Logo

Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn năm 2020-2021 - Đề số 1 [Có đáp án]

Đề thi thử tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2020-2021 có lời giải chi tiết, được chúng tôi cập nhật mới nhất từ hệ thống kho đề thi, đề kiểm tra tuyển sinh lớp 10. Hỗ trợ học sinh ôn luyện hiệu quả
2.9
16 lượt đánh giá

Chúng tôi sưu tầm và giới thiệu các em tài liệu đề thi tuyển sinh môn Ngữ Văn vào lớp 10 năm 2020-2021 (Đề số 1) có lời giải đi kèm, từ hệ thống kho đề thi tuyển sinh vào lớp 10 trên cả nước. Nhằm giúp các em ôn tập, rèn luyện giải các dạng đề thi khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi chuyển cấp quan trọng của các em học sinh lớp 9.

Tham khảo thêm một số đề thi thử vào lớp 10 môn học khác:

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm học 2020 – 2021 (Đề 1)

Phần 1 (4 điểm): Đọc hiểu văn bản

Cho đoạn trích sau:

“... Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một - hòa nhé!” Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.”

(Ngữ văn 9, tập một)

Câu 1 (0,5đ): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai?

Câu 2 (1đ): Lời tâm sự của nhân vật trong đoạn trích giúp em có cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp tâm hồn anh?

Câu 3 (0,5đ): Nếu xét theo mục đích nói, câu văn “Không, không, đừng vẽ cháu!” thuộc kiểu câu gì? Vì sao?

Câu 4 (2đ): Các câu văn “Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu cho bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn” thể hiện đức tính khiêm tốn đáng quý. Từ đó em có suy nghĩ gì về lòng khiêm tốn. (Trình bày bằng đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi.)

Phần 2 (6 điểm): Làm văn

Từ xưa đến nay, trăng luôn là nguồn cảm hứng vô tận của thi ca. Trong bài thơ “Ánh trăng”, nhà thơ Nguyễn Duy viết:

“Từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường”

Câu 1 (1đ): Nêu ý nghĩa nhan đề của bài thơ.

Câu 2 (1đ): Trong bài thơ, tác giả cũng viết “hồi chiến tranh ở rừng/ vầng trăng thành tri kỉ.” Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được dùng trong hai câu thơ trên và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.

Câu 3 (0,5đ): Hãy chép chính xác câu thơ có chứa hình ảnh ánh trăng trong một bài thơ thuộc chương trình Ngữ văn 9 - tập một và nêu tác giả.

Câu 4 (3,5đ): Hãy viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên, trong đoạn văn có sử dụng phép thế và thành phần phụ chú. (Gạch chân dưới từ ngữ dùng làm phép thế và câu văn có chứa thành phần phụ chú)

Đáp án đề thi thử tuyển sinh lớp 10 môn văn (đề số 1)

Phần I. Đọc hiểu văn bản (4đ):

Câu 1 (0,5đ):

Đoạn văn trên được trích từ văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của tác giả Nguyễn Thành Long.

Câu 2 (1đ):

Lời tâm sự của anh thanh niên cho thấy anh là người vui vẻ và là một người yêu nước, nỗ lực hết sức mình để nước nhà giành lại độc lập.

Câu 3 (0,5đ):

Nếu xét theo mục đích nói, câu văn trên thuộc câu phủ định vì nó thể hiện lời từ chối của anh thanh niên.

Câu 4 (2đ):

Học sinh hình thành đoạn văn dựa trên các tiêu chí sau:

• Giải thích được thế nào là khiêm tốn (khiêm tốn là không đề cao bản thân, coi những giá trị, những thành tựu mình đạt được là nhỏ bé… để từ đó học hỏi, trau dồi nhiều hơn…)

• Biểu hiện của tính khiêm tốn (không khoe khoang, kể lể…)

• Dẫn chứng minh họa

• Liên hệ bản thân

Phần II. Làm văn (6đ):

Câu 1 (1đ):

Ý nghĩa nhan đề của bài thơ:

• Ánh trăng là hình ảnh tả thực

• Ánh trăng là người bạn tri kỉ, in sâu vào phần kí ức của tác giả.

Câu 2 (1đ):

Biện pháp tu từ: nhân hóa (coi ánh trăng như người bạn tri kỉ)

Tác dụng: tăng tính biểu cảm cho câu thơ, làm cho ánh trăng thêm gần gũi với con người.

Câu 3 (0,5đ):

Câu thơ có chứa hình ảnh ánh trăng: “Đầu súng trăng treo.” của tác giả Chính Hữu.

Câu 4 (3,5đ):

Học sinh hình thành đoạn văn dựa trên các gợi ý sau:

• Phân tích 4 câu thơ: sự thờ ơ của người chiến sĩ khi về thành phố đối với người bạn tri kỉ (ánh trăng) khi nhìn thấy nhau như người dưng ngược lối không quen biết.

• Sử dụng thành phần phụ chú thích hợp và phép thế, giáo viên xem xét hợp lí vẫn cho điểm.

• Câu cuối đoạn văn là câu chủ đề bao quát nội dung cả đoạn để đảm bảo đoạn văn hình thành theo cách quy nạp. (VD: Bốn câu thơ khắc họa rõ nét sự thờ ơ của người chiến sĩ với người bạn tri kỉ.)

File tải miễn phí đề thi thử môn ngữ văn vào lớp 10 - Đề số 1:

CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây đề thi thử tuyển sinh 10 môn văn - đề số 1 năm 2021, hỗ trợ tải file word, file pdf hoàn toàn miễn phí.

Tham khảo thêm đề thi thử vào lớp 10 khác:

Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn ngữ văn khác được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.

Đánh giá bài viết
2.9
16 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status