn Văn THPT Quốc gia 2022 THPT Yên Định 1 - Thanh Hóa

Cập nhật mới nhất đề thi thử môn Văn THPT Quốc gia 2022 trường THPT Yên Định 1 - Thanh Hóa từ hệ thống đề thi, đề thi của trường. Hỗ trợ các em học sinh ôn luyện giải đề đạt hiệu quả nhất.
1.8
49 lượt đánh giá

Nhằm đáp ứng nhu cầu ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT tốt nhất, chúng tôi xin giới thiệu đến các em học sinh và quý thầy cô bộ đề thi thử môn Văn 2022 THPT Quốc gia  của trường THPT Yên Định 1 tỉnh Thanh Hóa biên soạn chính thức.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia 2022 môn Ngữ văn của trường THPT Yên Định 1, tỉnh Thanh Hóa được trình bày chi tiết và hỗ trợ file tải về định dạng pdf đầy đủ dưới đây giúp các em làm quen và nắm vững kiến thức trọng tâm cũng như phương pháp giải các loại đề thi thử đại học môn Văn tốt nhất.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn 2022 trường THPT Yên Định 1 - Thanh Hóa

Đề thi gồm 2 phần Đọc hiểu và Làm văn, thí sinh làm bài trong thời gian 120 phút.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn 2022 trường THPT Yên Định 1 - Thanh Hóa

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn 2022 trường THPT Yên Định 1 - Thanh Hóa

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Chim xòe quạt

Xòe quạt ra và hót

Mê mẩn và đắm say

Buổi sáng nào cũng như là buổi sáng đẹp nhất

Dù hôm qua vừa bị những con chim săn mồi vồ trật

Dù hôm qua vừa bị những viên đạn bắn trượt

Dù hôm qua vừa thoát ra khỏi một tấm lưới

Dù ngoài kia rất nhiều chiếc lồng không đang hau háu nhìn lên

 

Xòe Quạt ơi

Xòe Quạt

Sống giữa bao nhiêu kẻ thù

Sống giữa bao nhiêu nguy hiểm bủa vây rình rập

Mày vẫn thanh thản sống

Mày vẫn hót say sưa

Có thể chết bất cứ lúc nào

Có thể bị nhốt bất cứ lúc nào

Nhưng không hề lẩn trốn

Không hề đánh mất mình

Dù một giây mình sống.

(“Chim xòe quạt”, Nguyễn Minh Khiêm, vannghequandoi.com.vn, ngày 19/11/2019)

 

Câu 1. (0.5 điểm): Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? 

Câu 2. (0,75 điểm): Theo văn bản, có thể hôm qua chim xòe quạt phải đối diện với những hiểm nguy nào? 

Câu 3. (1,0 điểm): Anh (chị) hiểu như thế nào về ý nghĩa nội dung của đoạn thơ sau:

"Sống giữa bao nhiêu kẻ thù

Sống giữa bao nhiêu nguy hiểm bùa vậy rình rập

Mày vẫn thanh thản sống

Mày vẫn hót say sưa" 

Câu 4. (0.75 điểm): Anh (chị) có đồng tình với quan điểm “không đánh mất mình, dù một giây mình sống” không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

Câu 1. (2.0 điểm)

Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh chị về ý nghĩa của suy nghĩ tích cực trong đời sống con người.

Câu 2. (5.0 điểm)

“Hình như trong khoảnh khắc chùng lại của sông nước ấy, sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Đã nhiều lần tôi thất vọng khi nghe nhạc Huế giữa ban ngày, hoặc trên sân khấu nhà hát. Quả đúng như vậy, toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này, trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bám âm của những mái chèo khuya. Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên quãng sông này, với một phiến trăng sầu. Và từ đó, những bản đàn đã đi suốt đời Kiều. Tôi đã chứng kiến một người nghệ nhân già, chơi đàn hết nửa thế kỷ, một buổi tối ngồi nghe con gái đọc Kiều: “Trong như tiếng hạc bay qua - Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”... Đến câu ấy, người nghệ nhân chợt nhổm dậy vỗ đùi, chỉ vào trang sách Nguyễn Du mà thốt lên: “Đó chính là Tứ đại cảnh!”

Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ. Và rồi, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ. Đối với Huế, nơi đây chính là chỗ chia tay dõi xa ngoài mười dặm trường đình. Riêng với sông Hương, vốn đang xuôi chảy giữa cánh đồng phù sa êm ái của nó, khúc quanh này thực bất ngờ biết bao. Có một cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống con người ở đây; và để nhân cách hoá nó lên, tôi gọi đây là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, ở ngã rẽ này, sông Hương đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả: “Còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ...”. Lời thề ấy vang vọng khắp lưu vực sông Hương thành giọng hò dân gian; ấy là tấm lòng người dân nơi Châu Hoá xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở.”

(Trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, Hoàng Phủ Ngọc Tường, SGK Ngữ văn 12 Tập 1, NXB Giáo Dục 2008, tr 200, 2001)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, anh (chị) hãy nhận xét về nét tài hoa trong bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2022 THPT Yên Định 1 - Thanh Hóa

Đáp án chính thức được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi, Hướng dẫn giải được biên soạn chi tiết kèm phương pháp giải cụ thể, khoa học dễ dàng áp dụng với các dạng bài tập tương tự từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ôn luyện thi các cấp. Hỗ trợ các em hiểu sâu vấn đề để quá trình ôn tập diễn ra thuận lợi nhất.

Nội dung sớm được cập nhật. Các bạn nhớ f5 liên tục để xem thông tin mới nhất

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đề thi thử Văn THPT Quốc gia năm 2022 trường THPT Yên Định 1 - Thanh Hóa có lời giải chi tiết, đây đủ nhất file tải PDF hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
1.8
49 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status